Một số kinh nghiệm hữu ích cho bạn nào muốn kinh doanh

09cb1

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/1/2012
Bài viết
40
Mấy kinh nghiệm này mình xem được từ cuộc live chat của Lý Quí Trung trong chương trình Hành Trình Không Ngừng Bước Tới này

1/hiện nay, em đang là chủ 2 cửa hàng sửa chữa thiết bị điện tử ở ngoại thành Hà Nội, không thể so sánh về cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên với các doanh nghiệp lớn, nhưng em tự tin vào chất lượng bản thân, em muốn triển khai nhiều hơn để thành 1 thương hiệu đàng hoàng thì em cần những gì ?? :KSV@12::KSV@02:

Chào em, trước hết em cần phải biết rõ mình thật sự có muốn phát triển chuỗi hay không, và phải biết rõ phát triển chuỗi có một số khía cạnh phải hi sinh để nhắm vào con đường dài. Nói rõ hơn khi phát triển chuỗi thì lợi nhuận sẽ bị suy giảm, do phải có một hệ thống bài bản để quản lý. Kinh doanh 2 cửa hàng khác với kinh doanh 10 cửa hàng. Với 10 cửa hàng thì ban bệ của công ty sẽ cồng kềnh hơn nhưng đó là điều cần thiết. Cái được của kinh doanh chuỗi là khi số lượng cửa hàng đạt tới con số đủ lớn thì bắt đầu có lãi một cách bền vững, tạo nên thương hiệu có giá trị. Giá trị thương hiệu này có thể được định giá nhiều triệu dolar Mỹ, số tiền mà 1, 2 cửa hàng nhỏ lẻ không bao giờ đạt được. Nói cách khác, lãi của chuỗi nằm ở giá trị thương hiệu, còn lãi của 2 cửa hàng em đang có là doanh thu trừ chi phí. Chúc 2 cửa hàng của em tiếp tục thành công.

2/ Điểm lưu ý quan trọng khi kiếm soát dòng ngân lưu là gì ?:KSV@07::KSV@07:

Chào bạn, điều quan trọng khi kiểm soát dòng ngân lưu đó là luôn giữ cho đó là SỐ DƯƠNG! Dòng tiền là số dương thì mới có thể ngủ ngon được, nhất là trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, và có nhiều biết động về lãi vay ngân hàng.

3/ Cần giữ mức phần trăm vốn đầu tư từ bên ngoài trong tổng vốn kinh doanh khoảng bao nhiêu thì an toàn cho một kế hoạch kinh doanh? :KSV@04:

Chào bạn, lúc nào nắm giữ phần đa số (trên 50%) thì đều là an toàn nhất. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy do nhiều lý do khác nhau. Do đó, việc chọn đối tác, cổ đông, những người đồng hành với mình là rất quan trọng. Nói chung cổ phần nắm giữ dưới 50% thì xem như là không an toàn
 
toàn mấy thông tin mới nghe thấy lần đầu, trong trường chẳng có ai nói mấy kinh nghiệm này nhỉ
brick.png
 
cái này vừa là kiến thức kinh doanh vừa là kinh nghiệm thực tế của doanh nhân đúc kết mà sao trong trường có được, cáo hội thảo may ra chia sẻ thôi thím àh
beauty.gif
 
giờ mới biết giá trị của chuỗi là ở thương hiệu, trước giờ cứ tưởng làm chuỗi cửa hàng để thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa
 
có đọc vụ chuỗi cửa hàng rồi, câu hỏi trên cùng là của mình đó? giờ mới biết muốn phát triển thêm nữa ko phải dễ ..........................
 
nói chung cứ mạnh dạng làm giàu thôi, thiếu đâu bỗ sung sau
big_smile.gif
 
update thêm 1 số kinh nghiệm nữa nè ...

Một kế hoạch kinh doanh muốn hiện thực hóa thì cần những con người đóng vai trò gì?

