Mua vở bài tập: Mất tiền "oan"?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
- Vở bài tập in dùng một lần của học sinh tiểu học gây lãng phí vì có nội dụng giống như bài tập trong sách giáo khoa, ngoài ra, nó còn khiến học sinh không luyện được kỹ năng trình bày, lập luận và kỹ năng đọc nhớ đề bài...

Vở bài tập giống hệt sách giáo khoa

Trong khi mệt mỏi vì phải đóng hàng chục khoản tiền đầu năm học thì nhiều phụ huynh càng
cảm thấy xót xa hơn khi phải bỏ tiền mua đủ mọi loại “Vở bài tập” một cách không cần thiết.

Chị Hoa (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một người bán dưa cà ở một chợ cóc của một huyện ngoại thành Hà Nội. Chồng chị Hoa làm nghề xe ôm. Mấy năm qua, mặc dù gia đình còn khó khăn nhưng vợ chồng chị vẫn cố gắng dành mọi nguồn lực để cho 2 đứa con ăn học. Cô con gái lớn của anh chị năm nay học lớp 5. Suốt 4 năm qua, cứ mỗi đầu năm học, anh chị lại đóng tiền mua đủ bộ sách giáo khoa cho con, không thiếu một quyển nào dù là sách bài tập hay sách tham khảo (nếu có trong số sách nhà trường khuyến cáo nên mua). Vì rất bận, lại không phải là người trình độ học vấn cao nên anh chị chẳng mấy khi sờ đến sách vở của con mà chỉ nhắc nhở các cháu học hành.

Vô tình, đầu năm học này, trong một lần giúp con sắp xếp chồng sách vở, chị giật mình khi phát hiện ra phần bài tập trong sách giáo khoa môn tiếng Việt gần như giống hệt phần bài tập trong Vở bài tập in. “Tôi cảm thấy vô cùng xót xa khi mấy năm trời bỏ tiền mua vở bài tập cho con một cách lãng phí như vậy. Nhưng tôi cũng không hiểu sao ngành giáo dục lại cần thiết phải cho in vở bài tập khi mà phần này đã có trong sách giáo khoa?” - chị Hoa nói.

vnm_2013_4933979.jpg

vnm_2013_4933892.jpg

Phần bài tập trong sách giáo khoa (trên) và phần trong Vở bài tập (dưới) chỉ khác nhau chỗ trống cho học sinh điền từ​

Trước phản ảnh của chị Hoa, phóng viên đã có một cuộc khảo sát nhanh tại một số nhà sách và thấy rằng, nỗi xót xa của chị Hoa hoàn toàn có cơ sở. Gọi là “Vở bài tập” nhưng thực chất, đây là các quyển sách bài tập được in để dùng một lần rồi bỏ đi.

Thực tế, ngay trang đầu tiên của “Vở bài tập tiếng Việt lớp 5” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, phần hướng dẫn sử dụng đã ghi: “Các bài trong vở bài tập được lấy từ sách Tiếng Việt 5 nhưng đôi khi được thay đổi hình thức cho phù hợp với yêu cầu của một quyển vở”.

Bên trong vở - sách bài tập, ngay trang thứ 2, phần Chính tả có nội dung, yêu cầu giống hệt phần Chính tả trong sách giáo khoa, chỉ khác là phần yêu cầu tìm tiếng thích hợp có chỗ trống để học sinh điền vào, đồng thời rút bớt những đoạn văn không có các chỗ cần điền từ. Phóng viên cũng tìm được một chỗ khác nhau nữa, đó là trong vở bài tập, chữ “Tìm” trong yêu cầu “Tìm chữ thích hợp với mỗi chỗ trống” được thay bằng chữ “Điền”, còn phần nội dung là bảng có dòng kẻ chứ không in mầu như trong sách giáo khoa.

Tương tự, các phần bài tập tiếp theo trong Vở bài tập Tiếng Việt cũng chỉ khác sách giáo khoa là có các chỗ trống để học sinh tự điền vào cho đỡ mất thời gian chép lại đề bài. Ngay cả những ví dụ được đưa ra trong vở bài tập cũng giống hệt trong sách giáo khoa, chưa nói đến việc các ví dụ này không giàu hình ảnh gợi tả dù đây đang là phần luyện tập tả cảnh (Quê hương em rất đẹp; bé Hà rất xinh...)

Không chỉ có môn Tiếng Việt, ngay trang đầu của Vở bài tập Toán cũng được in rõ ràng: “Vở bài tập Toán 5 chủ yếu gồm các bài luyện tập, thực hành có cùng nội dung, mức độ như các bài tập trong sách giáo khoa Toán 5, chỉ khác về hình thức thể hiện và số liệu. Cách làm các bài tập trong vở này cũng giống như cách làm các bài tập trong sách giáo khoa. Do đó, ở những nơi có điều kiện giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm bài ở vở này trong thực hành, luyện tập”.

