Nét Sài Gòn xưa qua Ảnh

bycute90

Thành viên
Tham gia
21/8/2011
Bài viết
35
“Đèn Sài gòn ngọn xanh, ngọn đỏ…” và con người sống tại đây cũng thế ! Đa dạng và cũng rất phong phú. Những hoa kiều sống tại Sài Gòn góp phần không nhỏ cho bộ mặt thành phố xanh này !

Chợ Lớn hay chợ Bình Tây là nơi buôn bán và cũng được biết đến như là khu vực có nhiều người Hoa sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh – một Chinatown giữa lòng thành phố !

Lịch sử

Trước khi được sát nhập với thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), khu vực này là nơi khá đông người Hoa sinh sống và được xem là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: Thành phố Chợ Lớn.

Chợ Lớn vốn là một chợ xưa ở Sài Gòn, do người Hoa sau khi chạy tránh chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh từ Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên... tập trung về đây lập ra chợ năm 1778. Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn là người Quảng Đông và Triều Châu, ngoài ra có một số người Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây, một số đến từ Cù Lao Phố năm 1778

Được Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn) ngày 20 tháng 10 năm 1879. Đây là loại thành phố cấp 2 (Municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Đà Nẵng và Phnom Penh được thành lập sau này của xứ Đông Dương thuộc Pháp.
Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Cho_Lon_net_xua_Sai_Gon_01.jpg

Một góc Chợ Lớn xưa
Thành phố Chợ Lớn tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Trước năm 1975, trong các mục "Đường bộ" ghi khoảng cách đường bộ giữa các địa điểm, xuất bản tại miền Bắc Việt Nam, thành phố Chợ Lớn cách Sài Gòn 11 km.

Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ lại ra Nghị định thành lập khu Sài Gòn-Chợ Lớn (Region de Sài Gòn-Chợ Lớn), đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội Chánh. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm hai thành phố này và vùng phụ cận. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ.
Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Cho_Lon_net_xua_Sai_Gon_02.jpg
Theo Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong ... (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).
Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Cho_Lon_net_xua_Sai_Gon_03.jpg

Nơi đây khi xưa chỉ là vùng đất thấp
Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.
Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Cho_Lon_net_xua_Sai_Gon_04.jpg

Bến hỏa xa (xe lửa) ngang qua Chợ Lớn năm 1943
Vào thập niên 1940, dân số thị xã Chợ Lớn tính được 200.000 người,đứng hàng thứ nhì sau Sài Gòn (220.000) trong toàn cõi Đông Dương.
Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Cho_Lon_net_xua_Sai_Gon_05.jpg


Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Cho_Lon_net_xua_Sai_Gon_06.jpg

Cuộc sống của những người Hoa xa xưa
Người Hoa những ngày đầu sang đinh cư khá vất vả với cuộc sống mới nhưng đổi lại họ được một nơi đinh cư chắc chắn để phát triển… Mãi đến những năm 1930-1950, do quá trình đô thị hóa nên Chợ Lớn và Sài Gòn đã ghép chung với nhau !

Phần Tiếp Theo
Nguồn từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – www.sotaydulich.com
 
×
Quay lại
Top