Một số hiểu biết về bán hàng đa cấp

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
1236841_643412289026438_590761540_n.jpg
Kinh doanh theo mạng (Network marketing – Bán hàng đa cấp – MLM)
Trong mô hình kinh doanh truyền thống, sản phẩm được xuất xưởng từ nhà máy sản xuất rồi qua rất nhiều bước trung gian rồi mới tới tay người dùng (ví dụ: Hàng hóa sau khi sản xuất đc phân phối đến đại lý cấp 1, sau đó đến đại lí cấp 2,.... đến nhà bán lẻ). Khi qua những bước trung gian như vậy, NSX phải bỏ ra 1 khoản tiền rất lớn để chi trả cho dịch vụ vận chuyển, lưu giữ.. và phải mất 1 chi phí để tiếp thị, quảng cáo tới người dùng (thường chiếm khoảng 30% - 40% giá sản phẩm).

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có một hình thức kinh doanh mới, rất thành công ở nước ngoài, mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng, đó là kinh doanh theo mạng hoặc ở Việt Nam gọi là Bán hàng đa cấp.

Trong mô hình kinh doanh này sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua một mạng lưới các nhà phân phối của công ty chính là những người tiêu dung tích cực và thường xuyên của công ty kết nối lại với nhau. Những người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm của công ty, thấy có hiệu quả, cảm thấy khâm phục chất lượng sản phẩm sẽ chia sẻ với những người bạn bè xung quanh của mình. Đến lượt những người này, họ cũng sử dụng sản phẩm, thấy tốt và chia sẻ với bạn bè của họ. Cứ như vậy, người này chia sẻ với người kia, dần dần hình thành nên một mạng lưới và người ta gọi đó là mạng lưới những người tiêu dùng. Ở đây, công ty sẽ cắt bỏ hoàn toàn các khâu trung gian cũng như quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại và tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ.
Quyền lợi đầu tiên khi tham gia mạng lưới là tất cả những người tiêu dùng được mua hàng tại công ty với giá bán sỉ. Điều đặc biệt là với lòng tốt và sự khâm phục sản phẩm, họ có thể xây dựng đằng sau mình một hệ thống những người tiêu dùng phát triển vô tận và được công ty biết ơn bằng những khoản hoa hồng chi trả không chỉ từ số lượng người họ có thể giới thiệu ra mà còn được hưởng lợi nhuận từ toàn mạng lưới tiêu dùng mà họ đã xây dựng nên. Những khoản phần trăm hoa hồng này được tiết kiệm từ việc thay vì phải trả cho các khâu trung gian, truyền hình hay người mẫu, công ty mang lại quyền lợi cho những người tiêu dùng.
Theo thống kê mới nhất về ngành MLM (kinh doanh theo mạng – network marketing):
+ Mỹ: số người làm trong mạng lưới MLM khoảng 15%
+ Nhật bản: 90% hàng hoá & dịch vụ được phân phối thông qua ngành MLM
+ Đài loan: Cứ 12 người có 1 người làm trong ngành MLM
+ Malaysia: Có hơn 1 triệu nhà phân phối đạt doanh thu 1tỷ USD
+ Việt nam: hiện nay có trên 50 Cty MLM và trên 100.000 nhà phân phối.
*(Thông tin: internet)*
Kinh doanh theo mạng được đánh giá là một hình thức kinh doanh, ưu việt nhất trên thế giới, nó còn được nhận định như hình thức kinh doanh trong tương lai.
Tuy nhiên, sau khi du nhập về Việt Nam nó dẫn đến sự biến tướng quá nhiều. Dân Việt Nam hay gọi là hình thức bán hàng đa cấp. Nó lôi kéo thành viên tham gia, xây dựng mạng lưới dựa trên sự lừa lọc người thân quen, hay tâm lý mất tiền thì phải kiếm lại của những người đã lỡ tham gia...

Còn nữa...
St!
 
