Mùng 2/9 đi đâu chơi, vô đây!

anhnt.anh

Quản lý KSV
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/1/2010
Bài viết
968


Vui chơi, giải trí lễ 2-9

TT- – TT - Tuần phim chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2010) sẽ diễn ra từ 31-8 đến 6-9-2010 trên phạm vi cả nước.

Phim Hoa đào (kịch bản: Nguyễn Thị Hồng Ngát - đạo diễn Nguyễn Thế Vịnh, Hãng Phim truyện 1 sản xuất) được chọn chiếu khai mạc cùng lúc tại 14 điểm: Trung tâm Chiếu phim quốc gia, rạp Tháng Tám (Hà Nội), rạp Thăng Long A, 6 Thái Văn Lung (TP.HCM) và các tỉnh Cao Bằng, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Huế, Ðà Nẵng, Ðắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ.

Ngoài ra, khán giả yêu phim VN còn có cơ hội xem lại các phim như: Nhìn ra biển cả, Ðừng đốt, Ðược sống, Chớp mắt cùng số phận, Sinh mệnh, Ðường thư... cùng các phim tài liệu: Bước ngoặt, Thời cơ thần tốc, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, Cao nguyên đá, Cuộc đối mặt sinh tử, Còn lại với thời gian, Lê Trọng Tấn - một đời trận mạc, Bài ca trên đỉnh Tà Lùng, Bức tượng đài vĩnh cửu, Lời nguyện cầu. Tuần phim do Cục Ðiện ảnh, Fafilm VN phối hợp với sở văn hóa, thể thao và du lịch của 63 tỉnh, thành phố tổ chức.

Ngoài ra, tại hệ thống rạp Galaxy, Megastar và BHD trong dịp nghỉ lễ vẫn trình chiếu các phim giải trí nước ngoài: phim Salt với ngôi sao Angelina Jolie thủ vai chính, phim tâm lý Bản tình ca cuối cùng, phim giả tưởng Quái thú vô hình, Inception, hai phim hành động Biệt đội đánh thuê và Sinh tử chiến, các phim 3D như Step-up 3, Kẻ trộm mặt trăng. Bắt đầu từ ngày 3-9 khán giả cũng sẽ được xem lại Avatar phiên bản 3D tại hệ thống Megastar.

Triển lãm - Mỹ thuật

Tại Hà Nội, bạn có thể dành thời gian tham quan những công đoạn chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra trong tháng 10 tới. Từ ngày 29-8 đến 3-9, 100 trống đồng mừng đại lễ đã được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là những chiếc trống được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống theo nguyên mẫu trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Quảng Xương, Hoàng Hạ... Mỗi chiếc có trọng lượng 60kg do các nghệ nhân đúc đồng Thanh Hóa thực hiện.

Từ ngày 2 đến 5-9, tại Nhà cổ Đông Hồ (Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn - Hà Nội) sẽ diễn ra một triển lãm sắp đặt mang tên “Trứng-Rồng”. Triển lãm kết hợp giữa nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật sắp đặt của hai tác giả Nguyễn Quang Thắng và Trần Trọng Dương.

Khai mạc ngày 1-9, triển lãm các tác phẩm tranh phố của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cho những người xem ưa hoài cổ. Triển lãm sẽ trưng bày 36 bức tranh do ông Bùi Thanh Phương (con trai của cố hào sỹ) lựa chọn. Trong buổi khai mạc vào lúc 18g, những người yêu tranh Bùi Xuân Phái cũng có thể tham dự cuộc trò chuyện về cuộc đời và tác phẩm của người họa sỹ mà tên tuổi đã gắn bó với phố phường Hà Nội này. Triển lãm được tổ chức tại Viện Goethe Hà Nội (56-58 Nguyễn Thái Học) nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của cố họa sỹ.

