Ném đá hội đồng và sự độc ác trên thế giới mạng

Mr_Zer0

Gục ngã...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
6.102
Thứ hai 29/10/2012 15:28

Chúng ta vẫn thường hay truyền tai nhau câu nói "Mạng là ảo nhưng yêu thương là thật" như một lời khẳng định cho những mặt tích cực mà thế giới mạng mang đến. Tuy nhiên, dường như ta đã quên mất rằng, thế giới mạng đôi khi cũng lấy đi của chúng ta không ít thứ.


cyberbully2.jpg

Cô bạn ở Hải Phòng có hình ảnh lan truyền trên mạng


Với nhiều người thì đó là thời gian, công sức, tiền bạc... Nhưng với một số người khác, thì đó lại là sự tự tin, lòng tự trọng hoặc thậm chí là cả một mạng sống. Ngày hôm nay bạn đã trút giận điều gì trên mạng xã hội?

Cyber bully - Câu chuyện về những con dao vô hình

Chuyện dùng sức mạnh để bắt nạt, lấn áp tinh thần của một ai đó chắc hẳn không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, nếu như cách đây vài ba năm, nhắc đến bắt nạt là chúng ta sẽ nhớ ngay đến các video clip đại loại như "nam sinh choảng nhau trên xe buýt" hay "nữ sinh đánh bạn ngoài công viên" thì giờ đây, cùng với sự bùng nổ mạng xã hội, hình thức bắt nạt đang dần chuyển từ "offline" sang "online" một cách rất rõ ràng.

Ngọc Mai - một cô bạn hiện đang học cấp 3 tại TP.HCM chia sẻ: "Vào một buổi sáng thứ 7 cách đây gần một tháng, mình đăng nhập vào tài khoản Facebook và vô tình phát hiện tất cả những người bạn trong lớp mới của mình đã cùng nhau nhấn nút "Tham gia" vào một group nhỏ mang tên "Hội những không đỡ nổi sự tự tin của Mai Ù". Ban đầu khi thấy nickname của mình xuất hiện tại đây, mình có phần khá bất ngờ và tò mò, thậm chí khi đó còn suy nghĩ tích cực rằng có lẽ đây chỉ là một trò đùa nho nhỏ của các bạn cùng lớp.

Tuy nhiên, đến khi click vào xem nội dung bên trong thì mình mới thật sự bị sốc. Trên đây, hàng loạt những tấm hình chụp lén mình trong đêm hoạt động chung của trường cách đó một tuần được up lên kèm theo vô số những câu caption khiếm nhã. Hàng chục người khác bên dưới cũng bắt đầu hùa theo và ném đá không thương tiếc bằng những comment cực kì nặng nề. Từ mái tóc hơi xù, cho tới hàm răng đang được niềng và thậm chí là cả vóc dáng có phần hơi đẫy đà của mình - tất cả đều được đem ra chê bai một cách không thương tiếc.

Sau khi tìm hiểu thì mình được biết người "sáng lập" ra nhóm này chính là một trong những cô bạn cùng lớp, và đã có gần 30 người tham gia vào nhóm chỉ sau chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Dẫu biết rằng bản thân không hoàn hảo, nhưng việc phải thấy những lời nhận xét ác ý như "Mai đùi sấm" hay "Lợn xề" thật sự khiến mình cảm thấy hụt hẫng và tuyệt vọng vô cùng. Thậm chí đôi lúc mình còn tự hỏi, liệu có phải bản thân mình cũng tồi tệ đúng như những gì họ nói hay không?
".

Cô bạn tên Mai có lẽ không phải là nạn nhân duy nhất của hội chứng bắt nạt mạng (cyber-bully). Nếu thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội và lân la đủ mọi nơi thì chắc hẳn bạn sẽ không ít lần bắt gặp những hội nhóm được lập ra với mục đích dìm hàng cay nghiệt như vậy. Câu chuyện về cô bạn Ngọc Anh - hay còn được cộng đồng mạng biết đến với nickname "hotgirl Thắm Tây", hay cô bạn vô danh tại Hải Phòng bị gán ghép cho cái danh "Hotgirl Big C" chính là những nạn nhân điển hình. Một cuộc khảo sát nhỏ của Yahoo! Việt Nam đã cho thấy hiện nay, hơn 14% người trẻ Việt đã và đang là nạn nhân của hội chứng xấu xí này dưới các mức độ khác nhau.


cyberbully1_copy.jpg

Cô bạn Ngọc Anh là một nạn nhân của hội chứng bắt nạt mạng

Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, hình thức bắt nạt qua mạng xã hội ngày càng bành trướng. Thậm chí tại Mỹ, số lượng nạn nhân với độ tuổi từ 12-18 chiếm tới 43%, trong đó không ít người đã chọn hình thức tự kết liễu đời mình vì không chịu nổi những áp lực quá lớn kia.

Nguyên nhân sâu xa của sự độc ác online

Không ngạc nhiên khi chủ nhân của những comment tàn nhẫn, độc ác về một ai đó ngoài đời chỉ là những anh chàng, cô nàng hoàn toàn bình thường, thậm chí có thể hiền lành và vô hại.

