Mặt tích cực của việc lập nghiệp trong thời khủng hoảng kinh tế

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các sinh viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều người đắm mình trong đau khổ vì thất nghiệp, than thở rằng không có đủ việc để làm. Những người đã có việc thì cảm thấy ít thỏa mãn, chấp nhận những vị trí công việc mà họ không muốn.

Đây không chỉ là một vấn đề trong ngắn hạn: nghiên cứu cho thấy khi con người bắt đầu sự nghiệp của họ trong thời kinh tế suy thoái thì họ kiếm được ít tiền hơn trong 2 thập kỷ tiếp theo – và mặc dù có được nhiều bằng cấp cao hơn trong lúc kinh tế đang xấu, thì họ chỉ kiếm được những công việc ít danh tiếng. Như nhà kinh tế học trường Yale Lisa Kahn viết, “những hậu quả về thị trường lao động của việc tốt nghiệp đại học trong một nền kinh tế khó khăn là to lớn, tiêu cực và kéo dài.”

recession.jpg


Mặc cho những bất lợi đó, một nhà nghiên cứu tài năng tên là Emily Bianchi có một linh cảm rằng có thể có khía cạnh tích cực trong những thời điểm tiêu cực. Bà đã phân tích dữ liệu từ 2 cuộc khảo sát lớn của chính phủ Mĩ đối với hàng ngàn người tốt nghiệp đại học qua 4 thập kỷ, xem xét sự thỏa mãn trong công việc của họ bị ảnh hưởng như thế nào bởi những tình trạng kinh tế khi họ bắt đầu lập nghiệp. Ở cả hai cuộc khảo sát, những người tốt nghiệp trong những thời kì khủng hoảng kinh tế thì thỏa mãn với công việc của họ hơn những người tốt nghiệp đại học trong những hoàn cảnh kinh tế tốt hơn. Điều này là sự thật ngay cả sau khi kiểm soát thu nhập của họ cũng như sự chăm chỉ, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính và kinh nghiệm làm việc.

Bắt đầu sự nghiệp của bạn khi công việc đang khan hiếm thực sự dự báo về sự thỏa mãn nhiều hơn. “Điều làm tôi ngạc nhiên nhất trước những phát hiện đó là những tác động đó kéo dài trong bao lâu” Bianchi suy nghĩ. “Những người tốt nghiệp đại học trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế thường hạnh phúc hơn với công việc của họ thậm chí nhiều thập kỷ sau khi nhận được bằng tốt nghiệp của họ - và ngay cả sau khi thị trường ổn định, suy thoái chậm lại và nhu cầu tuyển dụng tăng lên.”

Tại sao lại như vậy? Qua nhiều năm, các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào những sự so sánh của chúng ta với người khác. Hãy xem những dữ liệu sau:

Trong cuộc tìm kiếm việc làm, những sinh viên năm cuối nhắm đến công việc tốt nhất có mức lương cao hơn 20% thì lại ít thỏa mãn hơn với công việc họ kiếm được.

Trên bàn thương lượng, những người thương lượng nhắm đến mục tiêu cao, đạt được những cuộc giao dịch tốt hơn nhưng lại cảm thấy ít thỏa mãn hơn.

Ở những cuộc thi Olympic, những người đánh giá được huấn luyện xem những video về những người giành được huy chương vào cuối sự kiện và những thứ bậc huy chương. Khi những người đánh giá xem những biểu hiện trên khuôn mặt của người tham gia cuộc thi Olympic theo một thang điểm từ đau khổ đến vui sướng thì thật trớ trêu, những người đoạt huy chương đồng hạnh phúc hơn những người đoạt huy chương bạc.

Ở mỗi trường hợp, nhà tâm lý Barry Schwartz chỉ ra trong cuốn sách The Paradox of Choice rằng con người làm tốt hơn nhưng lại cảm thấy tồi tệ hơn. Khi bạn tìm kiếm công việc hoàn hảo, bạn dễ kết thúc là cảm thấy thất vọng và tiếc nuối hơn so với nếu bạn chỉ tìm kiếm một công việc đủ tốt. Khi bạn đặt ra một mục tiêu về một chiến thắng lớn trong một cuộc thương lượng, khả năng cao là những gì bạn nhận được sẽ thấp hơn những mong đợi của bạn, ngay cả nếu bạn làm tốt hơn những gì bạn sẽ có. Khi bạn giành được một huy chương đồng Olympic, bạn so sánh bản thân bạn với những vận động viên không giành được huy chương, và bạn cảm thấy mình may mắn vì đã đạt được một huy chương. Nhưng khi bạn giành huy chương bạc, bạn không thể ngăn mình thôi nghiền ngẫm về điều gì có thể xảy ra.

Những kỳ vọng của chúng ta là quan trọng. Những bằng chứng qua nhiều thập kỷ cho thấy khi con người khởi nghiệp với một quan điểm màu hồng thì họ có nhiều khả năng trở nên bất mãn, kém năng suất và có nhiều xu hướng từ bỏ. Có một khoảng cách giữa những kỳ vọng cao và thực tế gây sửng sốt của hầu hết công việc – và những người có những hy vọng cao kết thúc là cảm thấy thất vọng vì ông chủ của họ không hoàn toàn trung thực với họ. Khi con người bước vào một công việc với một cái nhìn thực tế, họ hóa ra lại sống hạnh phúc hơn, làm việc có năng suất hơn và có nhiều khả năng không nhảy việc.

Những lợi ích tương tự cũng xuất hiện khi con người khởi nghiệp trong một thời kì khủng hoảng kinh tế. Bianchi phát hiện thấy khi con người tốt nghiệp trong suốt những tình trạng kinh tế khó khăn thì họ ít có những suy nghĩ như “họ có thể kiếm được việc khác tốt hơn như thế nào” và “có nhiều khả năng cảm thấy biết ơn với công việc của họ.”

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, tôi hỏi Malcolm Gladwell điều gì thúc đẩy ông viết cuốn sách David and Goliath. Ông quan sát thấy chúng ta có “những giả định hạn hẹp về điều gì tạo nên một lợi thế trong bất kỳ hoàn cảnh nào” và nhấn mạnh giá trị của việc nhận ra rằng nhiều bất lợi rõ ràng vẫn có những lợi thế ẩn náu trong nó. Khi chúng ta giả định rằng những cuộc khủng hoảng kinh tế là xấu thì chúng ta xem nhẹ sự thật là chúng có tác động lên những kỳ vọng của chúng ta, đem lại tính thực tế cho sự lạc quan vô lý. Theo Bianchi, khi bạn biết rằng tìm được một công việc tốt là khó như thế nào thì bạn sẽ biết ơn nhiều hơn với công việc bạn đang có.


Nguồn
The Upside of Starting Your Career in a Recession
On the bright side of bad times
Published on December 11, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top