Một vài tham khảo cho vườn trà nhật

nguyetnhanhi

Thành viên
Tham gia
21/1/2019
Bài viết
0
Thiet ke san vuon phong cách Nhật Bản với một chút gì thanh tịnh, một chút gì đó huyền bí luôn thu hút được sự chú ý của mọi người. Kết hợp với sự khéo léo, tỉ mỉ của các nhà làm vườn, phong cách sân vườn Nhật Bản được coi là một nét đẹp văn hóa trên cả thế giới.

NÉT QUYẾN RŨ CỦA VƯỜN TRÀ NHẬT BẢN

2.jpg


Vườn Nhật được chia ra thành rất nhiều loại phong cách sân vườn khác nhau, trong đó có loại hình Vườn Trà (Chaniwa) - loại vườn ra đời phục vụ cho nghệ thuật thưởng trà tại đất nước mặt trời đỏ này.



Sân vườn á đông qua tìm hiểu và nghiên cứu đã tổng hợp lại các thông tin về loại hình này, xin giới thiệu với mọi người. Nguồn gốc Loại vườn Chaniwa (茶庭 – trà đình) là khu vườn được thiết kế để dành cho những nơi tổ chức nghi lễ Trà đạo. Chaniwa (茶庭) được ghép từ chữ Trà (茶 – cha) và chữ Đình (庭– niwa), dịch nghĩa ra là Vườn trà. Với cách dùng từ chaniwa cũng cho ta thấy rõ sự khác biệt giữa vườn Chaniwa với các loại vườn Nhật khác, đồng thời nhấn mạnh tính khiêm cung giản dị. Chữ đình (庭) mà người Nhật sử dụng vốn chỉ những khu vườn có diện tích nhỏ, khác với các loại vườn được gọi là viên (園) vốn có diện tích rộng lớn. Thiet ke san vuon



Lối vào khu trà thất, dọc hai bên đường được bố trí cây xanh và các bệ nước giúp người gia trước khi vào trà thất được thanh tẩy.[/caption] Xuất hiện từ thế kỷ 14, thời đó Chaniwa không phải là khu vườn mà ai cũng có thể hiểu hết được vẻ đẹp của nó. Khu vườn đơn thuần chỉ là những bụi hoa hoặc cây nhỏ xanh mướt, xuyên qua chúng là những lối đi hẹp được làm một cách cẩn thận, có lát những bậc đá để bước lên, dẫn đến Trà thất.





Đèn đá - nét tạo nên đặc trưng riêng biệt của phong cách sân vườn Nhật.[/caption] Tư tưởng Phật giáo Thiền tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối tư duy của những người thiết kế nên ngôi vườn Chaniwa, đó là tạo nên một khu vườn thanh thoát, trầm tĩnh – một biểu hiện cho cảnh giới cực lạc trong Phật giáo, và đồng thời là một không gian “ tịch” riêng biệt của thế giới Trà đạo. Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô, một hòn đá, một gốc cây cũng gợi lên nhiều cảm xúc. Với đặc trưng này, người Nhật đã dùng những vật thể thích hợp để tạo nên những hình tượng như: lối đi nhỏ bằng đá, thạch đăng lung… Thiet ke san vuon

thiet-ke-san-vuon-an-tuong-12.jpg


Đặc điểm chung của Chaniwa Toàn bộ vườn trà toát lên một vẻ đẹp giản dị hài hòa với thiên nhiên. Cây cỏ cùng với các sự vật trong vườn cảnh tuy là những chi tiết rời rạc, nhưng khi được đặt trong vườn trà chúng lại trở thành những yếu tố gắn bó mật thiết với nhau làm tôn lên vẻ đẹp của nhau và cùng nhau nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên, dung dị, không chút phô trương, đầy giá trị thẩm mĩ quan Thiền của cảm thức wabi trong một khu vườn trà. Cảm thức wabi biểu hiện trong từng khoảnh đất, từng hòn đá, dòng nước, cỏ cây,… gợi lên sự cảm thông và hòa hợp với vạn vật nơi con người.



Ở trong vườn, cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, thiếu một thứ có lẽ sẽ không còn là vườn Nhật. Khu vườn là một đại diện của vũ trụ và các yếu tố: lửa trong các hình thức của một hòn đá hoặc đèn lồng đất sắt, dưới hình thức đá và nước, không khí, nhà máy, và đời sống động vật trong các hình thức thực sự của họ. Vai trò của vườn trà (Chaniwa) trong đời sống người Nhật Mục đích thiết kế của Chaniwa là nơi an nghỉ, là để truyền đạt tinh thần của wabi, hoặc cô độc yên tĩnh trong tư nhiên , đồng thời tạo ra sự cô độc và tách rời khỏi thế giới hiện tại cho người tham dự nghi lễ Trà đạo, khiến chủ nhân nghi lễ cũng như người khách được mời đến thưởng tra trở nên tập trung hơn, có thể cảm nhận được sâu sắc hương vị của trà, sự tôn nghiêm và thành kính của cả 2 bên chủ - khách, cảm thấy trân trọng hơn cái giây phút Ichigo Ichie – Nhất kì nhất hội ấy, đồng thời có một có được khoảnh khắc yên bình tĩnh lặng hiếm có giữa cuộc sống hối hả, nhộn nhịp thường ngày. Sự đồng cảm, hài hòa, trang nhã của trà chủ, trà khách, trà thất trong vườn trà nói lên sự vô ngại giữa người và người, người và cảnh. Thiet ke san vuon
 
×
Quay lại
Top