Họ sẵn sàng dành ra cả một khoảng thời gian dài chỉ để theo dõi và "truy cùng diệt tận" đối tượng mà mình không vừa lòng bằng đủ kiểu hình thức như lập nhóm tẩy chay, page anti, ghép hình "dìm hàng", spam tin nhắn hàng loạt với nội dung đe doạ hay thậm chí là tạo nick giả hoặc account Facebook mạo danh rồi post lên đó những thứ người ta sẽ không nỡ ném vào mặt nhau bằng lời nói nếu gặp nhau ngoài đời thật. Vậy vì đâu họ làm như thế?
cyberbully3_copy.jpg

Những trang anti xuất hiện rất nhiều trên Facebook​
Phần lớn các bạn trẻ ngày nay thích làm những "chiến binh bàn phím" chỉ vì muốn thỏa nỗi khát khao được khác biệt, được người khác trọng vọng của bản thân. Nỗi khát khao này sẽ khiến bạn hăng tiết, say sưa dành thời gian để chà đạp người khác.




Theo các chuyên gia tâm lí thì những hành động như trên thường bắt nguồn từ sự giận dữ, ý định trả thù hay muốn hạ uy tín, danh dự của một ai đó. Đôi khi lại là sự ganh tị. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn khi trong chính nghiên cứu này cũng đã cho thấy, phần lớn các bạn trẻ ngày nay thích làm những "chiến binh bàn phím" chỉ vì muốn thỏa nỗi khát khao được khác biệt, được người khác trọng vọng của bản thân. Nỗi khát khao này sẽ khiến bạn hăng tiết, say sưa dành thời gian để chà đạp người khác.

Đúng vậy, có rất nhiều người đã chọn cách trở nên độc ác để khác biệt mà họ không hề biết. Những comment bỉ bai hài hước được thiên hạ "like" kịch liệt, những lời tung hê "chửi quá hay!", những danh phong "vua đanh đá", "nữ hoàng bỉ bai"… vô tình thành tiếng vỗ tay tán thưởng khiến bạn tưởng chừng như mình đang được "tỏa sáng"

Cứ thế ta càng thi triển hết vốn từ, vắt hết óc mà sáng tạo câu cú. Bạn biết đấy, không nguồn động lực nào dồi dào bằng khao khát được khác biệt, được "nhìn thấy" trong thế giới mạng bao la. Ta bỗng trở nên xuất sắc lạ thường trong ngôn từ, câu cú; nhạy bén lạ thường trong việc tìm kiếm đối tượng; siêng năng lạ thường trong việc nghiên cứu, thu thập thông tin cá nhân... Điều mà dưới áp lực kỳ thi ở trường hay kỳ vọng của cha mẹ, giáo viên… bạn cũng không bao giờ làm được. Thì ra chúng ta khao khát được đặc biệt đến như thế.

cyberbully4.jpg_copy.png

"Bắt nạt mạng" ảnh hưởng tới đời sống thật!​

Những người giải quyết mọi chuyện bằng nắm đấm và bàn phím (cyber bully) có chỉ số không hài lòng rất cao và chỉ số thành đạt rất thấp.




Ta sẽ tự thuyết phục mình rằng comment, lập hội trên Facebook để chửi nhau là hành động rất văn minh, biết đưa ra ý kiến cá nhân, biết tư duy phản biện mà không nhận ra rằng vùi dập người khác bằng bàn phím cũng độc ác, côn đồ không thua gì hành vi đánh nhau bằng tay chân. Thế nhưng sau đó ta có thỏa mãn? Một nghiên cứu cho thấy kết quả rất bất ngờ: Những người giải quyết mọi chuyện bằng nắm đấm và bàn phím (cyber bully) có chỉ số không hài lòng rất cao và chỉ số thành đạt rất thấp. Chỉ số không hài lòng cao thì dễ hiểu rồi! Vì rốt cuộc thì độc ác cũng không thể khiến ta khác biệt được khi ta cũng trở thành một trong số đông những người đứng ném đá trên mạng.

Một câu chửi rủa thóa mạ của ta cũng chìm ngập trong hàng ngàn hàng vạn comment tiêu cực tương tự. Vô tình ta càng trở nên lạc lõng, càng trở thành sản phẩm nhân bản vô tính méo mó của sự độc ác. Còn chỉ số thành đạt thấp thì hẳn rồi, thời gian của người thành đạt dùng để làm những việc xoay quanh mục tiêu lớn của đời mình, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời mình. Nếu đứng vào hàng ngũ cyber bully hóa ra việc ý nghĩa nhất của ta là thóa mạ người khác, mục tiêu lớn của đời ta là hạ bệ người khác ư?

Câu nói của thủ tướng Nhật

Liệu ta có đang dành thời gian làm việc có ý nghĩa nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời mình?




Tóm lại, xét cho cùng thì động cơ của hành vi bắt nạt online cũng không khác lắm so với những hành vi bắt nạt thường thấy. Nhờ có tính tức thời, sức mạnh lan truyền của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... bắt nạt trên mạng ngày càng tiến tới mức báo động đỏ.

Mượn lời phát biểu của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda kêu gọi công dân Nhật khi căng thẳng Nhật - Trung dâng cao: "Cần hành động tương xứng với phẩm giá". Câu nói này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Chúng tôi tin rằng khi tất cả người trẻ Việt chúng ta nhận ra rằng hành động của mình đại diện cho phẩm giá bản thân và rằng dù mạng là ảo nhưng những lời nói sát thương độc ác là thật thì ta đã không chọn lựa đứng vào hàng ngũ cyber bully. Cho dù đối tượng bị "lên thớt" online đã từng "có thù" với bạn thì cuối cùng ta cũng nên hỏi bản thân: Liệu ta có đang dành thời gian làm việc có ý nghĩa nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời mình?


icon_thebox.jpg
Theo 2! Người trẻ Việt


 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top