Ngành sản xuất thiết bị điện tại nước ta đang ra sao?

tuantung23

Thành viên
Tham gia
4/2/2017
Bài viết
0
Trong quá trình Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa như hiện nay, ngành công nghiệp điện đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Với tiềm năng tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước, ngành này đang có lộ trình và cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội vẫn còn đó những khó khăn cơ bản trước mắt chưa thể vượt qua. Vậy thị trường ngành sản xuất thiết bị điện đang có những khó khăn gì? Các doanh nghiệp đã làm gì để vượt qua được những khó khăn đó? Và cơ hội nào đang chờ đợi các nhà đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khó khăn mà ngành đang gặp phải

Hầu hết các sản phẩm thiết bị điện được sản xuất tại Việt Nam đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm có xuất xứ từ các nước láng giềng như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia,… Các doanh nghiệp sản xuất trong nước gần như lép vế trước những sản phẩm từ Trung Quốc trong những buổi đấu thầu cung cấp thiết bị cho các công trình điện.

Bên cạnh đó, tại thị trường điện gia dụng, ước tính mỗi năm sử dụng hàng trăm tỉ đồng cho nhu cầu mua sắm thiết bị điện, nhưng chủ yếu chỉ đến từ những thương hiệu ngoại nhập còn doanh số đến từ một số thương hiệu trong nước như Điện Quang, Trần Phú,… vẫn chưa nhiều. Lý do dễ hiểu cho vấn đề này chính là vì các sản phẩm ngoại nhập có sự đa dạng và phong phú về chủng loại, một số khác thì có báo giá ống ruột gà lõi thép rẻ hơn cả sản phẩm trong nước.

Tuy nhiên, không lùi bước trước những khó khăn từ các sản phẩm ngoại nhập, thị trường ngành sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam đã vượt qua và có nhiều cải thiện đáng kể.

ong_ruot_ga_loi_thep_2.jpg

Khó khăn các doanh nghiệp ngành sản xuất thiết bị điện đã vượt qua

Các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau nằm nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như sản xuất được nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Điển hình như Công ty Cổ phần Thiết bị điện Thibidi trực thuộc Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện của Nhà Nước đã kết hợp cùng với Tập đoàn GE Consumer – Industrial đầu tư và sản xuất máy biến áp khô đúc epoxy, với những tính năng an toàn hơn trong phòng chống cháy nổ đã được xuất khẩu sang Lào và Campuchia. Ống ruột gà lõi thép phi 16 Việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài được xem là một chiến lược rất thông minh của những nhà sản xuất nội địa nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất thiết bị điện trong nước. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tăng cường nội địa hóa thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Bên cạnh đó, các sản phẩm có yêu cầu kĩ thuật cao như cáp chịu nhiệt, chống cháy, chịu dầu,… được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Ngoài ra, nhiều sản phẩm công nghệ cao như cáp điện cao thế 170KV, cáp ngầm cao thế khoảng 230KV ngày càng được nhiều doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản xuất các thiết bị điện trong nước.

Sau những khó khăn đã vượt qua, sẽ có những cơ hội lớn nào dành cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thiết bị điện?

Với thị trường trong nước, theo quy định Số 48/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2025, ngành sản xuất thiết bị điện sẽ phải đầu tư và phát triển ống ruột gà lõi thép phi 32 để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về những thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% nhu cầu về động cơ điện và một số loại máy phát điện thông dụng. Cũng theo kế hoạch, vào năm 2025, các sản phẩm trong nước có thể cung cấp trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp,… Với các kế hoạch mà Chính phủ đã đề xuất ở trên, đây quả thật là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện.
 
×
Quay lại
Top