Mong Bộ GD&ĐT sớm thực hiện thí điểm mô hình xét tuyển

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Từ khoảng 10 năm nay Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi 3 chung vào ĐH, CĐ nhằm chọn các thí sinh có đủ năng lực để học tiếp lên bậc ĐH và CĐ. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục đó là một cách lựa chọn tốt. Tuy nhiên, đó không phải là cách lựa chọn duy nhất.

864935-1517e1ffbab996-img.jpg

ảnh minh họa

Những trường trọng điểm quốc gia như ĐHQG, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐHKTQD nên tổ chức thi riêng để lựa chọn các thí sinh nhằm đào tạo các thế hệ sinh viên đạt tiêu chuẩn chất lượng của các trường hàng đầu thế giới vì các trường đó được Nhà nước ưu tiên đầu tư và đã có truyền thống về đào tạo.

Còn đối với các trường vùng, ở các tỉnh không cần thiết phải đào tạo quá nhiều ngành, nên chọn một số ngành đặc thù để đào tạo. Với các trường đó học sinh có học lực loại khá trở lên (theo điểm tổng kết của 3 năm THPT) và điểm thi TN loại khá trở lên sẽ có đủ kiến thức để theo học ở bậc ĐH hoặc CĐ.

Ví dụ các sinh viên theo học các ngành kinh tế (tuyển theo khối A, A1, D1) chỉ cần có học lực trung bình về môn Toán, không cần khá, giỏi về môn Lý và Hóa, trong khi để nâng cao chất lượng không nhất thiết phải hạn chế đầu vào mà cần phải thắt chặt đầu ra.

Các trường nên đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đảm bảo thi các môn học một cách chặt chẽ, khách quan (vấn đề này ta chưa chú ý thực hiện kể cả đào tạo sau ĐH).

Nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật... chỉ một số trường hàng đầu như Cambridge của Anh, École Normale Supérieure của Pháp… tổ chức thi đầu vào, còn đa số các trường đều căn cứ vào kết quả học tập của học sinh ở THPT, thi tốt nghiệp và các trường ĐH theo dõi và định hướng cho các học sinh nên vào học các ngành nào của trường mình, không tổ chức thi 3 chung.

Việc xét tuyển theo đề nghị của 4 trường Quang Trung, Phan Chu Trinh, Yersin, Trưng Vương là tương đối hợp lý, không sử dụng kết quả của kỳ thi 3 chung , nếu cần có thể có thêm kiểm tra test kiến thức cần thiết cho ngành đào tạo (các ngành nghệ thuật, TDTT..) đối với các thí sinh đã đạt các tiêu chí về điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm của THPT.
Các trường đó sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT và trước xã hội về chất lượng đầu ra của mình. Việc tuyển lao động, viên chức còn phải thông qua phỏng vấn, trường nào sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm thi chắc chắn năm sau sẽ có ít thí sinh đăng ký nhập học, hoặc có khi phải đóng cửa.

Thay vì phải tập trung sức lực vào kỳ thi 3 chung, Bộ GD&ĐT cần tăng cường kiểm tra chất lượng đào tạo dựa trên các tiêu chí về chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy tiên tiến, số SV có việc làm đúng theo ngành đã đào tạo… và tiến hành xếp loại các trường ĐH như đã phân loại các trường THPT thành các trường loại 1, 2, 3, xếp thứ tự các trường.

Việc xét tuyển theo hướng các trường đã đề xuất tránh sự tốn kém cho Nhà nước và gia đình các thí sinh, tránh cho học sinh chịu nhiều áp lực phải tiến hành thêm một kỳ thi. Nhiều nước đang phấn đấu phổ cập hóa giáo dục, nhân dân ta cũng có mong muốn như vậy.

Với số lượng các trường ĐH như hiện nay, với cách xét tuyển dựa trên điểm sàn của kỳ thi 3 chung ( xác định còn chưa được hợp lý) nhiều trường ĐH chỉ xét tuyển đạt dưới 50% chỉ tiêu, nhất là các trường ngoài công lập ( trong khi các nước đang có xu hướng tăng số lượng các trường tư thục như Indonesia, Singapore) sẽ dẫn đến việc lãng phí nghiêm trọng công suất của các trường ĐH
Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top