Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và vị thế của người lao động Việt Nam

lannt276

Thành viên
Tham gia
2/7/2013
Bài viết
38
Tam giác vàng Quản lý/Lãnh đạo doanh nghiệp – Giám đốc/Quản lý Nhân sự - Người lao động trong dự án “Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và vị thế của người lao động Việt Nam”

Quản lý con người luôn là một công việc thách thức và “gây đau đầu” với bất kỳ nhà quản lý nào trong thời đại ngày nay. “Trong tất cả các nguồn lực một doanh nghiệp sở hữu và quản lý, con người chắc chắn là nguồn lực được sử dụng kém hiệu quả nhất!” Tôi trộm nghĩ ở phần lớn các doanh nghiệp nước ta, chỉ một phần nhỏ nào đó của tiềm năng con người được khai thác để phục vụ cho công việc đạt hiệu quả. Đó có thể là lý do vì sao sau gần 25 năm đổi mới và mở cửa chúng ta vẫn thường xuyên nói về việc con người Việt Nam rất thông minh và cần cù nhưng tại sao chúng ta vẫn luôn thiếu thợ lành nghề, thiếu các chuyên gia xuất sắc trong mọi lĩnh vực, người lao động không năng động và phong cách làm việc còn thiếu chuyên nghiệp, v.v và v.v. nói tóm lại là thiếu người có năng lực và người tài trầm trọng! Thực trạng bi quan đến thế sao và nếu thật sự thế, ai, cơ quan ban ngành nào là người chịu trách nhiệm với vấn đề mang tầm quốc gia mà bất kỳ ai cũng có thể kêu than một cách chung chung này?

Cá nhân tôi nghĩ thực trạng nêu trên là sự thật, nhưng không phải ở tình thế bi quan và không thay đổi được một khi chúng ta xác định được vai trò của từng bộ phận và cá nhân trong xã hội đóng góp vào mục tiêu nâng cao năng lực và phong cách làm việc chuyên nghiệp của nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt khi nghề nhân sự và hoạt động chuyên môn về quản trị nhân lực tại nước ta đang hình thành ngày một rõ nét. Ở đây, trong khuôn khổ của bài viết nhỏ này tôi xin được lạm bàn về vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng lao động (trong đó có vai trò của người quản lý), của người làm nghề nhân sự và của chính người lao động trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, phong cách làm việc chuyên nghiệp của người lao động để có được những đóng góp “chất lượng” và ổn định cho doanh nghiệp nơi họ làm việc cũng như cho việc nâng cao chất lượng nhân lực chung của Việt Nam trong một tương lai không xa, và cũng là để góp phần trả lời câu hỏi “người đâu” trong chiến lược “lập quy hoạch và phát triển nhân lực” mà mới đây Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói tới.

Vì bài hơi dài, nên nội dung chi tiết, mời các bạn đọc tiếp ở đây nhé: https://eduviet.vn/index.php/Dao-tao/nang-cao-nang-luc-tinh-chuyen-nghiep-va-vi-the-cua-nguoi-lao-dong-viet-nam.html
 
×
Quay lại
Top