PHẦN 2 - NHỮNG BIẾN TƯỚNG CỦA KINH DOANH THEO MẠNG KHI ĐẾN VIỆT NAM

Kinh doanh theo mạng (multil level marketing- MLM) bản chất là một hình thức kinh doanh tiến bộ, được đánh giá là mô hình kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam, mô hình kinh doanh này đã bị biến tướng bản chất rất nhiều, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho xã hội. Cụ thể như thế nào, chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề này:
Thứ nhất về sản phẩm, các công ty đa cấp chân chính bán sản phẩm thật, hàng hóa thực, trực tiếp tạo ra của cải vật chất thật cho xã hội. Tuy nhiên lại có 1 số công ty kinh doanh các mặt hàng phi vật chất: tri thức hay kĩ năng mềm.Vụ việc của công ty MB24 là minh chứng sống động nhất. Đó không phải kinh doanh chân chính. Phải chắc chắn một điều rằng đã số các công ty MLM đều kêu gọi gia nhập nhắm đến đối tượng học sinh sinh viên, nhất là các tân sinh viên bới: các bạn có thể tăng thêm kĩ năng mềm, giao tiếp, có những trải nghiệm thú vị ( qua các buổi khảo sát thị trường, xin số điện thoại, mới gọi gia nhập, …)..Kĩ năng mềm là cần thiết, nhưng hình như nó chỉ là cái vỏ bọc để các công ty MLM gián tiếp quảng cáo cho hình ảnh của mình . ( một số công ty còn lấy tên văn phòng đại diện khác hẳn, k nói rõ tên công ty của mình..như vậy có đáng tin cậy?). Tuy nhiên, những kỹ năng mà họ đào tạo, trang bị cho nhân viên tất cả cũng chỉ nhằm mục đích mời gọi, lôi kéo để xây dựng mạng lưới cho họ. Thậm chí đơn giản nó chỉ là cái cách nói chuyện của 1 người đã có “thâm niên” trong công ty truyền lại cho người mới cái cách nói chuyện của mình – nó rất là máy móc mà hầu như không có ích cho bạn.
Thứ hai, trước khi gia nhập MLM, bạn sẽ được mời đến các buổi hội thảo về cơ hội kinh doanh, học hỏi trong một môi trường công bằng, mức lương hấp dẫn.. Đến đó, bạn sẽ được lên tinh thần, nghe triết lí về thành công, và bạn nghĩ: mình sẽ là người giống họ..Tuy nhiên khi đã gia nhập 1 thời gian, bạn nhận ra rằng tất cả những gì ban đầu bạn thấy là sao chép, sao chép của những “thủ lĩnh” có mức lương khủng trong công việc..ban sẽ nhận được lời khuyên: sao chép là bản chất của MLM, sao chép càng đúng, càng kiên trì, cơ hội thành công như thủ lĩnh càng cao..Nhưng điều đó có phải đồng nghĩa với việc bảo bạn dừng sáng tạo???Một thế giới mà không có sáng tạo thì sao có thể phát triển??..Bạn sẽ được nói rằng bạn khác những người bên ngoài vì bạn có tư suy thủ lĩnh, có suy nghĩ của người thành công….Vậy Thành công chỉ là việc truyển càng nhiều, hệ thống bán càng nhiều và thu về càng nhiều tiền hay sao???
Có thể nói thời gian đầu tham gia, với những ai thật sự ưa thích công việc (hay ngộ nhận), suy nghĩ của họ sẽ rất khác: chỉ có công việc, làm thể nào để tận dụng mọi cơ hội để bán sản phẩm, phải đạt được mục tiêu tháng này,…và bạn bỏ lỡ nhiều mối quan hệ, bạn bè, tình cảm bạn bè khi bạn lúc nào cũng mời chào mua hàng cũng sẽ rạn nứt… Thực sự mà nói, thời gian đó bạn sẽ rất “ cuồng”, bạn sẽ nghĩ mọi ng nói xấu và không hiểu hết về MLM. Nhưng ai mới thực sự chưa hiểu hết đây? Những người tự trải nghiệm và nhận ra sẽ hiểu kĩ về vấn đề này Mình sẽ chững minh điều này:
Hiểu kinh doanh đa cấp là xây dựng mạng lưới hỗ trợ công việc kinh doanh,1 kiểu hợp tác cùng chia lợi nhuận. Hệ thống tầng bậc, càng nhiều người hoạt động thì chiết khấu đội nhóm càng cao, mà số tiền đó sẽ được bỏ vào túi những người thủ lĩnh với cơ sở “thủ lĩnh là người quan trọng lập ra đội nhóm”…Vậy có công bằng không khi thủ lĩnh không cần đi chào hàng, k cần bán sản phẩm, chỉ tuyển và lên tinh thần cho đội nhóm đông đảo của mình, và hàng tháng vẫn có một số tiền “khủng” nhất định trả vào tài khoản??? Hơn nữa, số tiền đó ở đâu ra? Nếu như các Công ty MLM nói rằng bạn được mua sản phẩm trực tiếp từ các tư vấn viên, không cần qua khâu trung gian, giá cả sẽ rẻ hơn thì thực tế, số tiền chiết khấu để trả cho hàng trăm, hàng ngàn các tư vấn viên và thủ lĩnh các đội nhóm là một con số không thể tưởng tượng được (chưa kể đến các chuyến du lịch miễn phí cấp cao mà hãng chi trả cho tư vấn và quản lí). Và thực tế, các sản phẩm bán ra tuy giá không đắt (cũng không phải rẻ), nhưng nếu tính số tiền đó chia ra trên từng dung tích sản phẩm thì sẽ đắt hơn nhiều so với các sản phẩm thông dụng hay quảng cáo trên ti vi.
Các công ty MLM thường áp dụng chương trình tư vấn viên được mua sản phẩm với giá rẻ, nói là khuyến khích mua sản phẩm, bán lại giá bt, giá cao, vậy là có lãi..Và thực trạng là các tư vấn viên ôm hàng, gọi nhiều sản phẩm giảm giá về để bán..Nhưng khi không bán được thì các bạn định bì vào số tiền bỏ ra như thế nào?
Trên đây là THỰC TẾ sự biến tướng của hình thức kinh doanh theo mạng ở Việt Nam. Họ có rất nhiều cách thức mời gọi, lôi kéo và thậm chí là doạ nạt nếu ta không tham gia vào mạng lưới của họ. Khi gặp những trường hợp đó chúng ta cần phải làm gì? Cần phải ứng phó như thế nào? Làm thế nào để không bị lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến những cơ sở kinh doanh của họ?

Còn nữa..
St!
 
Việt Nam hỏi rất nhanh, nhưng khi áp dụng toàn theo chiều hướng khác :v
 
×
Quay lại
Top