Môn Sinh: Thí sinh tránh “mắc bẫy” ở đề

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
“Đối với môn Sinh, để tránh bị mất điểm đáng tiếc, phần câu hỏi lý thuyết, thí sinh đọc thật kỹ đề bài và đáp án trước khi quyết định khoanh tròn. Phần bài tập, thí sinh tận dụng tối đa công thức toán học để tìm ra đáp án nhanh và chính xác nhất”.

Đó là chia sẻ của thạc sĩ Nguyễn Thị Hà, giáo viên trường THPT Cao Bá Quát – Hà Nội.

Chọn câu dễ làm trước
Cô Hà cho biết, đề thi tuyển sinh các năm gần đây sát chương trình học phổ thông. Do đó, trước ngày thi, thí sinh bình tĩnh rà soát lại toàn bộ kiến thức đã học và đặc biệt học bám sát chương trình trong sách giáo khoa.

Khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải đọc kỹ thông tin trong phiếu trả lời trắc nghiệm và làm đúng theo hướng dẫn để tránh nhầm lẫn hoặc thiếu sót đáng tiếc. Nhận đề thi, điều đầu tiên thí sinh cần lưu ý mã đề thi và ghi đúng phiếu trả lời trong phiếu.

Thí sinh đọc kỹ từng câu hỏi để nắm rõ nội dung, nên làm câu lý thuyết dễ trước. Bởi nhiều thí sinh giải câu hỏi khó trước, nếu không tìm ra đáp án đúng thí sinh sẽ bị mất bình tĩnh khi làm câu tiếp theo.

Lưu ý khi làm bài

Câu hỏi lý thuyết: Kiến thức trong đề thi có ở tất cả các chương trong chương trình sách giáo khoa. Ví dụ: Câu hỏi ra trong đề có thể có liên hệ thực tế ở phần nội dung Sinh thái, thí sinh cần vận dụng linh hoạt kiến thức ở các phần khác để giải bài, chọn đáp án chính xác.

Phần nội dung Sinh thái thường có những câu hỏi liên hệ thực tế, với những câu hỏi này thí sinh để tâm lý thật thoải mái khi làm bài vì những câu hỏi này giúp thí sinh lấy điểm khá dễ.

Tuy nhiên, trong câu hỏi về phần Sinh thái, ngoài những câu hỏi dễ, cơ bản, thí sinh sẽ gặp phải những câu hỏi khó hơn mang tính chất nâng cao. Ở dạng câu hỏi này, thí sinh không để ý rất dễ mắc sai lầm hoặc mắc phải “bẫy chết người” người ra đề đã cài đặt sẵn.

KenhSinhVien-1373007294-thi-sinh.jpg
Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh trước khi vào phòng thi (Ảnh: Đức Nguyễn)​

Ví dụ: Đề thi năm 2011 ở câu 7, đề bài hỏi: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%.

Trong đề cho “Sinh vật tiêu thụ” nhưng khi hỏi lại hỏi “Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng”. Nên thí sinh rất dễ bị nhầm là “Hiệu suất sinh thái giữa Sinh vật tiêu thụ bậc 3 với Sinh vật tiêu thụ bậc 2 và giữa Sinh vật tiêu thụ bậc 4 với Sinh vật tiêu thụ bậc 3”. Do đó sẽ chọn đáp án A, nhưng thực ra đáp án đúng phải là B.

Phần Di Truyền học: Nếu thí sinh chỉ đơn thuần là “học vẹt” hoặc không bình tĩnh trong quá trình làm bài thi thì chỉ đọc nhầm 1 từ là có thể chọn ngay đáp án sai:
Ví dụ: Đề thi 2011 ở câu 2 có hỏi: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

Thông thường thí sinh chỉ quen học tên bộ ba (UAG; UAA; UGA) mà không để ý đến chiều hoạt động, hoặc vì không bình tĩnh để nhận ra đề bài đã đảo ngược chiều hoạt động của mARN nên dễ dàng chọn đáp án C. Nhưng trên thực tế đáp án đúng là đáp án D.

Phần câu hỏi bài tập: Nội dung chủ yếu rơi vào 2 phần nội dung: Cơ chế di truyền và biến dị; Tính quy luật của hiện tượng di truyền.

Bài tập chương Cơ chế di truyền và biến dị, thí sinh muốn làm tốt buộc thí sinh phải hiểu, nhớ, vận dụng công thức và kiến thức toán học trong giải bài tập lý thuyết.

Ví dụ: Đề thi đại học năm 2009, nội dung hỏi: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là.
A. 42. B. 21. C. 7. D. 14.
Nếu đề bài hỏi số loại thể một nhiễm thì khá đơn giản, không cần công thức có thể biết số loại thể 1 nhiễm bằng số nhiễm sắc thể (NST) đơn bội. Nhưng ở đây bài toán hỏi số loại thể 1 nhiễm kép, do đó ta phải coi số cặp nhiễm sắc thể là một tập hợp n phần tử (mỗi phần tử là một cặp NST => n = 7). Thí sinh phải chọn ra các loại tổ hợp có 2 cặp nhiễm sắc thể mà mỗi cặp mất 1 nhiễm sắc thể, tức là thí sinh chọn ra k (k = 2) phần tử trong số n phần tử trên => sử dụng công thức tính tổ hợp C(k,n) = 21

Bài tập chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền: Để làm được buộc học sinh phải tuân thủ các nguyên tắc và các bước trong quá trình làm. Dạng bài tập các phép lai, mục đích cuối cùng của các bài tập xoay quanh kiểu gen, kiểu hình của các cá thể trong phép lai. Để làm được điều đó, thí sinh phải viết được sơ đồ lai.

Trong quá trình làm bài, thí sinh phải đặt ra câu hỏi: Để viết được sơ đồ lai ta cần những dữ kiện gì? Sau đó thí sinh đi tìm các dữ kiện đó. Cụ thể, để viết được sơ đồ lai, học sinh phải: Xác định được tính trạng trội lặn; Quy ước gen; Xác đinh quy luật di truyền; Xác định kiểu gen của P
Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai). Tuy nhiên có những bài không cần ghi đủ các bước nêu trên vẫn có thể tìm ra cách giải, đặc biệt với những bài di truyền tổng hợp khó (Đây là dạng bài tập mà mấy năm liên tiếp đề thi ĐH có ra) nhưng chỉ vài thao tác ngắn là có thể xác định được đáp án đúng.

Ví dụ: Đề năm 2010 ở câu 33 có hỏi: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen A quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ.
A. 54,0%. B. 66,0%. C. 16,5%. D. 49,5%.
Bước 1: Tách P Dd x Dd -> F1 Quả dài = 1/4 => Quả tròn = 3/4
Bước 2 : Tách P (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F1 Thân thấp, hoa vàng = x%
Bước 3 : Nhân lần 1 P (Aa, Bb, Dd) x (Aa, Bb, Dd) -> F1 Thân thấp, hoa vàng, quả dài = 1/4 x X% = 4% => X% = 16% => ADCT Thân cao, hoa đỏ = 50% + 16% = 66%
Bước 4 : Tính F1 Thân cao, hoa đỏ, tròn = 66%x 3/4 = 49,5 %. => đáp án D là đáp án đúng.
Theo khampha.vn
 
Ai chà, khó quá!
 
×
Quay lại
Top