Lý thuyết Siêu dây và lời giải về vũ trụ đa chiều

pruedence nguyen

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/5/2015
Bài viết
1.037
Thuyết Siêu dây (Superstring Theory) thừa nhận rằng vũ trụ tồn tại trong 10 chiều khác nhau với 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian đã được mở ra, 6 chiều khác bị “cuộn lại” sau vụ nổ lớn Big Bang.

Khi nhắc đến “các chiều không - thời gian khác nhau”, mọi người thường nghĩ ngay đến các vũ trụ song song – nơi có những thế giới tồn tại song song và tương tác với thế giới của chúng ta.

Các chiều không - thời gian là gì?
Định nghĩa một cách đơn giản, các chiều không – thời gian là những khía cạnh khác nhau mà con người nhận thức được về thế giới và “thực tại”.

Theo Albert Einstein, vũ trụ có 4 chiều: 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian với đặc tính có thể bẻ cong ánh sáng.Stephen Hawking cũng đẩy mạnh lý thuyết này bằng câu hỏi về khả năng tồn tại các chiều khác trong vũ trụ.

Tuy nhiên, theo Hawking, vật chất và ánh sáng được giới hạn trong “màng” của các chiều không – thời gian khiến cho việc con người đi xuyên không là không thể. Bởi vậy, sự tồn tại của vũ trụ đa chiều cũng như vai trò của các chiều trong vũ trụ vẫn là câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học.

vu_tru_da_chieu_1.jpg

Thuyết Siêu dây (Superstring Theory) thừa nhận rằng vũ trụ tồn tại trong 10 chiều khác nhau
Ngoài 3 chiều con người có thể dễ dàng nhận biết, các nhà khoa học tin rằng nhiều chiều không gian khác vẫn đang tồn tại. Khung lý thuyết của Lý thuyết Siêu dây (Superstring Theory) thừa nhận rằng vũ trụ tồn tại trong 10 chiều khác nhau với 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian đã được mở ra, 6 chiều khác bị “cuộn lại” sau vụ nổ lớn và quá nhỏ để có thể quan sát. Những chiều đó chi phối vũ trụ, các lực cơ bản của tự nhiên và tất cả các hạt cơ bản chứa bên trong.

Chiều thứ nhất, như tất cả mọi người đều biết, là chiều dài (còn gọi là trục x). Đối tượng 1 chiều được hình dung như một đường thẳng, chỉ tồn tại với một đặc tính duy nhất về độ dài.
Bổ sung thêm chiều thứ hai - chiều cao (trục y) và chúng ta sẽ có đối tượng 2 chiều (chẳng hạn như hình vuông).

Chiều thứ ba là chiều sâu (trục z). Các vật thể 3 chiều đều có diện tích và tiết diện. Chẳng hạn như một khối lập phương, có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và do vậy có thể tích.

Các nhà khoa học tin rằng chiều thứ tư là thời gian - chiều chi phối các thuộc tính của mọi vật chất tại một điểm thời gian bất kỳ (chẳng hạn như sự lão hóa của động vật và tính cũ, mới của đồ vật). Cùng với 3 chiều không gian trên, chiều thời gian là cần thiết để xác định sự tồn tại, vị trí của một thực thể trong vũ trụ.

vu_tru_da_chieu_2.jpg

Vũ trụ hình thành từ vụ nổ Big Bang, Lý thuyết Siêu dây cho rằng đây chỉ là một trong nhiều vũ trụ song song cùng tồn tại

Theo Lý thuyết Siêu dây, chiều thứ nămvà thứ sáu là nơi khởi nguồn ý niệm về thế giới song song. Nếu có thể nhìn thấu chiều thứ năm, chúng ta sẽ thấy một thế giới hơi khác biệt so với thế giới chúng ta đang sống. Thế giới ấy sẽ giúp chúng ta có cơ sở đánh giá sự giống và khác nhau giữa thế giới của chúng ta với những thế giới song song khác.

