Mô hình quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam hiện nay

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Mô hình quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam hiện nay

Từ những ngày đầu hình thành thị trường chứng khoán đến nay, mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam là mô hình quản lý theo chất lượng. Tuy hiện tại, mô hình này có dần sửa đổi đi theo hướng quản lý dựa trên đăng kí nhưng đặc trưng chưa rõ rệt. Mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam có một số đặc trưng như sau:

1.1. Cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty tài chính.

1.2. Chứng khoán được chào bán ra công chúng phải được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét dựa trên việc tổ chức có đáp ứng đủ điều kiện, thực hiện đầy đủ các thủ tục mà pháp luật quy định, sau đó cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng thì tổ chứng chào bán chứng khoán mới được tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng. Nhóm điều kiện này được chia làm 2 nhóm: điều kiện định lượng và điều kiện định tính. Luật chứng khoán 2006 quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng như sau ( Điều 12 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010):

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.”

1.3. Cơ chế hậu kiểm
Sau khi kết thúc chào bán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà thông qua cơ chế chào bán chứng khoán và các hoạt động giám sát, thanh tra tiến hành hậu kiểm, nếu phát hiện vi phạm, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền đình chỉ, hủy bỏ chào bán chứng khoán và áp dụng biện pháp xử lý.

Trên đây là nội dung về mô hình quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam hiện nay. Nếu quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn thành lập doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ về Công ty TNHH Tư vấn Luật LawKey Việt Nam để được tư vấn một cách nhanh nhất.
 
×
Quay lại
Top