Lòng tự trọng của một sinh viên đánh giày vỉa hè

Cỏ May

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/1/2011
Bài viết
239
Lòng tự trọng của một sinh viên đánh giày vỉa hè
Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa được mời. Cậu bảo "con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi…".

Mặc cho dòng người qua lại, cậu thanh niên vẫn cặm cụi đánh giày. Cậu ngồi trên thùng nhựa nhỏ, một tay cho vào bên trong chiếc giày, một tay cầm bàn chài phớt sơ lớp bụi.

Một ít xi được bôi lên. Xong chiếc này đến chiếc khác. Khi cả hai chiếc thấm lớp xi, cậu kẹp chiếc giày vào đùi dùng một miếng nỉ chà lên. Miếng nỉ đi đến đâu, giày bóng loáng đến đó…

Cậu còn rất trẻ mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Chiếc quần xanh và áo sơ mi trắng gọn gàng phẳng phiu.

Đặc biệt, đôi mắt sáng long lanh, cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ. Buổi sáng chủ nhật bên cạnh siêu thị Coop Mart Thủ Đức người đông nhưng cậu cũng mặc. Vẫn cặm cụi trong công việc…

Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng.

danh-giay-75cbb.jpg

Miếng nỉ trên tay, cậu sinh viên làm bóng đôi giày với tất cả lòng tự trọng.

Hàng ghế nhựa sắp dọc theo bức tường của quán cà phê vỉa hè cạnh siêu thị vẫn còn trống. Cái thú uống cà phê vào buổi sáng sớm với tờ báo trên tay dường như là thói quen của những người Sài Gòn. Hớp một ngụm cà phê nóng, đặt tờ báo lên đùi, nhìn lãng đãng ra đường…

Tôi và anh Hòa, người bạn thâm giao ngồi vào chiếc bàn kê sát tường. Không cần gọi, dường như chủ quán đã quá quen thuộc với chúng tôi. Hai ly cà phê sữa nghi ngút khói…

Khách đông dần. Mỗi người vào quán mang một tâm trạng khác nhau. Người uống vội rồi ra đi. Người nhâm nhi chậm rãi. Chúng tôi ngồi bên nhau yên lặng một hồi. Bỗng anh Hòa nói với tôi về một câu chuyện cũ. Giọng anh chùng xuống khi nhắc đến những đau buồn.

Thôi anh ạ, tôi nói với anh ấy, mình hãy nhìn về phía trước. Chuyện gì đã qua, cho qua luôn đi.

Anh trầm ngâm. Một thanh niên tiến lại gần bên anh: “Chú cho con đánh giày nha chú”. Thì ra cậu thanh niên lúc nãy. Anh Hòa tháo đôi giày nhận đôi dép từ anh thanh niên. Tôi ngăn lại: “Ngồi xuống uống ly cà phê xong rồi đánh cũng được”.

Ly cà phê đá được mang ra. Khuấy nhẹ. Cháu đi đánh giày lâu chưa? Lễ phép, anh thanh niên thỏ thẻ, dạ chỉ mới vài tháng nay thôi chú ạ.

Câu chuyện của chúng tôi với thanh niên đánh giày cởi mở dần. Thì ra, cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê Quảng Ngãi. Nhà nghèo rời quê hương vào thành phố trọ học, cậu không tìm ra được một công việc nào có thể có thêm thu nhập để trang trải những chi phí ăn học.

Một người quen gợi ý cho cậu em công việc này và đã cho thuê chiếc thùng nhựa đầy đủ đồ nghề với giá 10.000đ/ngày để kiếm sống.

Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, cậu ta vào các nhà hàng, quán lớn để tìm khách nhưng không một nơi nào cho vào...

“Chỉ có những quán vỉa hè như thế này con mới kiếm sống được chú ạ. Không biết có phải người nghèo mới thương người nghèo không nhưng con thấy dường như là thế...

Giọng cậu sinh viên chùng xuống khi liếc nhìn thấy những hình ảnh bão lũ trên tờ báo chúng tôi cầm trên tay. "Mùa này quê con thiệt hại nhiều quá. Nhà con nằm trong rốn lũ nên cả nhà tan hoang. Trước đây con đánh giày kiếm thêm tiền học giờ đây phải làm nhiều hơn để có dư đồng nào gởi về phụ giúp gia đình".

Có một chút gì cay cay trên khóe mắt. Đời một sinh viên vất vả đến thế sao?

Trong lúc hàng ngày nhiều sinh viên hồn nhiên, vô tư lự, vui chơi, rong ruổi khắp các nẻo đường thì ở một góc xa thành phố vẫn còn có một sinh viên xa quê lăn lộn mưu sinh bằng cái nghề đơn giản không cần chút chất xám nào.

Ly cà phê vơi hơn một nửa. "Chú cho phép con làm việc nhé" rồi cậu cầm đôi giày ra một góc xa ngồi say sưa với công việc, 15 phút sau lại mang vào. Bao nhiêu vậy cháu? Dạ cho con 7.000.