Với chiều thứ sáu, chúng ta sẽ nhìn thấy một mặt phẳng của thế giới song song, nơi chúng ta có thể so sánh và xác định vị trí của tất cả các vũ trụ song song ra đời cùng vũ trụ của chúng ta, tức là từ vụ nổ lớn (Big Bang). Về lý thuyết, nếu bạn nắm rõ chiều thứ năm và thứ sáu, bạn có thể xuyên không, tức là quay về quá khứ hoặc đi đến tương lai.

Với chiều thứ bảy, bạn có thể bước vào các thế giới xuất hiện với các điều kiện ban đầu khác vũ trụ của chúng ta, tức là không hình thành từ vụ nổ Big Bang.

Chiều thứ tám cho chúng ta thấy một mặt phẳng của các vũ trụ song song trong chiều thứ bảy, mỗi vũ trụ đó lại hình thành với điều kiện ban đầu khác nhau, không ngừng phân nhánh và mở rộng đến vô tận (do đó còn được gọi là vô cực).

Trong chiều thứ chín, chúng ta có thể so sánh tất cả các vũ trụ song song hình thành từ các điều kiện ban đầu khác nhau và ngự trị các quy luật vật lý khác nhau.

Chiều thứ mười sẽ dẫn chúng ta đến một điểm ẩn chứa những điều nằm ngoài giới hạn tưởng tượng và tầm hiểu biết nhỏ bé của con người.

Tại sao con người chỉ cảm nhận được 4 chiều không - thời gian?

Sự tồn tại của 6 chiều bổ sung (dù nằm ngoài sự hiểu biết của con người) là điều cần thiết để Lý thuyết dây (String Theory) giải thích về vũ trụ. Nhưng tại sao con người chỉ có thể nhận biết được 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian? Các nhà khoa học đã đưa ra 2 cách giải thích:

Một là các chiều bổ sung bị cuộn lại thành một cụm rất nhỏ khó có thể quan sát bằng những kĩ thuật đương thời và có dạng như một đa tạp Calabi-Yau.

vu_tru_da_chieu_3.jpg

Đa tạp Calabi-Yau có vai trò quan trọng trong Lý thuyết dây
Mặc dù nằm ngoài sự tri nhận của con người nhưng có lẽ chúng đã chi phối sự hình thành của vụ trũ ngay từ thuở sơ khai. Bởi vậy, các nhà khoa học tin rằng bằng cách quay ngược lại thời gian và sử dụng kính thiên văn quan sát ánh sáng từ vũ trụ ban đầu (hàng tỷ năm trước), họ có thể biết được ảnh hưởng của các chiều bổ sung này đến quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Cách giải thích thứ hai liên quan đến Thuyết Brane, trong đó cho rằng 10 chiều không – thời gian nằm trên hai mặt cong (Brane) khác nhau, úp vào nhau như hai bàn tay. 6 chiều bổ sung nằm trên 1 brane, thế giới 4 chiều của chúng ta nằm trên brane còn lại – nơi mà ngoại trừ trọng lực, tất cả các hạt sẽ bị hạn chế.

Cùng với Lý thuyết dây, Thuyết Vạn vật (Theory of Everything) của Stephen Hawking cũng tin rằng vũ trụ đa chiều (10 chiều hoặc nhiều hơn thế) như một cách để dung hòa giữa mô hình chuẩn của vật lý hạt và sự tồn tại của lực hấp dẫn. Đây cũng là một nỗ lực trong việc giải thích cách thức tương tác giữa các lực trong vũ trụ của chúng ta cũng như tìm hiểu sự vận hành của các vũ trụ song song khác.
Nguồn :
https://www.ngaynay.vn/Ly-thuyet-Sieu-day-va-loi-giai-ve-vu-tru-da-chieu-p270044.html
 
