"Muốn học bác sĩ nhưng sợ..."

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
12g trưa 2-3, các xe buýt đưa học sinh đến dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Cần Thơ vẫn tiếp tục nườm nượp đổ về khu II Trường ĐH Cần Thơ.

Bắt đầu buổi tư vấn chiều, có mặt tại khu vực tư vấn nhóm ngành khoa học tự nhiên - kỹ thuật - nông lâm… PGS.TS Đặng Quang Việt - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT - đã thông tin một số nét mới của mùa tuyển sinh năm nay. Theo đó, bắt đầu từ năm 2014 các trường ĐH, CĐ được tổ chức tuyển sinh 2 đợt trong năm, tuy nhiên các trường muốn tuyển sinh riêng phải gửi đề án cho Bộ GD-ĐT duyệt. Đến 10-3 bộ sẽ công bố trường nào được tuyển sinh riêng. Năm nay khu vực 1 hoàn toàn khác so với những năm trước, chỉ bao gồm những xã khó khăn trong các quyết định do Chính phủ quy định. Những học sinh dân tộc ở khu vực 1 mới được hưởng ưu tiên 1, học sinh dân tộc ở các khu vực khác chỉ được xem là ưu tiên 2.
untitled-1-1.jpg

Học nghề nông không sợ thất nghiệp

Một học sinh thắc mắc: “Ngành nông học dạy những kiến thức gì và phù hợp với nữ hay không?”. PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết đây là ngành nông nghiệp thuần túy, liên quan tới cây trồng. Ngành nông học đào tạo kiến thức liên quan đến cây trồng, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, kiến thức về môi trường cây sống: đất, nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh… nhằm phòng trừ sâu bệnh, nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm bảo vệ thực vật, trung tâm khuyến nông…) hoặc các công ty giống cây trồng, sản xuất phân bón, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ nông nghiệp…

Hiện nay có ít trường đào tạo ngành học này, ở phía Nam có Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Tiền Giang và Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.

PGS.TS Đỗ Văn Xê - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - chia sẻ thêm ngành nông học nếu nữ không ngại tiếp xúc với bùn đất ở đồng ruộng thì ngành này hoàn toàn phù hợp với nữ.


Bên cạnh đó, một số học sinh cho biết dự tính chọn các ngành liên quan tới nông nghiệp nhưng còn phân vân do sợ khó tìm việc sau khi ra trường.

Để các học sinh yên tâm hơn, PGS.TS Hồ Thanh Phong - hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) - chia sẻ thêm: “Khi mở một ngành học nào đó chúng tôi luôn khảo sát nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên vấn đề cơ hội việc làm ảnh hưởng bởi sức học, kỹ năng của người học. Nếu sinh viên giỏi chuyên môn, biết tự trang bị nhiều kỹ năng thì cơ hội việc làm rất lớn” - thầy Phong khẳng định.

Nhiều thí sinh quan tâm ngành quân đội, công an

Tại khu vực tư vấn nhóm ngành khoa học xã hội - quân đội - công an - y dược, khác với những năm trước, năm nay khu vực này luôn đầy nghẹt học sinh, các thành viên ban tư vấn đều mướt mồ hôi liên tục tư vấn, giải đáp thắc mắc cho thí sinh.

Khi bắt đầu buổi tư vấn, TS Phạm Tấn Hạ hỏi các học sinh có mặt tại khu vực này: “Em nào muốn dự thi vào các trường quân đội, công an?”, ngay lập tức hàng loạt cánh tay giơ lên. Thầy Hạ đã dành nhiều thời gian để thông tin, tư vấn cho học sinh những điều kiện dự thi vào các trường quân đội, công an. Ở khu vực tư vấn này, thí sinh còn tỏ ra quan tâm nhiều đến cơ hội việc làm của nhóm ngành khoa học xã hội.

Theo TS Nguyễn Kim Châu - phó trưởng khoa khoa học xã hội và nhân văn Trường ĐH Cần Thơ, hiện nay tỉ lệ sinh viên ngành ngôn ngữ Anh ra trường rất cao. Tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể làm ở các sở ngoại vụ, các doanh nghiệp nước ngoài, biên dịch, phiên dịch hoặc cũng có thể đi dạy sau khi bổ sung kiến thức sư phạm. Trong khi nếu học ngành sư phạm tiếng Anh, sinh viên được miễn học phí.

