Lớn lên và lớn xuống

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nó chợt nhớ đến một đoạn thơ khi so sánh: những đứa con “lớn lên” còn bí bầu thì “lớn xuống”.

Nhân dịp Viettel khuyến mại, mẹ mua một thẻ điện thoại 50.000đ. Chắc mẩm rằng mình đã nạp tiền vào tài khoản, mẹ vứt béng cái thẻ đi. Đến khi kiểm tra lần nữa, mẹ mới tá hỏa khi phát hiện ra tài khoản của mình vẫn rỗng không.

Vậy là công cuộc tìm lại cái thẻ từng – bị - vứt – đi ấy bắt đầu.

Bắt đầu từ góc bàn, nơi mẹ để cái thẻ đầu tiên, rồi đến thùng rác ở cạnh cái bàn – chỗ được mẹ nghi ngờ thứ hai, sau cái thùng rác là vô số những ngóc ngách khác mà chỉ có mẹ mới nghĩ ra. Sau rốt, mẹ mới à lên, vẻ rất hân hoan. Mẹ nhớ ra mẹ đã tống cái thẻ đó vào túi ni lon to, đựng hỗn tạp các loại giấy vụn vứt đi. Nhưng hỡi ôi, cái túi ni lon đó đã được mẹ đặt ở góc cầu thang, nơi tụ tập rác thải của cả dãy tập thể. Sáng sớm nay, các cô lao công đã dọn dẹp sạch sẽ góc đấy mất rồi.

Từ lúc biết chính xác là cái thẻ bị mất, mẹ buồn hẳn, thẫn thờ mãi.

Chứng kiến từ đầu tới cuối hành trình tìm lại cái thẻ điện thoại đầy “gian nan” của mẹ, nó không khỏi bật cười. Một cái thẻ trị giá 50.000đ, sao mẹ phải bận tâm nhiều đến thế?

Mẹ ngỡ ngàng trước câu hỏi của nó: “Sao lại không bận tâm hả con? Trời ơi, bây giờ thóc cao gạo kém, kiếm được 50.000đ đâu có dễ.” Câu nói của mẹ làm nó suy nghĩ thật lâu.


************

Kinh tế khó khăn khiến cho nhà máy mẹ làm phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự. Mẹ là một trong số những nhân sự không may mắn bị cắt giảm. Gánh nặng tài chính đặt lên vai bố. Để tận dụng thời gian, mẹ kiếm việc làm thời vụ. Công việc thời vụ lương chẳng cao, chỉ đỡ đần được chút đỉnh so với thời mẹ có công việc ổn định. Khoảng thời gian còn lại, mẹ ở nhà, chăm chút cho mấy bố con và trở thành một bà nội trợ kiểu mẫu.

Mẹ ở nhà, nghĩa là nhà cửa sẽ sạch tinh tươm, là cơm nhà ngày ba bữa lúc nào cũng nóng sốt. Những ngày chị em nó phải ở lại trường, mẹ không cho chúng nó ăn cơm quán nữa, cũng chẳng “chịu chi” như trước, cho chúng nó vô Lotteri hoặc KFC thoải mái.

“Chiếu chỉ” đã được ban hành, mẹ sẽ làm cơm hộp cho chị em nó. Chẳng cầu kỳ, đẹp mắt được như Ben to của Nhật Bản, nhưng cơm hộp “made by mẹ” vẫn đủ các màu: màu trắng của cơm, xanh của rau, đỏ của cá sốt cà chua, vàng của hoa quả tráng miệng như đu đủ, dưa lưới. Ai không thích ăn cơm hộp của mẹ thì xin mời chăm chỉ part time để kiếm tiền vô KFC hoặc chỗ nào khác. Quan điểm của mẹ là vậy. Rất cứng nhắc song cũng thật hợp lý khiến bố gật đầu đồng thuận ngay tức khắc.

Bỏ qua vụ cơm hộp, thì mọi chi tiêu trong nhà cũng được mẹ cắt giảm, theo kiểu “giảm được chừng nào, hay chừng ấy”. Chị em nó hay ôm máy lướt web, vào FB tới tận khuya, giờ chẳng có chuyện đó. Cứ hơn 11 giờ đêm, nhắm chừng các con đã không còn nhu cầu về internet, bố nó rút moderm. Ai cần dùng thì ráng chờ tới ngày mai. Những việc khác cũng tương tự như vậy.

665336-2.jpg


Thoạt đầu, nó và em gái rất ngạc nhiên về sự gắt gao của bố mẹ. Dẫu rằng gia đình nó không giàu có, song từ trước đến giờ, nó chưa từng thấy bố mẹ phải chi li đến thế. Hầu như hàng tháng, bố nó đều mua tặng chị em nó những cuốn sách hay. Thường là những cuốn sách kỹ năng cho người trẻ, vì bố vẫn áy náy rằng mình không có nhiều thời gian nên đành nhờ sách vở làm bạn với con. Cao hứng lên, bố còn tặng nó vài quyển truyện nhẹ nhàng, kiểu như thơ văn viết cho tuổi mới lớn. Mẹ không có thói quen tặng sách vở như bố. Bù lại, mẹ hay cặm cụi học các món ăn đẹp đẽ, hấp dẫn trên tạp chí để chế biến cho mấy bố con thưởng thức.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, không quá hào phóng với gia đình nó song cũng dễ chịu.

