Luyện nghe tiếng Anh thụ động? Nên hay không? Và nghe sao cho hiệu quả?

mottienganh

Thành viên
Tham gia
3/12/2021
Bài viết
8
LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG khi ngủ — nghe qua có vẻ không khả thi. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Nếu bạn áp dụng đúng phương pháp thì kết quả mang lại có thể khiến bạn phải bất ngờ! Trước khi ngủ, hãy thôi lướt Facebook đi mà LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG — một cách học ko hề tốn thời gian mà lại làm giàu thêm vốn Tiếng Anh của mình!

1*W5hY2xJZpXUSfsw1Es1ckQ.jpeg

1️⃣ Có nên LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG không?

Thời gian là của riêng bạn. Nhưng thực tế, có chẳng ít những kẻ cắp thời gian. Công việc hàng ngày nè, chạy deadline nè, giao du bạn bè nè… Nếu không biết cách tranh thủ khoảng trống thời gian để lấp vào đó những mảnh ghép tri thức, bạn sẽ rất dễ bị thụt lùi.

Đặc biệt, việc luyện nghe tiếng Anh đòi hỏi mức đầu tư về thời gian rất khắt khe, ko như đọc, bạn có thể luyện tập để đọc 1 trang sách trong mấy giây, việc luyện nghe tiếng Anh bắt buộc bạn phải đi theo đúng thời gian cho trước (À thì thực ra bạn có thể nghe x1.5, x2 nhưng cuối cùng cũng là có giới hạn thui). Nếu bạn không tận dụng kể cả lúc ngủ, sẽ là một chặng đường dài để có thể làm chủ ngôn ngữ này! Đi ngủ rồi vẫn còn học không có nghĩa là bạn đang hà khắc với bản thân. Mà là một hướng đi để tận dụng quỹ thời gian theo cách triệt để nhất.

Vậy bạn có biết não bộ khi ngủ tiếp thu học hỏi kiến thức thế nào?

2️⃣ Giải mã khả năng tiếp thu kiến thức của não bộ khi đang ngủ

Con người dành tới 1/3 thời gian cuộc đời chỉ để ngủ. Nếu như có thể tận dụng khoảng thời gian này để đồng thời làm gì đó hữu ích thì quả là thú vị. Ý tưởng Hypnopedia — được hiểu là khả năng học trong khi não vẫn ngủ — đã ra đời.

Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Pháp đăng tải trên tạp chí Nature Communications năm 2017 đã ủng hộ cho lý thuyết này. Khi con người chìm vào giấc ngủ, một kiểu nhớ thính giác được hình thành theo bản năng, tập trung nghe ngóng để ý các âm thanh xung quanh bạn, hỗ trợ đắc lực việc học hỏi, “thấm” những kiến thức được bạn nạp trong lúc đó. Một nghiên cứu nữa do nhà tâm sinh lý học Björn Rasch tiến hành lên nhóm 60 sinh viên. Theo đó, giữa việc học từ vựng lúc còn thức kết hợp nghe trong khi ngủ đem lại kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ sử dụng một trong hai phương pháp.

Thậm chí, chưa bàn tới những nghiên cứu khoa học ở tầm vĩ mô. Không ít người đã vô tình phát hiện ra tính hiệu quả của việc LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG. Nhiều học viên Tiếng Anh lỡ ngủ quên khi đang luyện nghe. Và đến hôm sau, kinh ngạc phát hiện ra mình đã ghi nhớ được không ít kiến thức.

3️⃣ Tại sao nên LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG?

Tranh thủ học kể cả khi đi ngủ có thể là cực hình đối với những “tỷ phú thời gian” ưa nhàn nhã. Nhưng sẽ là biện pháp cứu cánh cho những người bận rộn. Với họ, sau khi đã dành toàn bộ thì giờ trong ngày giải quyết công việc khác, có thể tranh thủ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG, cảm giác như thành tựu một ngày lại được nối dài thêm bội phần.