Mình thích vật lý lắm. Lúc học cũng tự đưa ra giả thiết về các chiều không gian và vũ trụ.
Nghĩ vũ trụ là xếp lớp nén 2 chiều, trong mỗi lớp lại là 1 khoảnh khắc không gian và thời gian 4 chiều, giống như quyển vở ấy, lỗ hổng không/thời gian giống như giấy của quyển vở đó bị rách và ta nhìn thấy trang bên kia.
Nghĩ công thức về sự giãn nở thời gian, chiều dài hay khối lượng gì đó của anh-xtanh sai lè khi ở trong hố đen vì ở đó lực hút lớn hơn vận tốc ánh sáng
Nghĩ vũ trụ không giản nở mà do các hành tinh/thiên hà...đều đang quay xung quanh 1 tâm nên sẽ bị ảo giác là vũ trụ giãn nở mà thôi
....
Mấy cái này hỏi cô thì toàn bị cô phản bác, không giải thích 1 cách thoả mãn nên dần dần chẳng hỏi và chẳng giả thiết nữa
 
@Thiên Ngân mình cũng thích vật lý lắm, dù ngành mình học thì chẳng dính tý gì vật lý lắm. Đặc biệt là thích về vũ trụ và vật lý hạt. Einstein giải thích về thuyết tương đối thì đúng, thế nhưng khi giải thích về vũ trụ thì ông lại đi sai hướng :(. Mà cái thuyết vũ trụ giãn nở thì mình ko chắc lắm, vì mình xem mấy phim tài liệu ở nước ngoài thì có khá nhiều số liệu cho thấy vũ trụ đang giãn nở, tuy nhiên chưa có giải thích nào đủ thuyết phục về vấn đề này cả.
 
Ý, có người cùng sở thích và quan tâm về một số phần trong vật lý giống mình nè ^^
Về anh-xtanh, bạn với mình có suy nghĩ gần giống nhau đó
Vũ trụ giãn nở thì mình cũng thấy giải thích của các nhà khoa học không thuyết phục lắm, mình nghĩ tất cả đều xoay quanh 1 tâm lớn, quay cùng chiều nhưng vận tốc quay khác nhau nên khoảng cách thay đổi
 
@Thiên Ngân
EcoIn.cOM.vN-Emo-QooBee-XL-66.gif
hjhj, hồi mình còn cấp 3 ấy, mình cũng hỏi thầy cô về mấy câu vũ trụ thế này, nhưng toàn...bị kiu về tự tìm hiểu thôi. Từ đó hứng thú với vật lý hạt và vũ trụ luôn. Mà bạn giỏi thật, mình cũng ko nghĩ được như bạn, mình chỉ thấy mấy cách giải thích chưa thỏa đáng thôi,chớ ko tự nghĩ ra dc nó ko hợp lý chỗ nào:KSV@02:
 
@pruedence nguyen , mình cũng hỏi cô mình và cô mình cũng bảo tự tìm hiểu, rồi bảo mấy cái này khoa học chứng minh rồi nên chấp nhận. Hỏi xong cứ bị ấm ức thế nào ý nên dần dần không hỏi nữa, cũng không đặt nhiều giả thuyết nữa vì chẳng ai giải thích cho mình.
Trong vật lý mình cũng hứng thú nhất với vũ trụ và vật lý hạt giống bạn. Hứng thú với vật lý của mình là từ đọc Doraemon mà ra đó ^^
 
@Thiên Ngân
@pruedence nguyen , mình cũng hỏi cô mình và cô mình cũng bảo tự tìm hiểu, rồi bảo mấy cái này khoa học chứng minh rồi nên chấp nhận. Hỏi xong cứ bị ấm ức thế nào ý nên dần dần không hỏi nữa, cũng không đặt nhiều giả thuyết nữa vì chẳng ai giải thích cho mình.
Trong vật lý mình cũng hứng thú nhất với vũ trụ và vật lý hạt giống bạn. Hứng thú với vật lý của mình là từ đọc Doraemon mà ra đó ^^
Haha, ko bik có giống ko, nhưng mình cũng từng thắc mắc về cái đoạn truyện Doremon nói với Nobita về việc, nếu mà đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng thì con người sẽ chậm già đi. Bắt đầu từ khi ấy là mò đi kiếm tên bác Einstein và cái thuyết tương đối để đọc. ^^
 
Nhưng mà lý thuyết dây thì vẫn là lý thuyết thôi nhỉ, vẫn chưa có cách kiểm chứng đúng ko??:KSV@02:
 
×
Quay lại
Top