Môi trường học tập quyết định thành công của sinh viên

Trinh Mai

Banned
Tham gia
12/8/2021
Bài viết
1
Trong bối cảnh xã hội đang phát triển, nhu cầu của phần lớn sinh viên chính là được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, năng động, giàu tính tương tác và đề cao kinh nghiệm thực tế.
Tại hội thảo "Tái định nghĩa tài năng" do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức hồi đầu năm 2021, TS Nguyễn Chí Hiếu – người từng lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ), thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh) - đã đưa ra những con số đáng chú ý. Theo khảo sát, có đến 94% người Mỹ tin tưởng tuyệt đối rằng tấm bằng đại học là hướng đi tốt nhất dẫn tới thành công. Nhưng 90% lãnh đạo doanh nghiệp như Microsoft, Google nhận thấy sinh viên ra trường không đủ kỹ năng làm việc.

Sau 20 năm thực hiện nghiên cứu, Đại học Harvard đã chỉ ra 6 kỹ năng thế giới làm việc đã, đang và sẽ cần mà nhiều sinh viên đang thiếu. Đó là: giao tiếp hiệu quả qua văn viết và văn nói; làm việc nhóm, thương lượng, quản lý khách hàng đối tác; tư duy đa chiều; tác phong chuyên nghiệp; tính cách (đạo đức, sự độc lập, độ tin cậy) và năng lực lãnh đạo. Và cũng theo khảo sát, 80% hiệu trưởng các trường đại học ở Mỹ cho rằng đại học đang thất bại trong việc đào tạo sinh viên những kỹ năng này.
Nhà quản lý giáo dục Mary Beth Blegan nói rằng: “Công việc quan trọng nhất mà một giáo viên hiệu quả thực hiện đầu năm học là tạo ra một môi trường tốt cho học tập”. Môi trường học tập ở mỗi trường đại học sẽ có tác động trực tiếp đến tính cách và kỹ năng của những sinh viên khi ra trường lập nghiệp. Trong bối cảnh xã hội đang phát triển, nhu cầu của phần lớn sinh viên chính là được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, năng động, giàu tính tương tác và đề cao kinh nghiệm thực tế.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp hàng năm chính là kênh thông tin giúp cho học sinh có thể lựa chọn cho mình một ngành đào tạo và ngôi trường phù hợp nhất. Năm 2021, những học sinh THPT có một “menu” tham khảo lớn ở ngày hội này có sự tham gia của gần 100 trường đại học, cao đẳng, trung cấp với gần 170 gian tư vấn. Trước đây, điểm đầu vào của các trường đại học được xem là một trong những nhân tố quyết định thương hiệu, danh tiếng. Nhưng trong thời đại 4.0, khi những thông tin về các trường đại học được công khai nhiều hơn, nhưng yếu tố về môi trường học tập có thực sự năng động, sáng tạo được quan tâm nhiều hơn. Đó là các môi trường đại học nói chung cần có hơi hướng hội nhập, ưu tiên yếu tố thực hành.

Khoa Quốc tế là đơn vị đào tạo rất chú trọng đến việc cung cấp thông tin về Khoa tại những Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp.
Câu chuyện điển hình nhất diễn ra ở các chương trình đào tạo liên kết giữa các trường đại học Việt Nam với nước ngoài đang là xu hướng quan tâm và lựa chọn nhiều trong những năm gần đây, nhất là thời điểm thế giới đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thế nhưng, để tạo ra những giá trị “chuẩn quốc tế” lại phải xem môi trường ở một trường đại học tại Việt Nam có những gì?
Theo Bộ Giáo dục – Đào tạo, Việt Nam hiện có 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Trong đó, ở bậc đại học có 195 chương trình, thạc sĩ có 150 chương trình và tiến sĩ có 7 chương trình. Như trong môi trường học tập tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), 100% giảng dạy bằng tiếng Anh mà chương trình liên kết với những đối tác rất có uy tín của Hoa Kỳ, Pháp, Malaysia, Nga,... Môi trường này buộc sinh viên phải trau dồi vốn ngoại ngữ đảm bảo yêu cầu trong suốt quá trình học tập. Từ việc giao tiếp đến học kiến thức bằng ngoại ngữ đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ chính các sinh viên. Đặc biệt, sinh viên được tiếp cận với chương trình, công nghệ đào tạo của các trường đại học uy tín nước ngoài (như đang theo học ở nước ngoài), được học trực tiếp với giảng viên nước ngoài (ở Khoa Quốc tế là 30-40% số môn học của chương trình do giảng viên nước ngoài đảm nhiệm).

Sinh viên Khoa Quốc tế được tạo cơ hội để sinh viên tiếp xúc với thực tiễn doanh nghiệp.
Đó là điểm rất đặc biệt của Khoa Quốc tế. Khi sinh viên ra trường không những sở hữu bằng cấp của những trường đại học có uy tín trên thế giới, mà còn được đào tạo rất bài bản về ngoại ngữ (toàn bộ thời gian được giảng dạy bằng tiếng Anh), được chú trọng rèn kỹ năng mềm để tiếp xúc với xã hội, tiếp xúc với doanh nghiệp rất tốt. Điều này hình thành nên sự năng động và đáp ứng một trong số các kỹ năng được đề cập đến ban đầu là: “giao tiếp hiệu quả qua văn viết và văn nói”.
Một thực tế chỉ ra, sinh viên Khoa Quốc tế được doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đa quốc gia đánh giá cao về tính toàn diện. Các chương trình của Khoa Quốc tế được thiết kế gắn với thực tiễn, với hoạt động của Việt Nam, sinh viên cũng được học với các giảng viên là giám đốc các doanh nghiệp, những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại doanh nghiệp trong nước nên có được thực tiễn và cách làm tại Việt Nam. Đây là yếu tố sẽ hình thành kỹ năng “làm việc nhóm, thương lượng, quản lý khách hàng đối tác”.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa Quốc tế được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng mềm và kiến thức.
Tác giả Thomas Friedman đúc kết: “Hãy cẩn thận, tấm bằng đại học không nói được gì nhiều về khả năng làm việc của bạn. Thế giới này quan tâm việc bạn có thể làm gì với những điều bạn biết. Kỷ nguyên sáng tạo đòi hỏi nhiều hơn là những thước đo cũ kỹ kia. Nó quan tâm đến những kỹ năng mềm của bạn - năng lưc lãnh đạo, tính khiêm nhường, khả năng hợp tác, khả năng thích nghi, niềm yêu thích học tập, cải thiện bản thân”.
Với mỗi sinh viên cần nhận thức được rằng, việc cố gắng đỗ trường tốt và học thật giỏi chưa phải là tất cả. Môi trường học tập mới là yếu tố quyết định hướng đi cho tương lai. Như trong chiến lược phát triển của Khoa Quốc tế có nhấn mạnh việc “thực hiện vai trò tiên phong trong liên kết đào tạo quốc tế và hợp tác quốc tế, quốc tế hóa chương trình và tiệm cận các chuẩn mực giáo dục đại học thế giới”. Đấy chính là một trong những môi trường đáng mơ ước cho những sinh viên muốn có “tư duy đa chiều” và “tác phong chuyên nghiệp”.
Nhà báo Phạm Hoàng (nguồn:isvnu)
 
×
Quay lại
Top