4️⃣ Biến Tiếng Anh thành người bạn quen thuộc

Để “thuần phục” được một ngôn ngữ mới, bạn phải làm quen với nó. Có thể lúc học ở lớp hay trung tâm, bạn xem Tiếng Anh như ở phía đối địch. Vì lúc này bạn học với tâm thế “hoàn thành nghĩa vụ”. Nhưng nếu chủ động học khi rảnh, khi đi ngủ. Tiếng Anh đã ở vị trí là một người bạn của bạn. Việc tiếp thu sẽ hiệu quả hơn. Đó là về khía cạnh tâm lý.

Vậy xét về mặt chuyên môn thì sao? Tranh thủ thời gian học sẽ giúp bạn “quen tai”. Dần dần ghi nhớ vào não bộ cách phát âm, ngữ điệu, bối cảnh sử dụng của câu/từ,… Hiệu quả sẽ càng tăng lên đáng kể nếu bạn LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG, khi mà não bộ ở trong tâm thế nghỉ ngơi, hoàn tất sắp xếp lại thông tin để đón nhận cái mới.

5️⃣ Cách học LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG như thế nào?

Luyện nghe (Listening) sẽ là kỹ năng được khuyến khích thực hành nhiều nhất nếu áp dụng LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG. Hiệu quả của nó phụ thuộc phần lớn vào lộ trình và tài liệu mà bạn sử dụng.

Nếu như bạn đang theo học một khóa học cụ thể (Anh văn giao tiếp, TOEIC, IELTS,..), hãy lựa chọn audio bài học và nghe khi ngủ. Việc này sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều hơn với ngôn ngữ, bắt kịp với độ khó của bài học và rèn kỹ năng nghe điêu luyện.

Nếu như bạn bắt đầu từ con số 0 mà LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG thì sao? Có rất nhiều tài liệu trên Internet được thiết kế phù hợp với tính chất của phương pháp LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG và đa dạng chủ đề. Bạn phải chọn được loại tài liệu phù hợp với trình độ bản thân và chủ đề mình muốn học. Việc luyện nghe lúc này sẽ giúp bạn làm quen với Anh ngữ từ mức độ cơ bản nhất. Dần biến nó trở thành phản xạ tự nhiên. Làm nền tảng để chinh phục những level cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn có thể “đổi gió”, chỉ đơn giản là nhẩm lại những từ mới trong ngày trước khi ngủ hay một bản nhạc Tiếng Anh êm ái nhẹ nhàng.

6️⃣ Những công cụ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG hiệu quả

Nguồn tài nguyên trên Internet vô cùng lớn. Không thiếu những tài liệu được thiết kế riêng cho những người muốn LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG. Các podcast, các buổi thuyết trình TED-ed hay thậm chí là bài tập luyện nghe bạn vừa làm chiều nay đều là những nguồn LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG mà bạn có thể tận dụng đó

7️⃣ Một số lưu ý khi LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG

Hãy đảm bảo rằng bạn đang nghe và hiểu! Sa đà vào việc nghe một cách quá thụ động chỉ giúp bạn quen tai với Tiếng Anh. Không đảm bảo được tiến bộ. Nên tranh thủ đọc transcript của audio trước khi hoàn toàn chìm vào giấc ngủ. Và đảm bảo bạn đang học theo hình thức thụ động nhưng trong một tâm thế chủ động. Nếu không, kết quả sẽ không mấy khả quan. Chán nản là điều không tránh khỏi.

Mặt khác, không được xem nhẹ các vấn đề về sức khỏe và thính lực. Hãy đảm bảo bạn nghe ở âm lượng phù hợp. Đảm bảo việc LUYỆN NGHE TIẾNG ANH THỤ ĐỘNG là bạn đồng hành chứ không là kẻ phá hoại giấc ngủ của bạn!
 
×
Quay lại
Top