Mối quan hệ giữa sự buồn chán và sự chú ý

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
By Maria Konnikova

Bạn lái xe đi làm vào một buổi sáng bị kẹt xe. Bạn đang ngồi ở lớp học toán, nghe giáo viên giảng bài học của buổi chiều hôm đó. Bạn đang dán những bì thư để gửi thư mời, hết thư này sang thư khác. Những kinh nghiệm có vẻ không liên quan gì nhau đó chia sẻ điểm gì chung? Chúng có khả năng làm bạn buồn chán

Sự buồn chán còn hơn cả một trong những thứ gây khó chịu nho nhỏ trong cuộc sống. Nó từng liên quan đến việc dùng ma túy và nghiện rượu, đánh bạc và hành vi bốc đồng – và có quan hệ với những lỗi có thể gây chết người khi đang làm việc. Những binh lính quân đội về vũ khí hạt nhân buồn chán thì thực hiện nhiệm vụ ít đáng tin hơn so với những đồng nghiệp chú ý vào công việc của họ; những phi công buồn chán có nhiều khả năng dựa vào quá trình lái máy bay tự động.

Hiện nay, sau một cuộc khảo sát toàn diện về mọi nghiên cứu mà họ có thể tìm thấy đề cập về sự buồn chán – có hơn 100 – một nhóm các nhà tâm lý học từ đại học York ở Canada đã đưa ra một câu trả lời, một lý thuyết mới thống nhất về sự buồn chán. Trong một bài báo mới được đăng trên tờ Perspectives on Psychological Science, nhà tâm lý học nhận thức John Eastwood và nhóm của ông nói rằng tất cả sự buồn chán có thể là kết quả từ cùng một việc: một sự xung đột của sự chú ý, hoặc sự tập trung chú ý sai theo một cách làm phá vỡ sự chú ý của chúng ta. Đôi lúc, vấn đề nằm ở chỗ có quá nhiều (hoặc quá ít) thứ cạnh tranh nhau để có được sự chú ý của chúng ta. Họ cho rằng, trong mọi trường hợp, sự buồn chán có liên quan nhiều đến sự đáp ứng bên trong của chúng ta trước những hoàn cảnh sống của chúng ta cũng như trước bản thân hoàn cảnh.

Nếu họ đúng, và sự buồn chán có quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực chú ý, thì khi đó nó có thể mở đường để xem sự buồn chán như một thứ mà chúng ta có thể kiểm soát được – và thậm chí làm giảm bớt. “Sự buồn chán là một chủ đề bị phớt lờ trong tâm lý học, Timothy Wilson, nhà tâm lý học xã hội ở University of Virginia, người đang làm những nghiên cứu về sự buồn chán. “Có rất nhiều nghiên cứu về sự chú ý và tâm trí suy nghĩ lan man, nhưng [cho đến bây giờ], chưa có ai nỗ lực để mang chúng lại với nhau dưới chủ đề về sự buồn chán.”

Nhóm ở York hiện tại đã bắt đầu công việc thực nghiệm để kiểm tra về mối quan hệ giữa sự buồn chán và sự chú ý. Điều họ phát hiện được đã mở ra một con đường mới để hiểu điều gì đang diễn ra trong tâm trí chúng ta khi chúng ta cảm thấy buồn chán. Nó không chỉ cải thiện khả năng thoát khỏi sự buồn chán của chúng ta, mà còn giúp chúng ta thực hiện những biện pháp phòng ngừa để chặn những xung đột của sự chú ý – và làm giảm những hậu quả nguy hiểm của một tâm trí đang buồn chán.

***

Trong nhiều thế kỷ, con người đã cố gắng để hiểu được tại sao chúng ta cảm thấy buồn chán. Đầu những năm 1900, các nhà phân tâm học suy đoán rằng con người trở nên buồn chán vì khao khát vô thức chưa được thỏa mãn. Ngược lại, những nhà hiện sinh như Jean-Paul Sartre, xem sự buồn chán như một cuộc khủng hoảng triết học cơ bản, cái mà Schopenhauer từng gọi là “cảm giác trống rỗng của cuộc sống.” Trong lực lượng tâm lý học hiện đại, các lý thuyết phát triển tinh tế hơn. Đầu những năm 1960, các nhà lý thuyết về sự hưng phấn miêu tả sự buồn chán như là kết quả của một sự không phù hợp giữa nhu cầu về sự hưng phấn của chúng ta và khả năng đáp ứng nó của môi trường chúng ta. Các lý thuyết nhận thức nhấn mạnh về nhận thức cá nhân về môi trường như là không thú vị hoặc đơn điệu, dù thực tế nó có đúng như vậy hay không. Những cách nghĩ đó về sự buồn chán có điểm chung là, chúng có tính mô tả, mà không đề xuất được một nguyên nhân cho sự buồn chán có thể kiểm tra được – hoặc đề xuất bất kì giải pháp nào.

