Nghe sinh viên kể khổ tháng “củ mật”

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
Phụ huynh tất bật lo mua sắm, sửa nhà đón Tết, đau đầu vì quyết toán công việc cuối năm... học sinh, sinh viên cũng đang khốn đốn, kêu trời vì tháng “củ mật”!
Bài ca "tiền... tiền"


Tháng cuối năm, sinh viên cũng đau đầu vì chuyện thiếu thốn tiền tiêu. Thanh Lan trường ĐH Tài nguyên và môi trưởng kể: “Đi đến đâu tớ cũng thấy các bạn nói chuyện tiền nong cuối năm khó khăn, ai cũng rỗng túi. Đúng là dịp này thì tiền tiêu như nước vậy. Gần Tết, đi chợ cái gì cũng tăng, lại sắp được về quê nên cũng thèm mua sắm lấy cái quần cái áo, rồi tụ họp bạn bè tất niên, chia tay nhau trước khi về nghỉ Tết... thôi thì đủ các khoản cần đến tiền”.


Bạn Nguyễn Thị Thanh, Học viện Ngân Hàng cũng đau đầu vì chuyện mua sắm đồ Tết: “Nghỉ Tết mình cũng muốn đi ra chợ mua chút ít quà mang về quê. Thế mà chỉ đi chợ một buổi chiều, đã tiêu đến cả gần triệu bạc mà vẫn thòm thèm mua thêm. Tớ cũng chỉ mua cho các em mấy cái áo mới, sắm cho mẹ tớ cái khăn và mua cho mình cái áo thôi mà đã hết nhẵn tiền”.


Các điểm cầm đồ dịp cuối năm cũng làm ăn khá khẩm hơn rất nhiều nhờ cảnh sinh viên hết tiền. Một nam sinh trường Bách khoa kể: “Dạo này đám bạn thân cũng hay tụ hội, thi xong rồi nên tớ hết sạch cả tiền. Hôm qua bí quá, tớ phải mang cầm cả cái quạt điện mùa hè, quạt to, xịn cầm được 200 nghìn. Chẳng may không chuộc lại được thì cũng đành chịu thôi. Có bạn muốn mang ít tiền về quê tiêu Tết nên còn cầm cả cái thẻ sinh viên luôn ấy”.

120203HDcumat01.jpg

Cầm đồ online ngày Tết.


Xóm trọ tháng “củ mật” hở là mất...


Dịp cuối năm nên đạo chích cũng hoành hành nặng hơn. Thời gian gần đây, không chỉ kí túc xá mà còn rất nhiều xóm trọ rơi vào cảnh bị trộm ghé thăm lúc nào mà không hề hay biết.


Đinh Xuân Duẩn mới bị mất chiếc xe đạp, Duẩn kể: “Tớ chỉ vừa đi học về, vất được cái xe đạp ở sân rồi vào nhà thay đồ. Quay ra cổng để khóa cửa lại thì chẳng thấy xe đạp đâu nữa. Ngay ngày hôm sau, có bạn phòng bên lại kêu là mất máy laptop lúc nào cũng chẳng biết nữa”.


Nghe bác chủ trọ phân tích thì tháng “củ mật” cuối năm chính là cái tháng mà trộm cắp như rươi. Bác ấy lúc nào cũng cảnh báo chúng tớ là không được sơ hở cái gì cả.


Móc túi quay trở lại, lợi hại hơn xưa


Một vài tháng trước, ý kiến chung của học sinh, sinh viên đều đồng ý rằng nạn móc túi, mất điện thoại, ví tiền ít xảy ra hẳn. Vì các đội cảnh sát, công an đóng chốt tại nhiều điểm dừng xe bus để dằn mặt bọn móc túi nên chúng cũng lẩn đâu mất. Thì đến thời điểm này, đi tới đâu bằng xe bus cũng lo ngay ngáy vì đạo chích quay trở lại, lợi hại hơn xưa.


120203HDcumat02.jpg

Ảnh minh họa.


Bạn Hoàng Thanh Thủy trường ĐH Quốc gia kể: “Chúng tớ đi tuyến bus 32, vào buổi trưa tan học nên xe đông lắm. Đi xuống đến giữa xe thấy mọi người thì thầm vào tai nhau là có móc túi. Ai nấy đều biết nhưng cũng chẳng ai dám hô hoán lên cả. Vì không chỉ có 2 mà có đến 3 tên trên cùng một xe cơ, mấy gã trai đội mũ, mắt lúc nào cũng nhìn chằm chằm từng người một. Sợ lắm”.


Chung ý kiến với Thủy, bạn Đỗ Giang cho biết: "Các điểm dừng xe bây giờ cũng phải cẩn thận, vì dân trộm cắp đông lắm. Đến lớp chúng tớ cứ phải nói vui với nhau là “móc túi còn nhiều hơn cả sinh viên đi xe” ấy chứ!"


Kết


Đúng là tháng “củ mật” là một tháng rất đặc biệt trong toàn năm. Chuyện hết tiền, mất của... sẽ là một nỗi lo lớn của chúng mình. Các bạn hãy cố gắng để chống chọi nhé!
(Sưu tầm)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đúng là ko sv đâu kém hơn bằng sv Việt Nam !!!
 
úi trời,
bộ tưởng sv mới yêu Bác Hồ
học sinh tụi này còn yêu Bác cuồng nhiệt hơn ấy chứ.
hic.................
hai`zzzzzzz.................
 
Là nước mình còn nghèo chứ k phải sv VN kém bạn à.

Lại đổ lỗi cho nước VN :)) Sv ko phải hay được gọi là "chủ nhân tương lai của đất nước" àk :)) sv dốt => nước nghèo!
 
×
Quay lại
Top