Anh Hòa cầm tờ 10.000 đưa và nói cháu khỏi thối. Thế nhưng thật bất ngờ, 3.000 lẻ được cậu ấy móc ra trả lại. Con chỉ lấy đúng giá.

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên đánh giày uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa uống. Tôi và anh Hòa bất ngờ quá ngăn lại. Chú đãi cháu mà. "Dạ không thưa chú, con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi…".

Chúng tôi ngớ ra. Dường như cả tôi và anh bạn lần đầu tiên mới gặp trường hợp này. Một người trẻ rất khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Giá như, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ai cũng như anh sinh viên này chắc chắn xã hội sẽ còn đẹp hơn rất nhiều…


Tác giả bài viết: Trần Chánh Nghĩa

Bạn í thật mạnh mẽ, ko có công việc lao động chân chính nào là hèn kém cả. Mình ngưỡng mộ bạn í. :KSV@12:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đọc mà thấy khâm phục cậu thanh niên này quá, và cũng buồn vì còn quá nhiều những thanh niên chơi bời lêu lổng ngoài kia không bằng một phần của cậu ấy. Nhất định sau này cậu ấy sẽ có một cuoojc sống tốt...
 
Rất khâm phục bạn. Cố lên bạn nhé ! :)
 
Bài viết đặt tiêu đề khó nghe quá, kiểu giật tít câu view, giống như kiểu mặc định nghề đánh giày là nghề ko có lòng tự trọng.
Sinh viên hay giám đốc hay nông dân hay mù chữ đều như nhau cả, ko có chuyện sinh viên đánh giày thì ko có tự trọng còn mù chữ đánh giày là có tự trọng.
Và, đánh giày hay bốc vác hay ca sĩ hay giám đốc cũng đều là nghề chân chính cả.
Sinh viên bây giờ bốc vác, xe ôm, đánh giày hay rửa xe nhiều vô kể, nó đã là chuyện bình thường như cái gi.ường. Bình thường từ cái lúc mà người Châu Âu họ nói "nền giáo dục như Việt Nam đang giảng dạy đã được chúng tôi ko dùng từ cách đây 50 năm", bình thường từ cái lúc trường ĐH, CĐ, TC, công lập, tư thục mọc lên như nấm và cũng bình thường từ lúc trường ĐH dạy chúng tôi 1+1 = 2 còn trường đời dạy chúng tôi x+y+z+g+k....
 
Scorpius DLord Mình thấy ở đây chẳng có gì gọi là giật tít câu view, hay khó nghe cả. Mình thấy tác giả đặt tiêu đề phù hợp với bài viết của mình, thì không nên gọi là giật tít câu view.
Xã hội bây giờ, ai cũng bươn chải nhiều, làm đủ nghề, đủ hình thức lao động, nhưng mấy ai giữ được lòng tự trọng khi đâm đầu vào kiếm miếng ăn, kiếm manh áo mặc?
Thừa nhận là bây giờ, nhiều sinh viên còn phải làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống, thậm chí lo cho gia đình, điều đó không xa lạ gì với đất nước còn nghèo như nước ta.
Nhưng bạn ạ, cái lòng tự trọng không phải ai cũng giữ được đâu.
ca sĩ chả đầy người khoe thân để được nổi tiếng, đánh giày nhiều người kiêm nghề "hai ngón", giám đốc thì nhiều người trốn thuế, rồi ăn đút lót, tham nhũng. không phải ai cũng thẳng như ao ước được đâu.
P/S: Copy lời người khác thì nhớ ghi rõ nguồn, vả lại hiểu rõ ý người ta nói gì thì hãy copy, còn nếu không, cẩn thận vạ miệng.
 
Nhím.xù "Mình thấy..." - vì bạn thấy cho nên đó là ý kiến riêng của bạn nên có tranh luận cũng vô ích.
Tui chẳng hiểu sao comment tui viết mà bạn lại nói đi copy. Bạn ko tìm hiểu kĩ mà đi nói người khác thì bạn mới là người "cẩn thận vạ miệng".
 
Scorpius DLord người ta tranh luận với nhau bởi những luồng quan điểm trái chiều. Nếu nói như bạn thì phải quan điểm giống nhau mới tranh luận à?
 