Người xem cũng có thể tham quan triển lãm ảnh về những mốc son lịch sử của cách mạng Việt Nam từ 1945 đến nay tại Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ). Đặc biệt, người xem có cơ hội được chiêm ngưỡng lại những hình ảnh tư liệu về Thăng Long – Hà Nội suốt 1000 năm lịch sử qua tại triển lãm “Thăng Long – Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh: những tháng năm giữ nước” đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Sân khấu - ca nhạc

Sau một thời gian long đong vì bị "mất nhà", sân khấu Nụ Cười Mới chính thức có sân khấu riêng tại Trung tâm Văn hóa Q.10 (240-242 Ba Tháng Hai P.12, Q.10, TP.HCM). Sân khấu này sẽ làm lễ ra mắt khán giả vào ngày 1-9. Trong ngày 2-9, nơi đây sẽ diễn hai suất: suất 18g là vở Siêu sao đồng ruộng (tác giả: Ðức Thịnh, đạo diễn: Phi Nga). Suất 20g30 là vở Ông ngoại bà nội (tác giả: Vương Huyền Cơ, đạo diễn: NSƯT Trần Ngọc Giàu).
Trong ngày 2-9, hầu hết các sân khấu kịch ở TP.HCM đều có lịch diễn. Sân khấu Idecaf diễn hai suất: Thuốc đắng dã tật (16g), Bệnh sĩ (20g). Sân khấu Trần Cao Vân diễn một suất lúc 20g: Sát thủ hai mảnh. Sân khấu 5B diễn một suất 20g30: Dạ cổ hoài lang. Sân khấu Hoàng Thái Thanh diễn vở Người điên trong ngôi nhà cổ lúc 20g. Sân khấu Kịch Phú Nhuận diễn vở Cậu Tèo về nước lúc 20g30. Sân khấu SuperBowl diễn Người vợ ma suất 20g30. Sân khấu Gia Ðịnh (thuộc Nhà hát Thế giới trẻ) diễn vở Lầu hoang lúc 20g.

Hà Nội mùa thu sẽ trở về với giọng hát của ca sỹ Tuấn Ngọc trong chương trình “Sắc thu Hà Nội” diễn ra tại Nhà hát Lớn tối 1-9. Bên cạnh Tuấn Ngọc, còn có những giọng cả khác như: Thanh Lam, Quang Dũng, Bảo Yến, Chế Phong…

Tối 2-9, chương trình nghệ thuật “Tự hào hai tiếng Việt Nam” sẽ diễn ra tại Sân khấu đền Bà Kiệu bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Chương trình quy tụ hàng trăm diễn viên, nghệ sỹ của Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát kịch Việt Nam, Nhà hát tuồng Việt Nam, Trường múa Việt Nam… Các ca sỹ Hoàng Tùng, Đăng Dương, Việt Hoàn, Hồ Quỳnh Hương, Lưu Hương Giang đều góp mặt trong chương trình này.

Các khán giả Hà Nội cũng có thể tìm cách “đổi gió” với buổi độc tấu piano của nghệ sĩ Michel Bourdoncle tại L’Espace (24 Tràng Tiền) tối 3-9. Nghệ sĩ piano sẽ trình diễn những tác phẩm kinh điển như: Điệu vũ Sa-côn dành cho tay trái (Bach-Brahms), Thung lũng Oberman (Liszt), Khúc dạo đầu và Dạ khúc dành cho tay trái (Scriabine), Rhapsodie in Blue (Gerschwin).

Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM
18g30 ngày 2-9, tại mặt tiền sân số 4 Phạm Ngọc Thạch, Nhà văn hóa Thanh niên sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật Chào tương lai. Chương trình có sự tham gia của Thanh Sử, Hạ Trâm, Nhật Tinh Anh, Triệu Lộc, Mắt Ngọc, Giai Ðiệu Xanh...19g30 ngày 3-9 tại hội trường NVH Thanh niên là chương trình ca múa nhạc Tiếp bước truyền thống - xây dựng tương lai. Chương trình sẽ giới thiệu những ca khúc mới viết về những công trình mới của đất nước qua sự thể hiện của các ca sĩ: Tạ Minh Tâm, Nam Khánh, Thanh Sử, Anh Bằng, Quỳnh Lan, Huỳnh Lợi, Hạ Trâm, Triệu Lộc...

