Một số điều cần lưu ý về phong thủy khi thiết kế phòng bếp

chungnamdinh

Thành viên
Tham gia
3/1/2017
Bài viết
0
Một số điều cần lưu ý về phong thủy khi thiết kế phòng bếp

Phòng bếp giờ đây không còn được coi là “gác bếp”, “xó bếp” nữa mà nghiễm nhiên trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể thiết kế ngôi nhà. Cha ông ta thường nói “Có kiêng có lành”, dù bạn muốn phòng bếp của mình hiện đại, cá tính hay phá cách đến đâu, yếu tố phong thủy vẫn là điều nên lưu ý.giưỡng ngủ gỗ công nghiệp

Trong thiết kế nội thất không gian phòng bếp, ngoài việc phải đảm bảo các thông số "chuẩn" trong bài trí nội thất phòng bếp, bạn cần tránh một số điều để có được phòng bếp tiện dụng, xinh đẹp và hợp phong thủy. Bà viết dưới đây của Nội Thất Thạch Thất sẽ giới thiệu cho bạn đọc được biets một số điều cần lưu ý về phong thủy khi thiết kế không gian phòng bếp.

Tránh “Thủy”

Theo ngũ hành thì thuỷ khắc hoả, mà bếp nấu là đại diện của hành hỏa nên tránh đặt quá gần khu chứa nước hoặc nhà tắm nhà vệ sinh… Các hệ thống dùng nước (đường ống, bể nước, hầm phân, hố ga…) nếu ở trên đầu bếp, ở bên cạnh hoặc ngay dưới bàn bếp cũng đều gây ra những bất cập khi sử dụng, khi sửa chữa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.

Đối với khu bồn rửa thường được đặt ngay trong gian bếp, nên chắn bằng bình phong hoặc ngăn cách với bếp bằng các nội thất khác như đảo bếp, tủ lạnh…
TT-105-6-2.jpg
Tránh xú uế

Bếp cũng cần tránh để sát bên hoặc miệng của bếp nấu tránh nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sinh, chỗ nuôi súc vật (nhiều xú uế) và thậm chí tránh cả nhà để xe nữa (dễ gây cháy nổ và bụi bặm, mùi xăng dầu). Bếp là nguồn sinh phúc lợi của cả nhà, cần được tích tụ cát khí. Mà nhà vệ sinh lại là nơi thường được quan niệm là không sạch sẽ. Hơn nữa phòng bếp đại diện cho Hoả, nhà vệ sinh đại diện cho Thuỷ, Thuỷ – Hoả tương khắc.

Bên cạnh đó, cửa phòng bếp tránh trực diện với cửa phòng vệ sinh, phòng bếp và phòng vệ sinh cũng không được cùng chung một cửa. Có nhiều gia đình vì tiết kiệm không gian, làm chung một cửa cho phòng bếp và nhà vệ sinh. Như vậy làm thuỷ hoả lẫn lộn, không có lợi.

Tránh “mở cửa nhìn ngay thấy bếp”

Người xưa vẫn thường hay nói rằng “mở cửa nhìn ngay thấy bếp, thì tiền tài hao hụt”. Còn xét trên thực tế cũng thấy rằng: Nếu phòng bếp đối diện với cửa lớn, khi gió to thì sẽ làm tắt lửa. Vì vậy khi đặt bếp cần chú ý tới thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà, tránh việc khi mở cửa chính ra là nhìn ngay thấy miệng bếp. Việc này theo phong thủy xưa sẽ khiến cho “tài phú đa hao”.

Nhưng hiện nay các nhà chung cư, nhà phố diện tích nhỏ hay đặt phần bếp gần cửa ra vào, tuy có lợi thế là dành diện tích thông thoáng chiếu sáng ở ngoài ban công, cửa sổ cho phòng khách, phòng ngủ, nhưng lại có nhược điểm vừa vào nhà đã gặp ngay bếp. Trong trường hợp đó, bạn hãy cải tạo bằng cách dùng tủ hay mành rèm, bình phong để ngăn trước bếp, làm giảm luồng khí vận động từ cửa vào bếp

Tránh để khí từ bếp đi vào các phòng khác

Không nên để khí thải từ bếp như hơi dầu mỡ, khói, mùi truyền sang các phòng khác (đặc biệt là phòng ngủ) bởi khí thải từ bếp luôn mang theo những nguy cơ bất lợi với sức khỏe con người. Nếu bếp nằm ở đầu hướng gió thì nên bố trí vách ngăn, hoặc bình phong để làm chuyển hướng luồng khí thổi từ bếp

Các thiết kế bếp hiện đại ngày càng giảm tác động xấu của quá trình nấu nướng lan toả sang không gian lân cận. Nhưng các căn hộ chung cư hoặc nhà có diện tích nhỏ thì các khu vực thường được thiết kế kiểu liên thông để giúp nhà trông thoáng rộng hơn. Bạn có thể khắc phục bằng cách bố trí thông gió cưỡng bức cho bếp vào hộp kỹ thuật, đồng thời xử lý vách di động (cửa trượt,xếp) để khi đun nấu nhiều có thể tách biệt phần bếp với không gian bên ngoài. Dùng vách di động hay tủ đa năng còn giúp che chắn tầm nhìn khi khách vào nhà, tạo một khoảng đệm cần thiết với những nhà có diện tích nhỏ.

Đừng biến các khoảng trên nóc tủ bếp làm kho vì sẽ rất lộn xộn và bất tiện khi tìm kiếm cũng như đồ vật dễ bị rơi xuống. Nếu diện tích hạn hẹp thì bạn có thể tiết kiệm không gian tại các khoảng pha chế và bồn rửa, nhưng cần phải đảm bảo đủ rộng cho chỗ đứng nấu, tạo khoảng lùi cần thiết đề phòng khi phát hoả.

Màu sắc trong bếp hay được chuộng màu gỗ (mộc), màu đỏ sậm (hoả) hoặc màu vàng (thổ). Tủ bếp hiện đại thường làm bằng gỗ chống cháy hoặc inox kết hợp mặt đá, gạch men, nhựa tổng hợp… Nhưng dù bằng vật liệu hay màu sắc gì thì bề mặt bàn và tủ bếp chỉ nên nhẵn và bóng vừa phải, giảm các chi tiết rối mắt và tránh làm nhiều các khe hốc rất khó làm vệ sinh.
 
×
Quay lại
Top