Đồng thời thầy Châu cũng cho biết tỉ lệ sinh viên ngành văn học có việc làm cao. Có lẽ vì thế mà điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành này tại Trường ĐH Cần Thơ những năm gần đây luôn cao. Điểm trúng tuyển vào ngành này năm 2013 là 21 điểm. “Cơ hội việc làm của ngành này rất rộng. Sinh viên có thể làm việc trong cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông báo chí hoặc cũng có thể đi dạy. Hiện nay rất nhiều sinh viên của trường tốt nghiệp được làm việc tại các cơ quan báo đài” - thầy Châu chia sẻ.


Muốn học bác sĩ nhưng... sợ

Những thắc mắc liên quan đến ngành y dược cũng được học sinh liên tục đặt ra. Một học sinh đặt câu hỏi: “Em rất thích ngành bác sĩ nhưng rất sợ máu, em phải làm sao?”.

BS Trịnh Minh Trí - khoa y (ĐHQG TP.HCM) - trấn an: “Trước đây tôi cũng là người sợ máu. Việc này không ảnh hưởng lắm tới việc chọn. Ở ngành y sau khi tốt nghiệp có hai hướng: nội khoa và ngoại khoa. Nếu các bạn sợ máu thì nên chọn các ngành nội khoa. Trong quá trình học tiếp xúc với máu nhưng rất ít, không khiến cho các bạn sợ”.

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành điều dưỡng, Th.S Nguyễn Minh Phương - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược Cần Thơ - cho biết ngành điều dưỡng đào tạo cách chăm sóc người bệnh. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành này rất cao. Các bệnh viện, trung tâm y tế… rất cần nhân lực điều dưỡng bậc ĐH. Bên cạnh đó, nếu sinh viên điều dưỡng có ngoại ngữ tốt thì còn có cơ hội đi xuất khẩu lao động. Hiện nay rất nhiều nước có nhu cầu tuyển điều dưỡng của VN. Các ngành hệ cử nhân có điểm thấp hơn so với ngành bác sĩ đa khoa, dược.

Liên quan đến hệ đào tạo ngoài ngân sách ngành y, cô Phương cho hay hiện nay Trường ĐH Y dược Cần Thơ không còn đào tạo hệ này. “Tuy nhiên nhà trường có đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo đó các thí sinh thuộc diện này có kết quả thi dưới điểm chuẩn 3 điểm trở lại sẽ được trúng tuyển. Với đào tạo theo địa chỉ, thí sinh được tỉnh nhà cử đi học, kinh phí do tỉnh hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ. Khi ra trường sinh viên sẽ làm việc theo sự phân công của địa phương” - cô Phương cho biết.

Muốn ra Trường Sa làm việc

Tại khu vực tư vấn nhóm ngành khoa học xã hội… bạn Trần Huỳnh Ngọc Như, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng), thắc mắc: “Em muốn được ra Trường Sa công tác sau khi học ĐH nhưng không biết hiện nay ngoài đó cần nhân lực ngành nào. Phải làm thế nào để được ra Trường Sa làm việc”?.

TS Phạm Tấn Hạ tư vấn: “Tôi hoan nghênh ý nghĩ cao đẹp của em. Về việc này em cần liên hệ trực tiếp với UBND tỉnh Khánh Hòa để biết mình có được ra Trường Sa làm việc hay không”.

Theo tuoitre
 
em cũng muốn làm bác sĩ nhưng sợ k đỗ trường y T^T
em muốn thi KHTN mà pama thích y T^T
 
muốn làm bác sĩ nhưng sợ máu:KSV@09::KSV@09::KSV@09:
 
"Nếu đã sợ thì tốt nhất là đừng đi theo" :3
 
hoatrangnguyen1908: uh khoa do ben truong KHTN cung tot do,ban anh vao cung kha nhieu :D, vay co tinh thuyet phuc pama theo con duog ma em dang muon chon hem :)
 
đôi khi sợ cũng là 1 khó khăn cần vượt qua, chỉ cần có đam mê và quyết tâm, nhất định sẽ làm được mà các bạn :)
 
×
Quay lại
Top