Eastwood, một nhà lâm sàng, đã phát triển một mối quan tâm đến sự buồn chán từ việc hành nghề với các thân chủ. Cụ thể là, những thân chủ bị trầm cảm thường xuyên thì họ hay nói đến sự buồn chán, nhưng ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn, là các tài liệu học thuật ít đề cập về nó. Eastwood tự hỏi liệu sự buồn chán không chỉ là một mặt khác của trầm cảm, nhưng trong một loạt nghiên cứu, ông và các đồng nghiệp chứng minh rằng, hai trạng thái đó là khá khác biệt.

Điều ông phát hiện thấy, thông qua một loạt nghiên cứu xem xét về sự buồn chán và trầm cảm và thông qua những cuộc phỏng vấn với các thân chủ, là một yếu tố chung dường như liên kết sự buồn chán và trầm cảm. “Sự buồn chán, cốt lõi của nó là khao khát được thỏa mãn việc dấn mình/chú ý vào 1 công việc gì đó nhưng không thể đạt được, Eastwood nói. “Và sự chú ý là quá trình nhận thức mà nhờ đó chúng ta tương tác với cả thế giới bên ngoài và thế giới cảm xúc và suy nghĩ bên trong của chúng ta. Do đó, sự chú ý phải là điểm cốt lõi của định nghĩa.”

Nhóm của ông thực hiện một đánh giá kỹ lưỡng về nghiên cứu hiện có về sự buồn chán để xem liệu có mối liên kết này không. Điều họ phát hiện thấy thật đáng khuyến khích. Ví dụ, trong một thực nghiệm năm 1989 ở đại học Clark, những người tham gia được yêu cầu đọc và ghi nhớ một bài báo ở mức độ vừa phải trong lúc một TV được bật ở phòng kế bên. Nếu Tv ồn ào, mọi người nói rằng họ thấy nản – nhưng không buồn chán. Tuy nhiên, nếu tiếng ồn của Tv là phảng phất, thì nhiều người nói là cảm thấy buồn chán. Ở cả hai trường hợp, sự chú ý của những người tham gia bị phá vỡ. Nhưng ở tình huống đầu tiên thì nguyên nhân của sự phá vỡ chú ý là rõ ràng, thì ở tình huống thứ hai, không có nguyên nhân rõ ràng cho sự không thể tập trung chú ý, và do đó những người tham gia quy những cảm xúc của họ cho sự buồn chán.

Trong loạt thực nghiệm khác, nhà tâm lý Cynthia Fisher (đại học Bond) xem xét con người phản ứng như thế nào trước bối cảnh những cuộc trò chuyện đang diễn ra khi họ đang hoàn thành một trong 3 nhiệm vụ: một nhiệm vụ lắp ráp không đòi hỏi nhiều sự chú ý, một nhiệm vụ đọc để tìm lỗi không thú vị, đòi hỏi sự chú ý, và một nhiệm vụ quản lý đòi hỏi duy trì sự chú ý nhưng nhiệm vụ này khá thú vị. Bà phát hiện thấy, sự buồn chán không chỉ phản ánh bản chất của bản thân nhiệm vụ; mà nó còn là một phản ứng trước môi trường. Khi nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều sự chú ý, thì một cuộc trò chuyện thú vị thực tế làm giảm mức độ buồn chán của con người – nó giúp họ giải trí, ví dụ như một người lái xe nghe radio. Chỉ ở tình huống thứ hai, cảm giác buồn chán xuất hiện: Ở một nhiệm vụ buồn tẻ đòi hỏi sự tập trung, thì bối cảnh trò chuyện lôi kéo sự chú ý của họ và dẫn đến cảm giác buồn chán.

Ở nghiên cứu khác về sự buồn chán, yếu tố tương tự cũng xuất hiện: sự chú ý, dù nó có được nhắc đến hoặc xem xét công khai trong nghiên cứu hay không. Dựa vào những thứ họ đã phát hiện, các nhà nghiên cứu trình bày một giả thuyết mới về làm thế nào mà 2 thứ đó có thể có quan hệ với nhau:khi bạn không thể tập trung chú ý vào nhiệm vụ trước mắt, thì bạn bắt đầu cảm thấy buồn chán.

“Đặt sự chú ý ở vị trí trung tâm của kinh nghiệm…cho phép chúng ta giải thích về kinh nghiệm buồn chán mang tính chủ quan: thời gian trôi qua chậm chạp, khó tập trung, sự hưng phấn rối loạn” Eastwood nói. Khi một nhiệm vụ quá đơn giản đến nỗi nó không đòi hỏi sự tập trung chú ý thì chúng ta thường không thể tìm thấy một điểm chú ý phù hợp: Chúng ta không nỗ lực đủ để duy trì sự tập trung của chúng ta vào hoạt động trước mắt. Mặt khác, cố gắng xử lý một môi trường quá tải với nguồn lực chú ý có hạn cũng có thể làm chúng ta cảm thấy buồn chán. Eastwood nói “Khi chúng ta đang ở trong một môi trường kích thích mạnh, thì chúng ta có nhiều khả năng trải nghiệm sự việc là không thỏa mãn vì sự chú ý của chúng ta bị lôi kéo theo những hướng khác nhau.”

