MUỐN “PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO”? QUÊN CÁC ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI ĐI, VÀ HÃY BẮT ĐẦU HỌC NHẠC!

lannguyen83

Thành viên
Tham gia
17/4/2017
Bài viết
2
Việc học nhạc có thể có tác động đáng kể đến quá trình phát triển trí não, giúp tăng cường trí nhớ, lý luận khái quát và kỹ năng ngôn ngữ.



nn2.jpg




Ngành công nghiệp huấn luyện phát triển trí não trị giá hàng triệu đô la đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vào tháng 10 năm 2014, một nhóm gồm hơn 100 nhà thần kinh học và nhà tâm lý học hàng đầu đã viết một bức thư ngỏ cảnh báo rằng ” những thông điệp quảng cáo cho các trò chơi trí tuệ thường xuyên bị phóng đại và đôi khi gây hiểu nhầm”. Đầu năm nay, người khổng lồ trong ngành này là Lumosity đã bị phạt 2 triệu đô la và được yêu cầu hoàn lại hàng ngàn khách hàng bị lừa dối bởi tuyên bố sai rằng: sản phẩm của công ty sẽ giúp phát triển trí thông minh nói chung cũng như làm chậm tiến trình suy giảm trí thông minh do tuổi tác. Và một bài đánh giá gần đây với mục đích kiểm tra các nghiên cứu chứng minh lợi ích của các sản phẩm này đã tìm thấy “rất ít bằng chứng cho việc đào tạo phát triển trí não có thể nâng cao hiệu quả nhận thức hàng ngày”.



Mặc dù các trò chơi và ứng dụng phát triển trí não không thể đạt được kết quả cao, nhưng một số hoạt động và lối sống khác có thể có những lợi ích thần kinh, giúp tăng sức khoẻ tổng thể của não và có thể giữ đầu óc chúng ta minh mẫn khi chúng ta già đi. Một trong số các hoạt động đó là học nhạc. Nghiên cứu cho thấy việc học chơi nhạc cụ đều rất hữu ích cho trẻ em và người lớn, cũng như có thể có lợi cho bệnh nhân hồi phục sau chấn thương não.



“Âm nhạc có thể làm một điều gì đó độc nhất vô nhị”, nhà tâm lý học thần kinh Catherine Loveday của Đại học Westminster giải thích. “Việc học nhạc kích thích bộ não một cách rất mạnh mẽ, bởi mối liên hệ tình cảm của chúng ta với âm nhạc”.



Học nhạc nói chung, cũng như việc học chơi một nhạc cụ nói riêng là một trải nghiệm phức tạp và phong phú liên quan đến việc tích hợp thông tin từ các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác cũng như các chuyển động phù hợp, và cách học như vậy có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài trong não. Các nhạc công chuyên nghiệp là những người có kỹ năng rất cao và đã từng trải qua nhiều năm tập luyện, và họ chính là những đối tượng thí nghiệm tự nhiên, qua đó các nhà thần kinh học có thể nghiên cứu: bằng cách nào những thay đổi như vậy – hay còn có thể được gọi là sự dẻo dai nhờ kinh nghiệm – xảy ra trong suốt cuộc đời của họ.



THAY ĐỔI CẤU TRÚC VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO


Các nghiên cứu sớm về điện não cho thấy sự khác biệt đáng kể trong cấu trúc não giữa các nhạc công và người-không-phải-nhạc-công cùng lứa tuổi. Ví dụ, thể chai, một bó lớn các sợi dây thần kinh kết nối hai bên não, tỏ ra lớn hơn đáng kể ở những người học nhạc. Các vùng não liên quan đến khả năng vận động, thính giác, và khả năng thị giác dường như cũng lớn hơn trong những người chơi piano chuyên nghiệp. Và, khu vực não dành cho việc xử lý cảm giác ở bàn tay trái cũng phát triển hơn ở các nghệ sĩ violin.



choi-violin.jpg




Những nghiên cứu này so sánh dữ liệu từ các nhóm người khác nhau tại một thời điểm. Như vậy, họ không thể xác định liệu những khác biệt đã quan sát được thực sự gây ra bởi việc học nhạc, hay là sự khác biệt sẵn có về giải phẫu đã dẫn đến việc trở thành nhạc công. Nhưng sau đó, các nghiên cứu lâu dài theo dõi mọi người qua thời gian cho thấy rằng trẻ em có 14 tháng học nhạc có cấu trúc và chức năng não thay đổi đáng kể so với những trẻ em không học nhạc.



