Mổ xẻ những “công tắc” đặc biệt điều khiển não bộ

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Bạn có biết, sự đau đớn hay cơn đói - khát mà bạn cảm nhận đều do những "công tắc" đặc biệt của não bộ chỉ đạo.


Nhiều người cho rằng, sinh vật bậc cao như loài người khác biệt với các loài vật khác ở chỗ chúng ta biết kiểm soát hành vi của mình. Nhưng trên thực tế phần lớn hành động, tâm trạng hành vi và thói quen của chúng ta đều từ các phản ứng tự động trong não bộ gây nên.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, não bộ chứa những "công tắc tắt- bật" điều khiển phần lớn chức năng cơ bản của con người.

1. Cơn đói - khát

Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não trung gian, chịu trách nhiệm điều khiển những chức năng cơ bản của con người như khát, đói, thân nhiệt.


brain4-4eb4e.jpg


Tuy nhiên gần đây, các chuyên gia thần kinh học thuộc ĐH Columbia đã xác định hai nhóm neuron (nơ-ron) thần kinh chuyên biệt điều khiển khả năng hấp thụ nước tại vùng hypothalamus của loài chuột.

Bằng cách sử dụng phương pháp “optogenetics” (một phương pháp sử dụng ánh sáng tác động lên neuron), các khoa học gia tìm hiểu hiện tượng xảy ra khi kích hoạt 2 nhóm neuron này.


brain9-5f03e.png


Kết quả là, một nhóm neuron khi được kích hoạt đã thúc đẩy hành vi uống nước của chuột. Những con chuột liên tục uống lượng nước bằng 8% lương nước toàn cơ thể chúng trong vòng 10 phút.

Con số này quy đổi tương đương với 5l nước ở người. Nhóm còn lại có nhiệm vụ giảm mong muốn uống nước, dù cho cơ thể chúng đang bị mất nước khá nghiêm trọng.


brain3-4eb4e.jpg


Tương tự như vậy, các nhà khoa học thuộc ĐH Y Johns Hopkins (Mỹ) cũng xác định được nhóm tế báo điều khiển cơn đói. Khi “bật”, những con chuột liên tục nhồi nhét thức ăn trên mức ăn bình thường của chúng.

Còn khi “tắt”, chúng thờ ơ với thức ăn dù đã nhịn đói trong nhiều giờ liền. Các khoa học gia tin rằng những thông tin này đem lại tiềm năng điều trị một số chứng rối loạn ăn - uống ở người.

2. Sự nhận thức

Chúng ta thường cho rằng, khả năng tự nhận thức làm nên một con người. Nhưng bạn có biết, hóa ra não bộ cũng có công tắc để bật-tắt khả năng này.

Nhóm nghiên cứu của Mohamad Koubeissi thuộc ĐH George Washington đã tình cờ “bật trúng” công tắc khi sử dụng các điện cực tác động lên các phần não khác nhau của một phụ nữ mắc bệnh động kinh.


brain2-4eb4e.jpg



Khi dòng điện tác động lên vùng hạch nền (claustrum), bệnh nhân đã mất nhận thức nhưng không hôn mê mà thay vào đó là cái nhìn trống rỗng, không phản ứng gì với các tín hiệu xung quanh. Hiện tượng chỉ chấm dứt khi dòng điện bị ngắt và bệnh nhân không còn ký ức gì về những gì mới xảy ra.

Một nghiên cứu khác cho thấy não bộ người có thể “tự ngắt” khả năng nhận thức khi căng thẳng mà không cần tác động nào khác. Năm 2006, một nhà thần kinh sinh học thuộc học viện khoa học Weizmann (Isarel) thực hiện quan sát khi con người bị buộc phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ cực khó trong một khoảng thời gian ngắn.


brain1-4eb4e.jpg



Kết quả cho thấy vùng não liên quan đến khả năng nhận thức - vùng vỏ não - gần như ngừng hoạt động và các đối tượng giống như đã bước vào trạng thái “robot hóa” cho đến khi làm xong việc.

3. Sự đau đớn

Ngày nay, con người ta có thể dễ dàng loại bỏ sự đau đớn với một số loại thuốc giảm đau nhưng phần lớn đều đem lại tác dụng phụ, thậm chí gây nghiện.


brain6-a7a20.jpg


Đội nghiên cứu của Daniela Salvemini thuộc ĐH Saint Louis tin rằng, họ đã tìm ra phương pháp giảm các cơn đau thần kinh mãn tính mới - bao gồm cả những cơn đau bởi hóa trị và ung thư xương thay vì lam dụng thuốc.

Qua thí nghiệm, bằng cách kích hoạt “thụ thể adenosine A3” trong não và tủy sống, họ có thể chặn đứng cơn đau do tổn thương thần kinh kinh ở loài chuột mà không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào như khi sử dụng thuốc.

4. Bạo lực

h.am m.uốn bạo lực cũng là một trong những hành vi có thể “bật-tắt” của não bộ. Nhà nghiên cứu Dayu Lin thuộc ĐH New York đã theo dõi vùng dưới đồi của não nhằm theo dõi các tế bào hoạt động mạnh khi các hành vi bạo lực diễn ra.


brain5-6b7ff.jpg


Và bằng phương pháp otogenetics nêu trên, Dayu Lin có thể kích hoạt vùng neuron thần kinh khiến chuột đực trở nên hung dữ, tấn công tất cả mọi thứ xung quanh, bao gồm cả đồ vật và đồng loại. Và Lin cũng có thể khiến lũ chuột bình tĩnh trở lại bằng cách “tắt” chúng đi.

Newton Canteras - nhà thần kinh học thuộc ĐH Sao Paulo (Brazil), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết phát hiện này đem lại tiềm năng ứng dụng trên cơ thể người.


Brain-880ab-27630.jpg


Một điều khá thú vị được nhóm nghiên cứu phát hiện ra là những tế bào thần kinh bạo lực hoạt động chồng chéo và cạnh tranh với các neuron liên quan đến quan hệ t.ình d.ục. Hay nói cách khác, việc quan hệ t.ình d.ục có thể tạm thời kìm h.ãm h.am m.uốn bạo lực ở chuột.

5. Thói quen xấu

Đã bao giờ bạn nghĩ có thể từ bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay, bẻ khớp tay? Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra nhóm tế bào não điều khiển các thói quen ở chuột. Khi kích hoạt, các tế bào này có thể hủy bỏ hoặc khuyến khích các thói quen đó.


brain8-6b7ff.jpg


Theo thí nghiệm, những chú chuột được rèn thói quen mới đó là tìm đường ra khỏi mê cung. Những chú chuột được huấn luyện kỹ càng, đến nỗi dù phần thưởng được thay thế bằng roi vọt, chúng vẫn tìm cách ra khỏi mê cung. Và khi “tắt” các neuron thần kinh nói trên, thói quen này đột nhiên biến mất.

Theo giáo sư Ann Graybiel- thành viên của Viện nghiên cứu não bộ McGovern thuộc MIT (Mỹ), phương pháp này hiện nay quá nguy hiểm để thử nghiệm trên con người, nhưng nó sẽ mở ra một tiềm năng cho các phương pháp tương tự và tiên tiến hơn trong tương lai.

Nguồn: Mentafloss, Discoverynews
Theo Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top