Một số lưu ý khi giao tiếp

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Đã bao giờ bạn bực mình vì đang nói mà bị ngắt lời chưa? Bạn cũng thấy khó chịu khi mình thì đang nói say sưa mà nhỏ bạn thân cứ nhìn đi đâu đó lơ đãng…Và đôi lúc, bạn cũng phải thừa nhận “nghe người khác nói là một việc làm không dễ dàng gì”
icon_smile.gif


ky-nang-lang-nghe2.jpg
Nghe là một vấn đề đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách lắng nghe. Thật là kỳ cục phải không? Trong các phạm trù của kỹ năng giao tiếp, lắng nghe ít khi được chú trọng mà nhiều khi còn bị bỏ qua, vì nhiều người nghĩ nó không quan trọng. Thực chất, biết cách lắng nghe là một công cụ tuyệt vời hỗ trợ cho quá trình giao tiếp của bạn. Vậy nên, nếu muốn có kỹ năng giao tiếp tốt, học cách nghe là một kỹ năng bạn cần trau dồi:1. Lắng nghe tích cựcLắng nghe tích cực là bạn chăm chú vào những gì người nói diễn đạt, và tỏ thái độ bạn quan tâm đến những gì người đối diện đang trình bày. Khi bạn lắng nghe, hãy thể hiện là bạn chú ý, tập trung cao độ. Mắt hướng về phía người nói, giữ im lặng và nhớ luôn phản ứng đúng như người nói mong đợi khi họ vừa nói xong điều gì đó. Ví dụ, họ vừa kể xong một câu chuyện hài hước, hãy mỉm cười hoặc có thể hỏi thêm về các chi tiết liên quan “ồ, bạn nghe câu chuyện đó ở đâu vậy, nói chung cũng hơi buồn cười một tí thôi,…”, thêm thắt các chi tiết do bạn tưởng tượng ra để câu chuyện thêm sinh động, nếu bạn hứng thú với nó. Cách phản hồi tích cực này sẽ khiến bạn trở thành người mà người khác rất thích trò chuyện cùng.2. Hãy biến việc nghe thành trò chơi của bạnTôi có một cô bạn cùng phòng rất thích kể chuyện công việc của cô ấy, các khách hành khó tính, dở hơi, sự hà khắc của chế độ làm việc…Cô ấy, tùy theo câu chuyện mà có giọng điệu bực bội hoặc vui vẻ…tuy nhiên cô ấy nói quá nhiều mà tôi không thể nào không nghe. Thật là tồi tệ khi bạn phải lắng nghe ai đó về những chủ đề kém thú vị, và trong khi bạn đâu có nhiều thời gian để lắng nghe thường xuyên như vậy?Đối với những trường hợp như vậy, bạn có thể thử một số phương pháp sau để việc lắng nghe trở thành tích cực mà bạn không quá khó chịu về việc phải nghe:- Nắm được ý chính của cuộc nói chuyện: hãy nắm bắt xem họ đang nói về vấn đề gì, và hình dung ra diễn biến của nó. Ví dụ, họ đang kể về chuyện tình yêu của mình, bạn có thể biết chắc nhân vật chính là ai, sắc thái câu chuyện là người đó đang giận hờn hay yêu thương người kia…để có phản hồi khi cần thiết.