Chào bạn, còn tùy vào mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ, có những mô hình kinh doanh chỉ cần 1 một người, và những mô hình kinh doanh cần một nhóm người có những thế mạnh và năng lực khác nhau mà trong đó cần phải có: 1/ Marketing, xây dựng thương hiệi, 2/ Tài chính kế toán, 3/ Huy động vốn và chiến lược kinh doanh, 4/ Điều hành và quản trị nhân sự, đôi khi còn cần về lĩnh vực pháp lý.
 
mấy ổng có tiền sướng thật , chỉ việc bỏ vốn rồi thu lãi , chỉ khổ người làm thuê như mình :(
 
riêng tui khoái cái này nè:
Nếu có 3 từ nói về kinh nghiệm thành công. Anh sẽ chọn cho mình chữ gì?
Chào bạn, với tôi chỉ có 2 từ đó là: ĐAM MÊ và KIÊN TRÌ.
 
không bik bao h mới diển ra cái live chat như vậy nựa ta ??? thix cái phần giải thưởng của hành trình nhưng thix nghe kinh nghiệm từ doanh nhân hơn
beauty.gif
 
có ai tham gia cái chương trình này không ? Nghe bảo khóa học 6 ngày toàn do chuyên gia kinh tế nước ngoài với doanh nhân Việt Nam dạy không đó
 
Ông Trần Hòang-Chủ tịch VietnamMarcom, Chủ tịch Hội Marketing Tp.HCM, Đại Diện Hiệp Hội Quảng Cáo Quốc Tế tại Việt Nam (IAA) <<<<< nhìn người tham gia là muốn tham gia, nhìn giãi thưởng là muốn bay ra ai đìa hà hà
 
hình như ngày 12.3 này là kết thúc nhân ý tưởng rồi đó, các thím gửi nhanh lên nào
 
thích cả 2 cả giải thưởng nhưng chắc hơi khó :KSV@05:
Lúc đầu tính tham gia nhưng mà thấy kế hoạch cũng chưa ổn lắm , xem kế hoạch của mọi người thú vị là đáng nể hơn , thôi thì làm cái chân like
 
giải thưởng hoành tráng nhỉ ^^ $5.000 cho 1 ý tưởng là quá đã rồi
__________________
 
cái lớp học cho 10 ý tưởng dẫn đầu khá là hay àh, đào tạo để có 1 cuộc thi hoành tráng hơn.
 
thế cái lớp đó tổ chức ở đâu vậy , ngoài Bắc ak
 
Đọc cái nì ở trang hanhtrinhkhongngungbuoctoi.com thấy cùng chủ để post lun cho cả nhà theo dõi
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT Ý TƯỞNG CỦA BẠN KHẢ THI?

Sau khi ý tưởng của bạn đã cơ bản hình thành, vấn đề tiếp theo sẽ là: liệu ý tưởng đó mang tính khả thi trong thực tế? Bạn phải khách quan đánh giá vấn đề này, bởi nếu không tìm câu trả lời, ý tưởng của bạn sẽ khó thành hiện thực.

Điều gì tạo nên một ý tưởng kinh doanh tốt?
Một khi bạn ấp ủ một ý tưởng, bạn phải chắc chắn bạn có thị trường để triển khai ý tưởng. Vì thế, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường về các vấn đề như: bao nhiêu người sẽ tham gia và đầu tư vào ý tưởng của bạn? đối thủ cạnh tranh và khách hàng của bạn là ai? khách hàng có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hay không?

Những số liệu bạn đang có như thế nào? Bạn cần phải chú ý những số liệu từ các đối thủ cạnh tranh để tìm ra những nhu cầu bạn cần tập trung. Chi phí sản xuất và các chi phí khác sẽ là bao nhiêu? Khách hàng mục tiêu có khả năng chi trả đối với mức giá đó hay không? Lợi nhuận của bạn như thế nào? Tỉ lệ khách hàng quay lại với sản phẩm/ dịch vụ của bạn?

Một ý tưởng tốt sẽ tạo không gian cho doanh nghiệp của bạn phát triển. Đừng theo đuổi xu hướng hiện tại, bạn cần phải đi xa hơn thế nếu muốn phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Hãy dự đoán thị trường sẽ phát triển ra sao trong 1, 2, hay 5 năm tới. Liệu lượng cầu đối với sản phẩm của bạn sẽ tăng cao?

