LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH NHƯ STEVE JOBS, BẠN DÁM THỬ?

Le Hanah

Thành viên
Tham gia
31/3/2015
Bài viết
5
LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH NHƯ STEVE JOBS, BẠN DÁM THỬ?

Steve Jobs không chỉ được biết đến như một “Phù thủy công nghệ” mà còn nổi tiếng như một bậc thầy của kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Nếu bạn đã từng xem những video giới thiệu sản phẩm của Apple do chính Steve Jobs thuyết trình, chắc hẳn bạn cũng ngả mũ kính phục trước khả năng thuyết trình trước đám đông của huyền thoại này.

Vậy để có được kỹ năng thuyết trình được như ông liệu có khó ? Hãy cùng HRC tìm hiểu nguyên tắc 3S khi thuyết trình nhé !

1. Kỹ năng thuyết trình số 1: story – một câu chuyện hấp dẫn

Hãy đặt mình vào vị trí của người nghe, ai cũng muốn nghe một câu chuyện có kịch tính, cao trào hơn là những lời nói suông. Vì thế, hãy cố gắn biến bài thuyết trình của bạn thành một câu chuyện có mở đầu, có cao trào và một kết thúc đáng nhớ.

Trước tiên, câu ch.uyện ấy cần có tựa đề ( headline ). Một tựa đề ngắn gọn , dế hiểu, ấn tượng cho bài thuyết trình hẳn là rất tuyệt đúng không? Ví dụ, Steve Jobs đã lấy tựa đề cho bài giới thiệu MacBook Air là “the world’s thinnest notebook” – notebook mỏng nhất thế giới.

Cần chú ý, khi bắt đầu bài thuyết trình, bạn cần nêu ra cho người nghe những phần cốt lõi để baid thuyết trình được mạch lạc và người nghe dễ theo dõi. Kết thúc bài thuyết trình, bạn cũng nên chốt lại những ý chính đó một lần nữa để chốt lại câu chuyện và gợi nhớ cho người nghe về những điều cốt lõi bạn hướng đến.

Dưới đây là bài hùng biện kinh điển của Steve Jobs tại trường Đại học Stanford, trong đó nghệ thuật kể chuyện đã được vận dụng đến mức bậc thầy.

2. Slides – đơn giản, sáng tạo

Một lỗi mà các bạn sinh viên rất hay mắc phải khi làm slides thuyết trình là nhồi nhét quá nhiều chữ vào 1 trang slide. Điều này khiến cho người đọc cảm thấy rất khó chịu, khó theo dõi, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người thuyết trình. Một trang slide có nhiều nhất là 5 dấu chấm đầu dòng, mỗi dòng nhiều nhất là 7 từ. Vì vậy hãy chọn ra keyword và đưa lên slide. Hơn nữa, nếu bạn muốn người khác nghe mình thì đừng nên bắt họ đọc chữ trên slides.

Tận dụng tối đa hình ảnh, video clip, biểu đồ vì những phương tiện ấy khiến người theo dõi tiếp thu tốt hơn cả. Bạn có thể thấy, khi Steve Jobs thuyết trình, thì đằng sau ông là một màn hình rộng với những hình ảnh nổi bật, con số hoặc biểu đồ đơn giản. “ Một bức ảnh ngàn lời nói”, hãy dùng những lợi thế của hình ảnh thay cho ngôn từ. Nhưng nên nhớ : hãy dùng hình ảnh chất lượng cao.

3. Speakers – Người thuyết trình thu hút


Đây là yếu tố quyết định tạo nên “cái thần” của buổi thuyết trình. Là nhân vật trung tâm, trước tiên bạn nên có sự chuẩn bị kĩ càng về mọi mặt.

· Đầu tiên là trang phục : phải phù hợp với không gian của buổi thuyết trình

· Ngôn ngữ hình thể cũng là yếu tố tối quan trọng. Nên di chuyển thay vì đứng nguyên một chỗ trên bục diễn thuyết. Dùng “eye contact” một cách linh hoạt. Và quan trọng không kém đó là hãy giải phóng tay bạn khỏi giấy tờ, túi quần, vạt áo, giữu phong thái tự tin, thoải mái.

· Âm lượng vừa phải, dừng khoảng 3s giữa các đoạn, chậm rãi, rõ rang.

· Và “gia vị”đậm đà nhất cho bài thuyết trình của bạn chính là nguồn năng lượng mà bạn đem lại cho người nghe. Bạn có nhiệt huyết thì sẽ truyền cảm hứng được cho người khác. Dù slides của bạn có hấp dẫn đến đâu, bạn sáng sân khấu đến đâu, mà bạn thiếu đi “cái thần” thì tất cả cũng trở nên vô nghĩa.
 
×
Quay lại
Top