- Bạn có thể không nghe được hết câu chuyện vì khả năng tập trung kém trong những trường hợp như thế này (nói chung là bạn không muốn nghe), nhưng hãy tỏ thái độ chăm chú. Thỉnh thoảng, chộp ngay một ý mà họ vừa nói để hỏi lại họ thêm. Việc hỏi lại thông tin như vậy khiến cho người kia nghĩ rằng bạn đang chăm chú lắng nghe câu chuyện của họ.- Ngoại trừ chuyện họ kể là chuyện buồn, hãy thử đặt những câu hỏi hóm hỉnh về các nhân vật, tình tiết trong câu chuyện. Như trường hợp trên, khi nghe cô bạn kể về chuyện công ty, tôi đã đặt các câu hỏi “vậy thằng cha đó có vợ chưa? Chắc chẳng ai ưa nổi nhỉ; cậu phản ứng sao? Đừng nói là cậu cho hắn một bạt tai nhé…” Khi cố gắng lố bịch hóa các nhân vật đó, chúng tôi đều thấy câu chuyện trở nên hài hước và nhẹ nhõm hơn nhiều. Bản thân tôi cũng không còn phải chịu sự nặng nề khi phải lắng nghe nữa.- Phản hồi lại bằng một câu chuyện vui: Nếu thấy câu chuyện người kia kể quá đơn điệu và buồn tẻ, hãy thử cắt ngang một cách khéo léo bằng cách kể một câu chuyện vui cho họ. Dành lại quyền được nói để kéo cuộc trò chuyện ra khỏi sự nhàm chán là một điều mà bạn nên làm để giữ được mối quan hệ tốt đẹp với người đối diện.3. Những lưu ý khi lắng nghe- Hãy để người nói kết thúc câu chuyện của họ nếu họ cần kể nó để giải tỏa áp lực: đôi khi, bạn sẽ chán ngán khi nghe ai đó kể lại một chuyện khó chịu mà họ gặp phải: hãy để họ kết thúc câu chuyện. Nếu bạn thấy nó quá dài: đề nghị cô ấy nói tóm tắt. Đừng cắt ngang và nói lảng sang chuyện khác khi cô ấy đang cần chia sẻ.- Im lặng không phản hồi: bạn cứ nhìn chằm chằm vào người nói mà không có một chút phản hồi, khuyến khích người nói chia sẻ câu chuyện của họ…Thật là một người nghe tồi tệ nếu bạn cứ giữ thái độ như một cục đá.- Đừng lắng nghe nửa vời: một khi đã đồng ý trò chuyện , lắng nghe người khác nói, hãy tập trung cho việc lắng nghe. Nếu cảm thấy không có thời gian tham gia câu chuyện, hãy chủ động đề nghị hẹn gặp họ lúc khác. Đừng trò chuyện với ai đó trong khi tâm trí bạn lại để ở nơi khác.
Nguồn: Kỹ năng giao tiếp: Để lắng nghe hiệu quả