Cũng trong trang này, Nhà xuất bản còn “khuyến cáo”: “Trong cùng một tiết học, không nên yêu cầu học sinh vừa làm các bài tập trong sách giáo khoa, vừa làm các bài tập cùng dạng trong vở bài tập, gây nặng nề không cần thiết”.

Chỉ cần đọc như vậy cũng đủ thấy, quyển "Vở bài tập" in dùng một lần của học sinh tiểu học hoàn toàn không cần thiết, bởi nó chỉ có tác dụng giảm bớt công sức chép lại đề bài cho học sinh (mà điều này được cho là vô cùng quan trọng với học sinh tiểu học, giúp các em phải tập trung nhớ được yêu cầu của bài tập, nhờ đó sẽ làm bài tốt hơn). Ngoài sự lãng phí, việc in ấn, vở bài tập còn khiến học sinh tiểu học rất khó khăn để viết đúng, viết đẹp bởi hầu hết các vở này đều không có ô li, trong khi học sinh tiểu học bắt buộc phải viết đúng cỡ chữ.

“Nếu cần phải có chỗ trống để điền vào, tại sao không bớt luôn vài chỗ trống trong sách giáo khoa mà lại phải nhiêu khê in thêm vở bài tập cho tốn tiền dân?” – chị Hoa bức xúc nói.

Lợi bất cập hại

Câu hỏi của chị Hoa chắc chắn cũng là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khác. Có thể, giá của một quyển vở bài tập không nhiều (chỉ khoảng trên dưới 10.000 đồng), nhưng với những gia đình khó khăn, đặc biệt là các gia đình ở nông thôn có đông con đi học thì sự xót xa khi phải bỏ tiền ra mua những quyển vở bài tập như thế này là điều dễ hiểu. Ngoài ra, khi mỗi trang vở bải tập chỉ dùng để điền vài từ rồi vứt đi vì năm sau không thể dùng lại thì mỗi năm, ngành giáo dục đã “giúp” nền kinh tế nước nhà mất đi một số tiền không nhỏ.

vnm_2013_4935788.jpg

Việc điền vào chỗ trống có thể khiến trẻ không trau dồi được kỹ năng trình bày
Cô H, lãnh đạo của một trường tiểu học thuộc huyện Phú Xuyên cho rằng, ngoài chuyện lãng phí, việc yêu cầu học sinh tiểu học làm bài vào vở bài tập in sẵn vừa không giúp học sinh rèn luyện thói quen đọc kỹ và nhớ đề, vừa làm mất thói quen trình bày. “Ở lớp, giáo viên thường rèn học sinh tiểu học kỹ năng trình bày một bài toán như: thói quen dùng thước kẻ khi viết phân số hoặc viết lời giải thì chữ đầu tiên lùi vào mấy ô, đáp số viết ở chỗ nào... Nhưng vở bài tập in sẵn do không có ô li nên học sinh viết rất tùy tiện, chữ to chữ nhỏ nguệch ngoạc, đặc biệt là với học sinh lớp 1, lớp 2. Hơn nữa, có bài cần trình bày dài thì phần chỗ trống lại ngắn, còn có bài chỉ cần vài dòng thì lại bớt rất nhiều, khiến học sinh lúng túng..” – cô H. dẫn chứng.

vnm_2013_4935884.JPG


Trong khi đang phải nắn nót tập viết từng chữ theo ô li thì học sinh lớp 1 lại làm bài tập vào vở bằng những cách điền vào chỗ trống chỉ với những dấu chấm như thế này
Cô H. cũng cho biết thêm, vở bài tập có loại là do Nhà xuất bản Giáo dục in, có loại do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm in (loại này thì không giống hệt sách giáo khoa). Việc làm các bài tập này tuy không có trong chương trình chính thức của Bộ Giáo dục, nhưng hàng năm vẫn được Phòng Giáo dục huyện khuyến cáo các trường mua đủ cho học sinh. “Khi phòng đã yêu cầu, các trường rất khó từ chối mua loại vở này, và vì đã mua rồi nên nhà trường đành phải yêu cầu giáo viên cho học sinh làm hết, nếu không thì phụ huynh họ sẽ thắc mắc là mua để làm gì?” – cô H. chia sẻ.

Trao đổi với VnMedia, Phó Giáo sư Văn Như Cương tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết có loại vở bài tập “dùng một lần” như vậy. Theo Phó Giáo sư thì kỹ năng trình bày và lập luận khi giải một bài toán của học sinh sao cho khoa học là rất quan trọng, nhất là khi đi thi. Vì vậy, việc chỉ điền vào chỗ trống trong các loại vở in sẽ khiến học sinh không rèn luyện được các kỹ năng này. Nhà giáo Văn Như Cương cũng đồng ý với ý kiến của một số phụ huynh rằng, việc in loại vở bài tập dùng một lần như vậy là một sự lãng phí.

Hiện nay, trong khi Quốc hội đang thảo luận Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) thì có lẽ, vấn đề sách bài tập nêu trên rất đáng được các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo vnmedia​
 
×
Quay lại
Top