mẹo làm phim kinh phí thấp

sirowani

Thành viên
Tham gia
3/4/2015
Bài viết
1
Câu chuyện là quan trọng nhất!

Bản chất của việc làm phim ngắn chính là kể một câu chuyện. Mà muốn kể chuyện cho hay, trước hết phải có câu chuyện thú vị đã. Hãy dành phần lớn thời gian thực hiện bộ phim, để dành cho việc viết ra được một kịch bản thật ưng ý.
whats-your-story-1.png
Nhưng có một điều cần làm rõ, đó là kịch bản “hay và thú vị” ở đây không hẳn là một câu chuyện mà bạn cứ phải gồng mình lên để tỏ ra sáng tạo một cách thái quá. Rất nhiều bạn lầm tưởng rằng câu chuyện của mình phải thật kỳ bí, nhuốm đầy màu sắc “khó hiểu” bằng những phép ẩn dụ lắt léo mà có khi ngay cả chính tác giả cũng… chưa hiểu hết ý mình muốn nói gì
smiley-tongue-out.gif
, hoặc nếu không thì lại tìm những chủ đề mang tầm vóc quá vĩ mô, vượt ra khỏi giới hạn kiến thức và sự cảm nhận của người viết. Thật lòng mà nói thì đây là một trong những bệnh thường gặp nhất của những người có máu nghệ thuật nói chung và những nhà làm phim trẻ nói riêng. Đó chưa chắc là sự sáng tạo, là “đỉnh cao nghệ thuật”, là “trường phái siêu thực” blah blah blah chi hết, mà chỉ là sự nôn nóng thể hiện cái tôi non nớt cá nhân, nên cứ gò ép bản thân mình nhào nặn ra một câu chuyện lập dị cỡ… đạo diễn David Lynch, trừu tượng như… Picasso, hoặc một tấn bi kịch nào đó của thời đại…

Những câu chuyện hấp dẫn luôn tồn tại quanh ta. Từ những điều giản dị mà mình gặp hàng ngày (thậm chí có khi còn không nhận ra và cũng chẳng màng đến), nếu được quan sát bằng những góc nhìn khác nhau, sẽ mang lại nhiều điều mới mẻ. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn đang tạo ra một câu chuyện bằng “lăng kính cuộc sống” và quan điểm của riêng mình, chứ đừng “hao hao giống” bất cứ một ai. Mặt khác, xây dựng câu chuyện đơn giản một chút cũng sẽ khiến việc thực hiện nó khả thi hơn và… ít tốn tiền hơn.
smiley-tongue-out.gif


Khi tạo ra các nhân vật, nên biết rằng bạn đang có quyền năng như một đấng tối cao, có thể sinh ra những cuộc đời, những cấu trúc nhân cách khác nhau. Hãy tự hỏi và trả lời 5 điều cơ bản sau: ” Họ là ai? Bối cảnh câu chuyện ở đâu? Thời điểm xảy ra câu chuyện khi nào? Mục tiêu lớn nhất của họ là gì? Và họ đã làm như thế nào để thực hiện mục tiêu đó?” (Who – Where – When – What – How). Giải đáp thỏa đáng những điều này là bạn đã phác thảo ra được nhân vật của mình rồi đó. Khi phát triển tình tiết câu chuyện, hãy thử tưởng tượng mối quan hệ giữa các nhân vật này với nhau. Những chi tiết gì sẽ giúp cho khán giả thấy được tính cách con người họ (cả mặt trái và mặt phải, bộc lộ qua thái độ và hành động cụ thể)? Trên bước đường thực hiện mục tiêu của mình, họ có gặp thuận lợi và khó khăn gì không? Điểm mạnh của họ là gì, còn điểm yếu là ở đâu? Và khi những xung đột, những trở ngại đã lên đến cực điểm, thì họ sẽ quyết định ra sao để vượt qua nó? Cuối cùng câu chuyện có kết cục như thế nào?….

Đối với phim ngắn, những yếu tố khác như chất lượng hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo, diễn xuất, đạo cụ, phục trang…v..v… sẽ dễ được châm chước và không đòi hỏi cao, vì vậy CÂU CHUYỆN chính là yếu tố quan trọng nhất mà người xem sẽ chờ đợi để thưởng thức và đánh giá. Khi đã có một câu chuyện ổn, là bạn đã đi được nửa chặng đường rồi đấy.
1f600.png




2) Ngôn ngữ điện ảnh

Bạn giỏi về ngôn ngữ? Tiếng Việt thì “nhuyễn” khỏi nói, văn thơ cứ gọi là tuôn lai láng? Bạn cũng giỏi cả ngoại ngữ nữa, bắn tiếng Anh như gió luôn? Nhưng chưa đủ đâu, hãy tìm hiểu cả ngôn ngữ của điện ảnh nữa nhé.

Joker-Artwork.png


Mỗi môn nghệ thuật sẽ có “ngôn ngữ thể hiện” khác nhau. Với văn học thì là từ ngữ, âm nhạc thì là giai điệu, với hội họa thì lại là màu sắc và đường nét… Còn đã là điện ảnh thì tất nhiên ngôn ngữ cần chú trọng nhất phải là hình ảnh rồi đúng không nào? Trong phim của mình, hãy cố gắng dùng càng ít lời thoại càng tốt. Đừng dùng lời thoại để “diễn giải” câu chuyện, mà hãy làm sao giúp khán giả hiểu được câu chuyện qua “ngôn ngữ thứ nhất” (chủ đạo) chính là HÌNH ẢNH (các cảnh quay và chi tiết trên phim), còn phần lời thoại sẽ đóng vai trò như là “ngôn ngữ thứ hai” để hỗ trợ và nâng đỡ “ngôn ngữ thứ nhất” một cách “thật khiêm nhường và tinh tế”. (Chà, nhiều dấu ngoặc kép quá
1f600.png
).