Với một người mới quen, hoặc chưa thân thiết và bạn đang tìm hiểu họ, biết cách hỏi chuyện là điều rất quan trọng để bạn biết thêm về họ. Không phải cứ hỏi thật nhiều câu là bạn sẽ nắm được nhiều thông tin từ ai đó. Cách trả lời câu hỏi, thái độ, phản ứng của họ với từng chủ đề chuyện trò sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về cuộc sống riêng của họ đấy. Vậy làm thế nào để hỏi chuyện hiệu quả, đạt được mục đích tìm hiểu của bạn?



ngay-25-5.gif
Hỏi những câu phổ biến theo một cách riêng
Thông thường, khi mới quen, bạn sẽ hỏi những câu đại loại như “quê bạn ở đâu, quê bạn có đặc sản gì, bạn học ngành nào/làm việc gì…” Và hỏi theo kiểu “sơ yếu lý lịch” này sẽ khiến cho người nghe rất dễ chán. Và bạn cũng chẳng hiểu gì thêm về con người của họ cả, ngoài tên tuổi, quê quán.
Hãy thử nghĩ ra vài câu hỏi theo cách mà bạn cho là thú vị, về một thông tin phổ biến nào đó. Ví dụ, muốn biết tên của họ, bạn chỉ cần hỏi “bạn có phải tên là Lan không? – Không hiểu sao nhìn bạn mình lại đoán tên bạn là Lan (cười). Chắc chắn đối tác sẽ đính chính thông tin, bạn có được tên của họ và cuộc nói chuyện cũng thân mật hơn, không quá cứng nhắc nữa.
Đừng hỏi theo công thức
Phần chung chúng ta gặp một người nào đó đều hỏi thông tin sơ bộ của người kia, sau đó mới trò chuyện sâu hơn về các chủ đề vặt vãnh khác. Cách bắt chuyện này khiến bạn trở nên thật nhàm chán trong mắt người đối diện, và làm cho không khí trở nên gượng gạo. Sao không thử hỏi chuyện theo một lối ngược lại và mở đầu câu chuyện bằng những câu liên quan đến bối cảnh lúc đó? Chẳng hạn, nếu hai bạn đang đi tàu, xe, bạn có thể hỏi “bạn đi tàu/xe nhiều lần không? có bị say tàu xe không? Bạn có muốn đổi chỗ cho thoáng hơn không?…; hoặc ở thư viện, bạn có thể hỏi họ về một cuốn sách nào đó…Cách hỏi chuyện này khiến cho hai người vào mạch chuyện trò được tự nhiên, sau đó bạn hỏi sâu hơn về thông tin cá nhân của họ cũng chưa muộn.
Hãy hỏi chuyện như thể bạn muốn biết thực sự
Nhiều bạn hỏi chuyện người khác nhưng khi nghe câu trả lời lại chỉ ậm ừ cho qua chuyện, rồi sau đó nói lảng sang chủ đề khác. Cách nói chuyện hời hợt này chẳng để lại ấn tượng cho nhiều người lắm. Hãy thực tâm khi nghe câu trả lời của họ, và đưa ra những câu hỏi sâu hơn về thông tin mà họ đưa ra. Ví dụ, nếu hỏi tên, sau khi người nghe trả lời, hãy hỏi thêm “tên bạn có nghĩa là gì?” Sau đó, bạn có thể nói về tên của mình và cái tên có thể trở thành một chủ đề thú vị hơn bạn nghĩ đấy.
Không hỏi chuyện riêng tư
Bạn muốn biết thêm về đời sống riêng của họ, quan điểm sống, chuyện tình yêu… của người đối diện? Một trong những câu hỏi vô duyên nhất của các chàng trai với cô gái mới quen là “em có người yêu chưa? Xinh như em chắc có người yêu rồi nhỉ…” Nếu bạn hỏi những câu như thế, người nghe sẽ cho rằng bạn bắt chuyện làm quen chỉ để tán tỉnh vẩn vơ chứ không thực lòng muốn nói chuyện với họ và sẽ gạch chéo tên bạn trong đầu ngay. Tốt nhất là đừng hỏi những chuyện như thế. Thay vào đó, bạn có thể chọn một trong những chủ đề sau để khéo léo tìm hiểu cuộc sống riêng của họ:
- Bạn có nhiều bạn bè không?
- Ngoài giờ học, bạn có hay đi chơi hay đi đâu đó không?
- Mình thích xem tranh biếm họa lắm, hơi khác thường nhỉ. Bạn có thích làm gì kỳ quặc không?
- Bạn biết khu mua sắm ABC chứ? Mình thấy con gái hay đến đó, không biết bạn thế nào?
- Bạn giống một người bạn của mình quá. Này, bạn có hay chơi thể thao không? Bạn của mình thích hoạt động ngoài trời lắm.
- Mình thấy càng lớn mọi người càng không sợ thầy cô giáo. Đặc biệt, sinh viên rất hay nói xấu thầy cô. Bạn có sợ thầy cô giáo không? (cười)
Qua những câu hỏi như trên, bạn có thể biết phần nào các mối quan hệ, quan điểm, tính cách hướng nội/hướng ngoại của người đối diện. Cuộc nói chuyện cũng không còn nhàm chán khi bạn chỉ xoay quanh các chủ đề chung chung thường thấy nữa. Bạn cũng sẽ phát hiện ra người đối diện có thú vị/độc đáo hay nhàm chán, chẳng có gì thú vị. Sau cuộc trò chuyện, một cuộc hẹn tiếp theo hay sự trao đổi thông tin liên lạc sẽ tự nhiên hơn nhiều.
Quan trọng là bạn cần phải thực hành nhiều, giao tiếp nhiều thì sự tinh tế, nhạy bén trong cách hỏi chuyện của bạn sẽ ngày càng được nâng cao và bạn sẽ có thêm hứng khởi khi nói chuyện với ai đó. Tin tôi đi, trò chuyện với người mới quen rất thú vị!
Nguồn: Nghệ thuật hỏi chuyện với người mới quen
 
×
Quay lại
Top