Lời khuyên để các Thí sinh vào Đại học 2016 Lựa chọn Thông minh…

thuytien0805

Thành viên
Tham gia
30/7/2016
Bài viết
1
Với việc Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố điểm sàn kỳ thi THPT cho xét tuyển vào Đại học ở mức 15 điểm cho tất cả các khối A, B, C, D và A1, có thể nói điểm sàn năm nay cao hơn hẳn các năm học trước trong khi liên tục trong các tuần qua, báo chí đưa tin về việc điểm trung bình THPT năm nay thấp hơn năm trước và có rất ít thí sinh đạt được điểm cao ở các phổ điểm bên trên. Như vậy, các thí sinh nên tính toán ra sao để đạt hiệu quả cao nhất cho chọn lựa con đường vào Đại học của mình?


- Nếu bạn có điểm nhỏ hơn 15 điểm, điều đó không có nghĩa là con đường vào Đại học của bạn không còn nữa. Có gần 100 trường (chủ yếu là các trường ngoài công lập) có đề án tuyển sinh riêng Xét Học bạ, theo kết quả học tập của 3 năm THPT hoặc chỉ năm lớp 12, miễn là bạn đỗ THPT thì đường vào Đại học vẫn rộng mở. Nhưng chú ý hãy chọn những trường ngoài công lập có uy tín như Đại học Hoa Sen, Đại học Thăng Long, Đại học Duy Tân, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Đại học FPT,…
groupnews_image_264.jpg


(Ảnh: Sưu tầm)
- Nếu bạn có điểm cao hơn 19, bạn hoàn toàn có quyền chọn học ở hầu hết tất cả các trường (trừ Đại học Ngoại Thương hay một số đại học Y và Dược). Nếu bạn chọn các ngành Y và Dược, nhưng điểm chỉ ở mức tiệm cận 19 đến 22, thì nên chọn những trường nào vừa sức mình vì khả năng những trường lớn như Đại học Y Huế, Y Hà Nội hay Y Tp. Hồ Chí Minh sẽ lấy từ mức điểm 23 trở lên, dù họ thông báo nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 hay 20 điểm. Điều này cũng xảy ra cả ở những ngành học khác như trường hợp năm ngoái của em Hoàng Linh từ Thái Bình lên Hà Nội nộp hồ sơ vào trường Đại học Thương mại Hà Nội. Trong tuần đầu em vẫn ung dung bởi với 22 điểm đăng ký vào khoa Kế Toán, em luôn nằm trong danh sách 300 thí sinh có điểm cao nhất. Tuy nhiên, sang tuần sau, khi lượng hồ sơ nộp vào trường đã lên “đỉnh” với điểm số cao chất ngất, thứ hạng của em tụt liên tục và bị đánh bật khỏi danh sách an toàn.


- Nếu bạn có điểm từ 15 đến 17, nếu không có chọn lựa sáng suốt nhiều khả năng bạn sẽ bị “trôi” về đợt 2 hay đợt 3 trong Xét tuyển. Như năm ngoái có rất nhiều sinh viên đăng ký vào Đại học Đà Nẵng khi nộp phiếu điểm thì được báo là chắc đậu rồi sau lại hóa ra thành… RỚT vì nhiều sinh viên có mức điểm lưng chừng từ 18 điểm đến 20 điểm, gần về cuối mới quyết định nộp hồ sơ đã đẩy các em ở khoảng từ 15 điểm đến 17 điểm nộp trước đó ra. Năm nay hầu hết các trường trong cả nước đều công bố xét tuyển từ mức điểm sàn, nhưng chắc chắn các đại học vùng lớn như Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học Tây Nguyên,… sẽ thực sự lấy sinh viên từ mức 17,5 đến 19,5 điểm trở lên, tùy ngành, vì đơn cử như từ 18 điểm trở lên chỉ riêng khối A năm nay (chưa kể các khối khác) đã có đến 110.463 thí sinh trong toàn quốc. Các trường đại học vùng chắc chắn không bao giờ lấy dưới số 25% thí sinh có điểm số cao nhất, trong khi đó chỉ tiêu của tất cả các ngành từ A, B, C, D và A1 năm nay chỉ là 420.354 chỗ. Nếu bạn rơi vào khoảng 15 điểm đến 17 điểm, tốt nhất bạn hãy đăng ký ngay vào các trường tư thục có uy tín vì hầu hết những trường này đều có xét tuyển học bạ và nếu để trôi về đợt 2 hay 3, nhiều khả năng bạn sẽ chẳng còn chỗ cả ở những trường đó và phải đi học những trường ngoài công lập rất kém như Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Phú Xuân, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Quang Trung, Đại học Đông Á,…