Thế mà bây giờ, mọi chuyện dường như đều có sự thay đổi. Mẹ hay càm ràm hơn vì những phung phí của chị em nó. Nào có gì lớn lắm đâu, chỉ là lon Coca uống đến gần nửa, là bắp ngô gặm nham nhở, là cuốn truyện tranh mua đọc một lần rồi bỏ xó, là khóa học tiếng Anh nó bỏ giữa chừng vì lý do: “Cô giáo dạy chán lắm, con nghe không hiểu gì hết”...

Gần đây nhất là mái tóc xoăn màu hạt dẻ của nó. Chuyện cũng chẳng có gì to tát. Mấy cô bạn thân trong nhóm đều đã làm tóc xoăn, nhìn rất phong cách. Thấy nó trung thành với kiểu tóc thẳng, đen truyền thống, các bạn rủ rỉ nó, sao không thay đổi chút. Nó đã lớn rồi mà, hình ảnh của mình ra sao là tự mình quyết định.

Quan trọng nhất, nếu nó cảm thấy mình hài lòng và xinh đẹp với bộ dạng mới thì cũng xứng đáng để “đầu tư” lắm chứ. Nghe cũng “bùi tai”, nó quyết định thay đổi luôn. Khỏi phải nói mẹ nó choáng thế nào với kiểu tóc mới của nó. Choáng hơn nữa, là khi mẹ hỏi, chi phí hết bao nhiêu, nó lại thành khẩn khai thật. Thế là, cái điệp khúc “Thời buổi thóc cao gạo kém này, sao con chẳng biết tiết kiệm chút nào hết?” được nhắc lại. Nó nghe mãi, hóa nhàm. Thế là nối cáu, là vùng vằng: “Sao lúc nào mẹ cũng tiết kiệm, tiết kiệm vậy? Con làm gì đều là từ tiền của con mà.” Ba từ “tiền của con” vang lên nghe mới kiêu hãnh làm sao.
Nghe ba từ ấy, mẹ nó sững sờ rồi lặng thing. Từ hôm đó, nó không thấy mẹ nhắc lại cái điệp khúc “tiết kiệm” như mọi ngày.

Nhưng mẹ có vẻ buồn.

Hôm qua, nó ghé nhà một bạn trong lớp mượn sách. Nó tới đúng bữa cơm nên có dịp chứng kiến mâm cơm của cô bạn mình. Giữa cái bàn nhỏ, là âu cơm, bát canh rau muống, bát cà muối và một đĩa đậu luộc. Bạn nó ngài ngại giải thích: “Thời buổi khó khăn nên mình ăn uống cũng phải tiết kiệm”. Nó nhớ lại, bạn nó rất chăm chỉ làm thêm. Chúng nó cùng làm part time cho một trung tâm ngoại ngữ . Nó đã có lần giật mình vì mức thù lao phụ giảng và dịch tài liệu của bạn khi được trung tâm hé lộ. Câu hỏi bật ra, dễ dàng: “Thế tiền thù lao làm thêm cậu để đâu cho hết?” “Ừ, thì mình trả học phí, trả tiền sinh hoạt. Hàng tháng, có dôi ra chút ít thì mình gửi về cho bố mẹ”.

Nó nhìn lại cô bạn. Bộ quần áo giản dị, căn phòng trọ kiểu sinh viên nhỏ gọn, đơn sơ. Nó biết, có rất nhiều tối, trong khi nó vội vàng về nhà bên bố mẹ thì bạn mình lại đạp xe tới trung tâm cho kịp giờ phụ giảng. Nó biết cả những xấp tài liệu dày cộp, toàn tiếng Anh chuyên ngành mà bạn nó vẫn khuân về nhà. Vất vả vậy, thế mà bạn nó có từng nghĩ rằng, mình phải tự tiêu xài cho những ham thích của mình, như nó đâu.

Nhớ lại cảnh mẹ nó lúi húi kiếm tìm cái thẻ điện thoại 50.000đ, cảnh những sáng sớm, mẹ nấu nướng, sắp cơm hộp cho chị em nó và ánh mắt chùng xuống, khi nó dương dương tự đắc: “Tiền của con”; tự dưng nó thấy có lỗi với mẹ nhiều quá. Ích kỷ biết bao là những điều nó từng suy nghĩ. Tại sao nó không san sẻ chút nhọc nhằn với mẹ mà lại khiến mẹ phiền lòng hơn?

Nó chợt nhớ đến một đoạn thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi ông so sánh những đứa con “lớn lên” còn bí bầu thì “lớn xuống”. Đều là sự phát triển theo thời gian, nhưng con người lớn lên, vì con người ngoài sự gia tăng về trọng lượng, kích thước, còn có sự tích lũy về ý thức. Còn bí bầu lớn xuống vì đó chỉ đơn giản là sự phát triển của tự nhiên.

Năm nay, nó hai mươi tuổi. Nó chẳng còn bé bỏng nữa nhưng nó nghĩ rằng, đã đến lúc, bản thân nó phải thực sự lớn lên

Theo Mực Tím
 
20 rồi:)

▶️
Uk, đến lúc phải lớn lên rồi:KSV@11:
 
×
Quay lại
Top