Scorpius DLord : Mỗi người có một quan điểm khác nhau khi nhìn nhận một vấn đề, mình tôn trọng ý kiến của bạn nhưng mình có một chút góp ý nho nhỏ thế này nhé, bạn nên xem lại cách diễn tả quan điểm của mình, bạn không nhất thiết phải dùng những câu như: "Bình thường từ cái lúc mà người Châu Âu họ nói "nền giáo dục như Việt Nam đang giảng dạy đã được chúng tôi ko dùng từ cách đây 50 năm", bình thường từ cái lúc trường ĐH, CĐ, TC, công lập, tư thục mọc lên như nấm và cũng bình thường từ lúc trường ĐH dạy chúng tôi 1+1 = 2 còn trường đời dạy chúng tôi x+y+z+g+k...." . Đọc câu này mình cảm thấy thật khó chịu, nên không trách được bạn Nhím xù phản bác bạn lại như vậy.
Đúng là việc sinh viên đi làm thêm là rất bình thường, mình cũng từng như vậy, mình không những không xấu hổ với việc này mà ngược lại mình cảm thấy rất tự hào. Nhưng mình cảm thấy những việc mình làm được không đáng là gì so với bạn sinh viên trong bài viết trên, và mình cũng chưa từng có hành động nào tương tự cả, giả sử nếu mình hành động như bạn sinh viên đó thì sẽ có người nói mình " kiêu" hay "nghèo mà chảnh" gì đó, và thực tế không ai muốn nghe được những lời đó cả.
Như mình đã nói , mỗi người có một quan điểm riêng khi nhìn nhận vấn đề, và tác giả Trần Chánh Nghĩa cũng chỉ nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của mình mà thôi.
Còn ý kiến của bạn về lòng tự trọng:"ko có chuyện sinh viên đánh giày thì ko có tự trọng còn mù chữ đánh giày là có tự trọng." Mình nghĩ bạn đã hiểu sai dụng ý của tác giả rồi, trong dòng đời tấp nập, ngược xuôi, sống trong xã hội bộn bề, phức tạp, đen trắng lẫn lộn, đặc biệt là nơi tập trung đủ các thành phần người như thành phố HCM, một sinh viên vẫn giữ được phẩm chất của mình, đó là điều đáng quý trọng.:KSV@04:
:KSV@04:P/S:Mình nói nhiều như vậy cũng không có ý chê trách ý kiến của bạn là không đúng đâu nhé. Đừng có quay qua "khủng bố" mình nha, mình thần kinh yếu lắm ah
 
Nhím.xù Bỏ qua cái quan điểm cá nhân của mỗi người đi, còn cái "vu khống" mình copy lời người khác của bạn thì sao?
 
Scorpius DLord Chắc Nhím nhìn nhầm mấy bình luận từ facebook bên dưới thôi DLord à :)
DLord kéo xuống dưới sẽ thấy.
 
Covangmuathu Cái đoạn "Bình thường ... x+y+z+g+k...." - Mình nghĩ mình không nói sai, 3 cái bình thường đó đều là sự thật (bạn có đồng quan điểm này ko?). Mình thừa nhận là dùng từ ngữ hơi châm biếm 1 chút, bởi vì mình cũng như nhiều sinh viên khác là hậu quả từ những yếu kém của nền giáo dục. Tất nhiên bản thân mình cũng có phần trách nhiệm nhưng chính giáo dục yếu kém đã kéo theo sự thất nghiệp của hàng ngàn sinh viên mỗi năm, nguyên nhân chính từ 3 cái "bình thường" mình đã nói.
Nếu bạn đang đi trên 1 con đường bằng phẳng thì bạn sẽ ko hiểu cảm giác của những sinh viên đang bế tắc đâu (đánh giày, xe ôm....)
PS: Mình cũng lười comment, nhưng lâu lâu gặp bài viết đúng tâm trạng nên kiếm chỗ trút giận thoai :D
 
Scorpius DLord nếu đó thực là cmt của bạn, thì tôi xin lỗi vì hiểu nhầm.
Mỗi người đều bày tỏ quan điểm cá nhân, cớ gì bạn cứ cố chấp với quan điểm của mình như thế?
Nền giáo dục này là bao nhiêu công sức của bao nhiêu người để bạn có thể được hưởng, đừng nói như thể bạn phải chịu đựng khổ sở lắm ấy.
Chỉ biết nghĩ tới những cái mình chưa được hưởng, chứ không biết tới cái mình được hưởng.
Nếu bức xúc quá, thì hãy phấn đấu làm bộ trưởng giáo dục, trực tiếp thay đổi cái chế độ mà bạn chán ghét?. Nếu không làm gì để thay đổi được thì đừng có than trách cái chế độ này thế này thế kia. Thất nghiệp là vấn đề chung, cũng chả phải của mỗi cái nước này, của cái chế độ giáo dục này. Sinh viên cứ ngồi đọc truyện suốt ngày rồi cuối cùng không xin được việc thì lại đổ lỗi tại chế độ? Thật nực cười.
Việc dạy là của ngành giáo dục, còn việc tiếp thu, bạn quên là của mỗi sinh viên, học sinh à?
Nước nào cũng thế thôi, có muốn phát triển được thì phải có người nói được làm được, chứ cứ toàn được "xây dựng và phát triển" bởi những người chỉ biết than vãn này kia, thì còn phải than dài.
 
Đánh giày nó cũng là 1 nghề mà, nó có khác các nghề khác cái gì đâu, là 1 nghề chân chính tại sao lại ghét bỏ nó
 
Làm việc bằng chính công sức và nhận những đồng lương xứng đáng là điều rất đáng chân trọng, còn rất nhiều người đi làm chỉ để cuối tháng lấy lương, làm việc thì hời hợt
 
×
Quay lại
Top