Công viên văn hóa Đầm Sen và khu du lịch Suối Tiên
Công viên văn hóa Ðầm Sen xây dựng một chương trình riêng với tên gọi "Ðầm Sen tưng bừng ngày hội non sông" kéo dài từ ngày 2 đến 5-9. Có nhiều sô diễn dành cho thiếu nhi, gồm: sô diễn nghệ thuật xiếc Ngày hội muông thú và Những người bạn tinh nghịch do Ðoàn Xiếc TP.HCM thực hiện, kịch thiếu nhi Sơn Tinh - Thủy Tinh và kịch rối Người đẹp và quái vật do sân khấu Idecaf thực hiện, mỗi ngày diễn đều đặn hai suất. Trong ngày 2-9, khu du lịch Suối Tiên cũng tổ chức các chương trình ca múa nhạc tổng hợp tại sân khấu Hùng Vương và Hoàng Ðế; sân khấu hóa truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh tại hồ Long Quy ẩn thủy; chiếu phim 4D Châu Phi hoang dã... và bắn pháo hoa lúc 20g30.

VTV1: cầu truyền hình nối liền 6 tỉnh thành
Lúc 20g ngày 1-9, kênh VTV1 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình cầu truyền hình gồm sáu điểm cầu tại các thành phố: Hà Nội, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An, TP.HCM. Chương trình tái hiện không khí sôi sục những ngày tổng khởi nghĩa và giây phút Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hình ảnh của một đất nước Việt Nam kiên cường chiến đấu và vươn lên phát triển trong suốt 65 năm...

Cũng trên kênh VTV1 lúc 20g ngày 2-9 sẽ phát sóng trực tiếp chương trình nghệ thuật Tự hào hai tiếng Việt Nam. Chương trình tái hiện và giải thích quá trình hình thành và phát triển quốc hiệu VN, với sự góp mặt của hàng trăm nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Tuồng VN, Trường Múa Việt Nam... cùng các ca sĩ Mỹ Linh, Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn, Hồ Quỳnh Hương, ban nhạc Bức Tường...

HTV9: Việt Nam - 65 năm vì độc lập, tự do, hạnh phúc
Chương trình ca nhạc đặc biệt Việt Nam - 65 năm vì độc lập, tự do, hạnh phúc diễn ra tại Nhà hát Đài truyền hình TP.HCM lúc 20g30 ngày 1-9 và được truyền hình trực tiếp trên HTV9. Các nghệ sĩ tham gia gồm có NSND Thu Hiền, NSƯT Tạ Minh Tâm, Ánh Tuyết, Nam Khánh, Quỳnh Lan, Tô Thanh Phương, Thu Giang, Hạ Trâm, Thanh Sử... Dẫn chương trình là NSƯT Quốc Trụ và MC Đỗ Thụy.

Hà Nội bắn pháo hoa
Vào tối 2-9, TP Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại bốn điểm ở nội thành gồm Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Đông. Trong đó, riêng quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại khu vực Bờ Hồ (trước cửa Bưu điện Hà Nội vừa trước trụ sở báo Hà Nội Mới).

Dịp nghỉ lễ 2-9 năm nay, Hoàng Thành Thăng Long mở cửa đón khách tham quan. Du khách tham quan những dấu tích còn lại của hoàng cung từ thời Lý, Trần, Lê…, tham quan Hậu Lâu, Đoan Môn, thềm Điện Kính Thiên, cột cờ Hà Nội… Theo ban quản lý khu di tích Thành cổ Hà Nội, do việc nghiên cứu ở khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu vẫn chưa hoàn thành nên khu vực này không được mở cửa đón khách như dự kiến ban đầu.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hiz ở chỗ mình từ đây để chay lên TP HCM coi thì ... tiền xăng mắc hơn tiền vé ak hihi
 
hjx. ở nhà chứ đi đâu.
tiền máy bay 0 biết gấp mấy lần tiền vé ^^
 
Mùng 2/9 đi cắm trại trên Đà Lạt và mình bị hành bởi 1 bó Hoa có gai :(
 
×
Quay lại
Top