Năm rồng nói chuyện về rồng Việt

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Rồng là một con vật hư cấu, đại diện cho sự linh thiêng trên toàn Thế giới. Nhưng không ở đâu lại có một dân tộc nhận mình là dòng dõi con cháu rồng tiên như ở Việt Nam.

Thực tế, rất nhiều nhà nghiên cứu công nhận lịch sử người Việt bắt đầu từ nguồn gốc con rồng cháu tiên. Lạc Long Quân vốn dòng dõi rồng, ở hồ Động Đình (nay thuộc Trung Quốc) đã lấy Âu Cơ thuộc dòng dõi tiên và sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con.

Rồi những người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ chia nhau ra lập nghiệp ở cả trên rừng, dưới biển. Lãnh thổ Việt Nam vì thế mà có cả bờ biển dài, có cả những vùng núi cao.

Phần đất nào của Việt Nam gần sông, gần biển, đâu cũng ghi dấu rồng (Bạch Long Vĩ – Hải Phòng; Hạ Long – Quảng Ninh; Thăng Long (Hà Nội nay); đồng bằng Sông Cửu Long…); phần đất nào gần núi đều gắn liền với tục thờ mẫu của dân tộc.

Rồng ở các nước phương Tây là một con vật hung dữ, tàn bạo. Rồng Trung Quốc uy nghi, đại diện cho quyền lực, sự sung túc và may mắn. Hầu hết các nước Châu Á có hình ảnh rồng đều mang những ý nghĩa tương tự như của Trung Quốc. Nhưng không nước nào có truyền thuyết nói rồng là giống nòi như của người Việt.

Nếu nói rồng phát sinh thủy tổ ở Việt Nam thì sẽ gây tranh cãi, nhưng rồng Việt có hẳn truyền thuyết và phù hợp với văn hóa Việt, mang nét riêng biệt khó sao chép. Người ta có thể sao chép hình ảnh con rồng chứ khó có thể sao chép lịch sử, sao chép phong tục, tập quán của một quốc gia, một dân tộc.

16012012afamilyDLrong2_0b2bd.jpg

Trong lịch sử cách đây 4000 – 5000 năm của Trung Quốc, không có những truyền thuyết về cuộc chiến thiên nhiên với nước như ở Việt Nam. Trong cuộc chiến đô hộ của người Trung Quốc 1000 năm nhằm thuần hóa người Việt thì người Trung Quốc kém về thủy quân hơn người Việt.

Tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược của người Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam, họ đều thua người Việt ở các con sông. Hình ảnh con rồng Việt gắn liền với văn hóa sông nước: gần gũi với con cá sấu, thuồng luồng, rắn…

Ở Quảng Châu – Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á cũng tìm thấy một vài cái trống đồng có hình tượng chim, rồng. Nhưng ở Việt Nam, ở vùng Bắc Bộ tìm thấy mấy trăm chiếc trống đồng. Có cái đã đúc xong, có cái còn đang làm dang dở. Trống đồng tìm thấy ở Trung Quốc đều là những chiếc hoàn chỉnh, nên khó chứng minh được nước này từng sản xuất trống đồng như ở Việt Nam. Chính vì thế, hình tượng chim, rồng trên trống đồng của Việt Nam có thể chứng minh là xuất phát từ ý thức sâu xa của người Việt, không sao chép.

16012012afamilyDLrong3_c75c6.jpg

Hình ảnh chim Lạc và cá sấu (hình mẫu con rồng) trên mặt trống đồng.

Người Việt rất giỏi trong việc đối phó với nước. Chúng ta có Sơn Tinh trong truyền thuyết; có Yết Kiêu trong lịch sử; và việc phát triển thuyền bè của Việt Nam được đánh giá là vượt trội trong lịch sử cách đây mấy ngàn năm.

Trong 12 con giáp, con rồng là con vật của sản phẩm trí tưởng tượng. Rồng Việt Nam cho dù là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng vẫn là tổ tiên của người Việt, phù hợp với văn hóa của người Việt. Có lẽ, nếu nói về sự linh thiêng của con rồng đối với người Việt, chúng ta cần phải nói đến yếu tố giống nòi mà người Việt đang mang và ý nghĩa của đồng bào trong bọc trăm trứng.

Trên rừng, đồng bằng hay ven biển đều chuẩn bị đón năm rồng với những mong chờ may mắn.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top