Biết được sự buồn chán và sự chú ý có quan hệ với nhau có thể giúp cải thiện cách chúng ta xử lý với cả hai thứ này. “Vì chúng ta biết khá nhiều về cách thức sự chú ý vận hành, nên thông tin này có thể cho phép chúng ta xác định được những tình huống nào dẫn đến sự buồn chán”, nhà khoa học thần kinh Jonathan Smallwood nói, người từng nghiên cứu về tâm trí suy nghĩ lan man trong 15 năm qua. Và hiểu được sự buồn chán cũng có thể đem lại một sự hiểu biết sâu sắc mới về sự chú ý.

Hàng ngàn người Mĩ bị chẩn đoán mắc các chứng rối loạn chú ý, thì những hiểu biết nảy sinh từ nghiên cứu quả thật là thú vị. Ví dụ, trong một nghiên cứu, một nhóm các nhà nghiên cứu ở University of Freiburg phát hiện thấy,khi gây ra sự buồn chán ở những người tham gia thì có thể khiến họ bắt đầu hành xử như thể họ đang mắc chứng tăng động giảm chú ý ADHD.


***

Bên cạnh việc giúp cho các bác sỹ và các nhà trị liệu, thì một lý thuyết hợp nhất thành công về sự buồn chán có thể giúp chúng ta trong ngắn hạn. Nếu sự buồn chán bắt nguồn từ một sự xung đột giữa sự tập trung bên trong chúng ta và môi trường của chúng ta, thì nó đem lại cho chúng ta 2 cách để có thể thoát khỏi sự buồn chán – một cách là bên trong và cá nhân, một cách là bên ngoài và có tính hệ thống.

Như Smallwood chỉ ra, lý thuyết mới cho rằng “chúng ta chịu một số trách nhiệm đối với mức độ buồn chán của riêng chúng ta.” Nghiên cứu cho rằng, chỉ cần lưu ý đến những tình huống gây ra sự buồn chán mà chúng ta đang ở trong đó cũng có thể đem lại một số sự giải tỏa. Trong loạt nghiên cứu gần đây ở đại học Cornell, các nhà tâm lý Thomas Gilovich và Clayton Critcher yêu cầu người tham gia nghĩ về việc họ sẽ làm nếu họ không ở trong phòng thực nghiệm: Một số người được yêu cầu nghĩ về lúc rỗi rãi, những người khác thì nghĩ về những bổn phận, trách nhiệm. Sau đó, tất cả người tham gia hoàn thành một trò chơi lắp hình. Sau đó, họ được hỏi tâm trí họ có suy nghĩ lan man không. Họ càng mơ mộng về những sự lựa chọn thay thế tích cực (nghĩ về lúc rỗi rãi), thì họ càng cảm thấy buồn chán, lý giải rằng những giấc mơ ban ngày của họ về những đồng cỏ xanh là bất mãn với bản thân trò chơi lắp hình. Tuy nhiên, nếu họ ý thức được về việc kiểm soát tâm trí suy nghĩ lan man thì những triệu chứng buồn chán của họ biến mất. Rõ ràng là chỉ cần điều chỉnh những xung đột làm chúng ta cảm thấy buồn chán thì có thể rất có lợi trong việc giúp loại bỏ sự buồn chán.

Những vũ khí mang tính hệ thống hơn – ví dụ, thay đổi đồ đạc, môi trường xung quanh. “Di chuyển môi trường xung quanh là một cách để giúp con người giữ được sự tập trung chú ý”, Eastwood nói. “Ngồi ở một cái bàn làm việc là một ý tưởng kinh khủng”. Wilson nhất trí, bổ sung thêm là chỉ cần những sự thay đổi nhỏ ở môi trường có thể tạo ra một khác biệt lớn.

Những thứ có thể gây sao lãng càng lớn thì chúng ta càng ít có khả năng xử lý với sự buồn chán.

Và chúng ta cũng không biết làm gì với bản thân khi những thứ gây sao lãng đó đột ngột bị loại bỏ. Trong một nghiên cứu, Wilson quan sát những sinh viên đại học bị bỏ một mình trong một căn phòng, không điện thoại hoặc không có những thứ gây sao lãng khác, trong 15 phút. Ông nói “Họ ghét điều đó”. Một người sẽ cho rằng chúng ta có thể dành thời gian đó để tự giải trí tinh thần. Nhưng chúng ta không thể. Chúng ta đã quên mất làm thế nào.


Nguồn:
https://www.bostonglobe.com/ideas/2012/12/02/could-boredom-curable/Mz1W0a5jfyrtTH9wZgdFVI/story.html

Maria Konnikova là tác giả của cuốn sách “Làm thế nào để suy nghĩ như Sherlock Holmes”.
 
×
Quay lại
Top