Cùng với nhau, những nghiên cứu này cho thấy việc học chơi nhạc cụ không chỉ làm tăng khối lượng chất xám ở các vùng não khác nhau, mà còn có thể phát triển các kết nối tầm xa giữa chúng. Các nghiên cứu khác cho thấy việc học nhạc cũng giúp tăng cường khả năng ngôn ngữ, lý luận khái quát và kỹ năng đọc viết, bởi vì những người có học nhạc thường làm tốt hơn những người không học nhạc trong những lĩnh vực này.


LỢI ÍCH LÂU DÀI CHO NGƯỜI HỌC NHẠC


Các nghiên cứu về phát triển trí não cho thấy: mức độ thay đổi về mặt giải phẫu trong bộ não của một nhạc công có liên quan chặt chẽ đến độ tuổi mà người đó bắt đầu học nhạc và cường độ tập luyện. Những người bắt đầu tập luyện ở độ tuổi trẻ nhất cho thấy những thay đổi lớn nhất khi so sánh với những người không học nhạc.



Ngay cả những giai đoạn học nhạc ngắn trong thời thơ ấu cũng có thể có những lợi ích lâu dài. Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 44 người lớn tuổi và chia thành ba nhóm dựa trên mức độ đào tạo âm nhạc chính thống mà họ nhận được khi còn nhỏ. Những người tham gia trong nhóm một không hề được đào tạo; Những người trong nhóm thứ hai đã được đào tạo một ít, cụ thể là từ 1 đến 3 năm học nhạc; Và những người ở nhóm thứ ba đã nhận được mức độ đào tạo vừa phải (từ 4 đến 14 năm).



Các nhà nghiên cứu đã mở các bản ghi âm giọng nói phức tạp cho những người tham gia và sử dụng các đầu điện cực để đo thời gian phản ứng của dây thần kinh trong một phần của bộ não thính giác. Khi chúng ta già đi, độ chính xác của thời điểm này sẽ kém đi, làm cho việc hiểu tiếng nói trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong một môi trường có nhiều tiếng ồn xung quanh. Những người tham gia đã được học nhạc ở mức độ vừa phải cho thấy phản ứng thần kinh nhanh nhất. Điều này chỉ ra rằng thậm chí việc luyện tập hạn chế ở thời thơ ấu cũng có thể duy trì sự xử lý giọng nói một cách sắc bén và tăng khả năng thích ứng với sự suy giảm thính giác vì tuổi tác.



Eleanor.jpg




Gần đây, việc luyện tập âm nhạc có thể tạo điều kiện giúp bệnh nhân hồi phục sau đột qụy và các hình thức tổn thương não khác đã được chứng minh. Một số nhà nghiên cứu giờ đây cho rằng học nhạc cũng có thể thúc đẩy quá trình nói và học tập ở trẻ em bị chứng khó đọc và các rối loạn ngôn ngữ khác. Hơn thế nữa, lợi ích của việc học nhạc dường như vẫn kéo dài trong nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, và kết luận có thể đạt được từ tất cả các dẫn chứng này là: việc học chơi nhạc cụ trong thời thơ ấu có thể bảo vệ não chống lại sự suy giảm nhận thức và chứng sa sút trí tuệ.



Không giống như các sản phẩm thương mại về phát triển trí não, những thứ chỉ giúp nâng cao hiệu suất của các kỹ năng được liệt kê, việc học nhạc có những yếu tố mà các nhà tâm lý học gọi là hiệu ứng chuyển tiếp. Nói cách khác, học chơi nhạc cụ dường như có ảnh hưởng rộng hơn đến não và các chức năng tinh thần, thậm chí cải thiện những khả năng khác mà dường như không có liên quan gì.



Giáo sư Loveday nói: “Âm nhạc chạm tới những phần của não bộ mà những thứ khác không thể làm được”. Đó là một sự kích thích nhận thức mạnh, làm phát triển trí não theo cách mà không có gì khác làm được, và những bằng chứng mạnh mẽ có thể kể đến là việc học nhạc làm tăng những thứ như trí nhớ và khả năng ngôn ngữ”.



Học cách chơi nhạc cụ, vì thế, dường như là một trong những hình thức đào tạo phát triển trí não có hiệu quả nhất hiện nay. Tập luyện âm nhạc có thể tạo ra những thay đổi cấu trúc và chức năng não khác nhau, phụ thuộc vào nhạc cụ nào đang được học, và cường độ của giáo án đào tạo. Đó là một bằng chứng cho thấy những trải nghiệm lâu dài có giá trị đáng kinh ngạc như thế nào trong việc giúp thay đổi bộ não, để nó trở nên thích nghi với khí chất riêng của người sở hữu mình.
 
×
Quay lại
Top