- Nếu bạn có điểm từ 18 đến 20 điểm, bạn có thể chắc chắn bạn sẽ có một suất ở một trường nào đó mình mong muốn. Nhưng hãy cẩn thận, chưa chắc bạn sẽ chọn được ngành học mình mong muốn. Ở nhiều trường công lập, năm ngoái, nhiều sinh viên đã bị buộc phải theo học những ngành mình không thích. Ví dụ bạn đăng ký ngành Quản trị Kinh doanh hay Tài chính, Thương mại ở một trường đại học Kinh tế có tiếng nhưng cuối cùng lại phải học ngành Kinh tế Lao động, Kinh tế Phát triển hay Thống kê. Học những ngành như vậy thì cơ hội việc làm gần như chẳng có sau 4 năm dù đó có là từ một trường đại học Kinh tế có tiếng nào đó ở hai đầu đất nước. Thường các trường đó thậm chí còn không chịu “trả hồ sơ” hay thông báo kết quả kịp thời để bạn đi nộp trường khác vào ngành mà mình mong muốn vì họ muốn giữ các bạn như một bệ đỡ an toàn trong tuyển sinh cho họ. Một số trường khác như Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh hay Đại học Kinh tế Đà Nẵng năm ngoái đã giữ các hồ sơ đó lại và ép các em này phải vào học những chương trình “chất lượng cao” trả tiền học phí lớn hơn đến trên dưới 20 triệu/năm chưa kể vô kể các khoản phụ phí khác. Nếu gia đình bạn giàu có, thì đây không phải là vấn đề, nhưng nếu bạn lấy mục tiêu vào trường công để đỡ gánh nặng cho ba mẹ mà điểm của các bạn trong khoảng này thì nên tính trước khi nộp phiếu điểm. Nhiều bạn sinh viên không đủ kinh tế, sau 1 hay 2 năm đã phải tự động bỏ học.


- Có điểm ở tiệm cận của bất kỳ một phổ điểm nào kể trên: Có nhiều người sẽ nói là họ có thể chạy cho bạn vào trường này hoặc trường kia tốt hơn dù phổ điểm của bạn chỉ tiệm cận mức điểm chuẩn xét tuyển của trường đó, cần bỏ qua những lời mời này trong năm nay vì Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý rất chặt việc tuyển vượt của các trường trong năm nay do số lượng phiếu của các thí sinh năm nay là cố định và duy nhất theo từng đợt nên có thể xác định ngay trường nào vượt để Bộ kỷ luật, khác với những năm trước khi con số ảo lớn do thí sinh có nhiều phiếu. Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã trích dẫn việc cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Công thương cuối mùa tuyển sinh năm trước (vốn cũng là Hiệu trưởng của một trường đại học thuộc Bộ Công thương) do tuyển vượt cho hệ B nhằm tăng nguồn thu, nên những hiệu trưởng các trường khác năm nay sẽ lưu tâm không để tình trạng tiêu cực của cán bộ bên dưới ảnh hưởng đến họ.


Chúc các bạn có quyết định đúng đắn trong chọn trường Đại học và kịp thời giữ được chỗ tốt, đúng sức cho mình thay vì phải thuê xe cứu thương chạy cho kịp rút rồi nộp lại hồ sơ như một số thí sinh đã làm ở năm trước.


NGUỒN: Giáo dục Đại Học Việt Nam
 
×
Quay lại
Top