MÁCH MẸ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG CHUẨN THEO TRUYỀN THỐNG

Tham gia
25/8/2016
Bài viết
0
Chọn thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng giúp mẹ nhàn hơn vì cách nấu đơn giản, không quá nhiều quy tắc, lại tiết kiệm, chưa kể còn giúp bé tăng cân nhanh trong thời gian đầu.

1/ THỰC ĐƠN ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CHO BÉ 6 THÁNG CẦN TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC GÌ?
Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những nguyên tắc riêng để phù hợp với sự phát triển của bé. Đặc biệt là thời điểm khởi đầu từ lúc 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chúng cần một thực đơn ăn dặm khoa học và phù hợp.

Nguyên tắc đầu tiên tối quan trọng mà các mẹ cần ghi nhớ đó là, chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé có dấu hiệu đòi ăn dặm như thích sờ vào thức ăn, nhìn người khác ăn, ngồi vững, đút thìa vào thì bé há miệng… Thường tuổi ăn dặm sẽ bắt đầu từ 6 tháng, có bé sẽ sớm hơn, bé lại muộn hơn, do đó bố mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm cho bé ăn dặm, tránh tình trạng bé ghét ăn từ sớm, dẫn đến biếng ăn, chậm lớn.

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang.jpg


Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Bé bắt đầu ăn dặm bằng ½ bát bột ngọt (bột gạo, yến mạch nấu cùng rau củ quả) được pha loãng, mịn, sánh.
  • Từ 2-4 tuần, bé bắt đầu có thể làm quen với bột mặn (bột gạo, yến mạch nấu cùng thịt, cá). Lúc này, mỗi bữa ăn của bé cần đủ 4 nhóm chất gồm bột đường, chất béo, đạm và chất xơ.
  • Cho bé ăn bắt đầu từ ít đến nhiều, loãng đến đặc, tuyệt đối không ép bé ăn nếu bé không muốn. Ngược lại hãy tạo sự hứng thú cho bé với thức ăn
  • Bú sữa mẹ vẫn là chính, bổ sung 1 – 2 bữa ăn dặm
  • Không nêm gia vị vào thức ăn của bé
>> THAM KHẢO : THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 7 THÁNG TUỔI CỦA VIỆN DINH DƯỠNG

2/ THỰC ĐƠN ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI
Dưới đây là một vài món ăn có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo kiểu truyền thống, các mẹ có thể tham khảo:

Trong 1-2 tuần đầu, bé nên được làm quen với bột ngọt (cháo nấu với rau củ quả)

A/ Bột ngô sữa

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 2 bắp ngô nếp non
  • 2 thìa bột sữa hoặc bột gạo
  • 1 thìa dầu ăn thực vật
  • 1 bát nước
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-1.jpg


Cách nấu: Tách lấy hạt ngô, rửa sạch, xay nhuyễn cùng 1 bát nước, rây lấy tinh bột ngô, bo bã. Hòa 2 thìa bột với ít nước sôi để thật đặc. Cho nồi nước ngô lên bếp nấu nhỏ lửa, tay đảo đều đến khi chín hẳn. Khi bột ngô chín, cho bát bột hòa đặc kia vào đảo đều, sôi đến khi chín là hoàn thành. Cho bột ra bát, thêm dầu ăn, khuấy đều, đợi nguội là có thể cho bé dùng.

B/ Bột đu đủ, lê

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 4 thìa bột gạo hoặc bột ăn dặm mua sẵn
  • 2 thìa đu đủ chín xay nhuyễn
  • 2 thìa quả lê xay nhuyễn
  • Một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-2.jpg


Cách nấu: Cho bột lên nồi nấu với ít nước cho chín, đối với bột mua sẵn mẹ có thể pha với nước sôi. Sau đó, cho đu đủ và lê vào, thêm ít sữa mẹ trộn đều cho sánh là được.

C/ Bột khoai tây, cà rốt, ngô ngọt

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 1 thìa cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn
  • 1 thìa cà rốt chín, nghiền nhuyễn
  • 2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 1 thìa khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-3.jpg


Cách nấu: Cho cà rốt, khoai tây, ngô ngọt vào nồi thêm ít nước, nấu thành hỗn hợp sệt, sau đó tắt bếp, cho sữa vào, cho ra bát, đợi nguội thì có thể cho bé dùng.

D/ Bột sữa bí đỏ

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 1 thìa bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn
  • 4 thìa bột gạo
  • 4 thìa bột sữa
  • 1 thìa dầu ăn thực vật
  • 1 bát nước
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-4.jpg


Cách nấu: Bí hòa với ⅓ bát nước, bột gạo hòa với phần nước còn lại. Cho 2 bát vào nồi nấu sôi, khuấy đều để không bị vón cục. Bột chín tắt bếp, sau đó cho bột sữa vào khuấy đều, cho ra bát thêm ít dầu ăn là hoàn thành.

E/ Bột khoai lang

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 3 thìa bột gạo
  • ½ chén khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn
  • 3-4 thìa sữa bột
  • 1 thìa nhỏ bơ nhạt
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-5.jpg


Cách nấu: Cho bột và khoai lang vào nồi, thêm ít nước, nấu 2-3 phút để bột chín. Sau đó, cho bơ nhạt, sữa bột vào khuấy đều là được.

Đến tuần thứ 3,4 mẹ có thể kết hợp thêm thịt, cá vào các món ăn của bé. Nên bắt đầu bằng vài thìa, sau đó tăng dần để bé làm quen với bột mặn.

Với phương pháp ăn dặm truyền thống mẹ không cần tốt quá nhiều thời gian để chuẩn bị, bé dễ hấp thu vì thức ăn mịn, nhuyễn, lại được ông bà ủng hộ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không kích thích được vị giác và kỹ năng nhai nuốt của bé một cách tối đa. Chưa kể, nếu mẹ không biết đa dạng các món ăn, sẽ rất dễ gây ra sự nhàm chán cho trẻ. Chính vì thế, nếu lựa chọn phương pháp ăn dặm này, bố mẹ cần cân nhắc để có những thay đổi sao cho phù hợp, để con mình được phát triển tốt nhất.

>> THAM KHẢO : 100 THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ HÀNG NGÀY HAY ĂN CHÓNG LỚN
 
×
Quay lại
Top