3) Thử làm họa sĩ

Ai đã từng đọc truyện tranh? Chắc lúc nhỏ bạn cũng từng “cắm mặt” đọc đủ thứ, bất kể đang ngồi trên bàn ăn hay là trong toilet. Từ Đô-rê-mon, 7 viên ngọc rồng, Lucky Luke, Inu-yasha rồi đến Conan hoặc Shin – cậu bé bút chì… Vậy hãy thử vẽ kịch bản của mình thành những trang truyện tranh như vậy xem sao nhé.

Bạn không cần vẽ đẹp và chi tiết như họa sĩ, thậm chí chỉ cần “một vòng tròn vẽ cái đầu, đường thẳng vẽ thân mình, thêm 4 cái que ốm nhom ốm nhách nữa là thành tay chân”
1f600.png
. Vậy là đủ. Chỉ cần mô tả hình ảnh mình muốn thể hiện trong các cảnh quay là được. Những khung hình vừa vẽ ra sẽ giúp bạn nắm khái quát được cảnh nào cần quay để tạo nên mạch câu chuyện xuyên suốt, đặt góc máy thế nào để lấy được những chi tiết bạn muốn có trong bộ phim. Thao tác này còn được gọi bằng từ chuyên môn là vẽ STORYBOARD đó!

storyboard.jpg


Ngoài ra việc này còn giúp bạn tránh được nguy cơ bị quên, lỡ quay thiếu cảnh khiến cho câu chuyện bị “lủng” mất vài đoạn. Nếu cứ để vậy thì người xem sẽ không hiểu được đầy đủ nội dung. Còn nếu phải sắp xếp quay lại để bổ sung những cảnh thiếu, thì sẽ tốn thêm chi phí và thời gian. Thế nên khi bắt tay vào làm phim rồi thì bạn sẽ thấy những bản vẽ Storyboard này rất quý giá, vì khi ra đến trường quay mọi thứ sẽ rối tung rối mù lên cho mà xem, có Storyboard nhắc nhở thì sẽ yên tâm hơn nhiều.
1f600.png




4) Hỡi mạnh thường quân, các vị đang ở đâu?

Có kịch bản rồi, có Storyboard luôn rồi. Bạn mạnh dạn đem đứa con tinh thần của mình đi tìm nhà tài trợ thử xem? Phong trào làm phim ngắn hiện nay đang rất phát triển và có khá nhiều tổ chức được lập ra để hỗ trợ các nhà làm phim không chuyên. Nếu không rành thì các bạn có thể lên hỏi bác Gu-Gồ với cụm từ khóa “phim ngắn” nhé. Bác ấy sẽ sẵn sàng cho bạn thêm nhiều thông tin.

Nếu có thể, bạn cũng nên tham gia các cuộc thi làm phim ngắn trong nước và quốc tế. Biết đâu ” đứa con” mình nhào nặn ra cũng chất lừ chẳng hề thua kém ai, và có khi lại được giải thì sao?
1f600.png


48-hour-film-project-banner.jpg

Cuộc thi làm phim ngắn 48 giờ là một trong những sân chơi rất hấp dẫn



5) ” Ơn giời! Diễn viên đây rồi! “

Xin lỗi vì mình đã dám “chôm” cái tựa của 1 seri truyền hình khá nổi tiếng
smiley-tongue-out.gif
. Mình chỉ muốn nói rằng diễn viên có vai trò rất quan trọng và bạn nên thật sự nghiêm túc trong việc tìm người giúp mình thể hiện nhân vật trong phim. Đừng nghĩ hời hợt rằng cứ mời bạn bè, bà con, anh chị em, cô bác hàng xóm giúp mình là đủ. Không ai có thể “nuốt nổi” phim ngắn của bạn khi mà các nhân vật không toát lên được một tính cách cụ thể nào.

Đừng đem ví dụ về Phùng Ngọc (anh chàng đã diễn xuất thần vai “thằng Cò” trong bộ phim Đất Phương Nam khi đang còn là một cậu bé mồ côi mẹ và phụ việc trong gánh xiếc, lúc đó chưa từng biết diễn xuất là như thế nào) để tự động viên rằng ai cũng có thể đóng phim, chỉ cần biết cách khơi gợi cảm xúc cho họ là được (chuyện về Phùng Ngọc dạo này đang hot nên lấy làm ví dụ luôn
smiley-tongue-out.gif
). Thật ra về lý thuyết thì đó là điều có thể, nhưng chỉ đối với những đạo diễn dày dạn kinh nghiệm và cực giỏi trong việc hỗ trợ tâm lý giúp người khác nhập vai. Bạn có chắc rằng mình cũng làm được như vậy? Thế nên tốt nhất là hãy nhờ những bạn đang học trong các lớp diễn xuất để giúp mình. Bạn đừng ngại, sự thật là các bạn ấy cũng rất thích và mong muốn có nhiều dịp để thử sức, vì như vậy cũng giúp các bạn ấy rèn luyện thêm mà. Ngoài ra thì các bạn ấy cũng rất “dễ tính” và chịu lăn xả nữa. Chứ không “khó chiều” như dân chuyên nghiệp đâu. Quá tốt để cộng tác rồi còn gì?
1f600.png
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Nếu chỉ hơi thích thôi nhưng ko biết mình có nên dấn thân trong ngành này không, mình có thật sự "có tài" trong lĩnh vực cần nhiều trí tưởng tượng như thế này không thì phải làm xao nhỉ?
 
×
Quay lại
Top