Ý tưởng kinh doanh của bạn không nhất thiết phải mới mẻ, nhưng cần phải có nét độc đáo riêng so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh một cách bao quát nhất.

Tại sao một số ý tưởng kinh doanh lại thất bại?

Một trong những nguyên nhân chính là do nghiên cứu thị trường chưa tốt. Có thể bạn đang hăng hái muốn triển khai ý tưởng ngay lập tức, nhưng nghiên cứu thị trường một cách thấu đáo là công việc cực kỳ quan trọng. Nếu không, bạn sẽ không có những thông tin cần thiết cho công tác marketing và định giá sản phẩm.

Phần lớn các ý tưởng kinh doanh thất bại không phải vì ý tưởng chưa đủ hay, mà là vì marketing quá tệ. Bạn phải biết chính xác ai là khách hàng của bạn, thói quen tiêu dùng và cách phản ứng của họ đối với các hình thức marketing khác nhau. Ví dụ, thay vì dùng cách tiếp thị bằng tin nhắn điện thoại cho cho phân khúc trẻ tập đi, cách đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều cho trẻ vị thành niên.

Một doanh nghiệp không có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Để tránh xảy ra điều này, bạn nên xác định những Lợi điểm Bán hàng Độc nhất (thường gọi là USPs) của sản phẩm bạn kinh doanh. Hãy nhìn vào vào điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và tận dụng nó: liệu có thể tung ra một phiên bản cao cấp của sản phẩm đối thủ? Cung cấp thêm dịch vụ khách hàng đa dạng và tốt hơn?

Nếu chi phí quá cao, bạn sẽ khó mà sinh lời, vì thế hãy bắt đầu ở mức vừa phải và giữ các chi phí ở mức tối thiểu. Nếu không cần thiết phải có văn phòng, bạn có thể bắt đầu tại nhà. Hoặc để giảm lượng khí thải carbon nơi bạn sinh sống, bạn chọn nơi sản xuất sản phẩm ở tỉnh/thành phố bên cạnh, nhưng sẽ khiến số tiền của bạn bị tiêu hao đáng kể

Nếu bạn tính toán giá cả không tốt, khách hàng chắc chắn sẽ không muốn mua sản phẩm của bạn. Bạn cần phải nghiên cứu thói quen tiêu dùng, khả năng chi trả và mức giá sẵn sàng mua của khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn kinh doanh hoàn toàn vì lợi nhuận, nhiều khả năng bạn sẽ thất bại. Để kinh doanh thành công, bạn phải có một đam mê thực sự trong những gì bạn làm, để luôn sẵn sàng lèo lái doanh nghiệp lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn.




----------

Phương pháp thực hiện bản kế hoạch kinh doanh

Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những phương pháp thực hiện bản kế hoạch kinh doanh một cách tổng quan nhất. Bằng những thông tin tổng hợp, Hành Trình Không Ngừng Bước Tới chỉ cố gắng đưa ra những điểm cơ bản nhất để các thành viên có thể hiểu rõ qui trình và cách thức thực hiện một cách thuyết phục nhất với mục đích thu hút sự chú ý của hội đồng ban giam khám khảo Hành Trình Không Ngừng Bước Tới với một bản kế hoạch hoàn hảo nhất.

Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại.
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
1. Ý tưởng kinh doanh:
Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công.
Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được:
Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)?
Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường:
Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):
Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing:
Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?
Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ?
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:
Segment (phân loại khách hàng)
Target (chọn khách hàng mục tiêu)
Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch hoạt động:
Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị, quy trình,...
Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Kế hoạch tài chính:
Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn VCSH, khác)& Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Lập dự toán ròng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp thất bại.
Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này - vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
9. Kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt.
Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc.Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.Sau khi có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.
Kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu cá nhân là động lực lớn nhất để giúp bạn đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

 
mất công làm kd truyền thống,vốn cao,rủi ro nhiều,kiến thức ít. làm kinh doanh theo mạng cho lành :0
 
×
Quay lại
Top