Loài cây ‘mọc’ ra vàng ngay tại Việt Nam mà không ai biết

Loverise

Tập phũ phàng
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/12/2014
Bài viết
4.706
Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng loài cây này chứa vàng ở trên lá, nhưng chẳng mấy ai để ý dù chúng được trồng rất nhiều ở Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đến từ Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học thuộc Khối thịnh vượng chung tại Australia (CSIRO) cho biết trên lá cây bạch đàn (hay còn gọi là khuynh diệp) có chứa vàng. Họ phát hiện ra những hạt vàng trên các bộ phận của cây, cũng nhờ đó mà cây bạch đàn có khả năng tiết lộ nơi chứa những kim loại quý dưới lòng đất.
1454126518-bach-dan.jpg

Bạch đàn xuất hiện ở mọi nơi nhưng ít ai biết chúng có chứa vàng.
Họ đã tiến hành nghiên cứu trên lá, cành và vỏ cây bạch đàn có chiều cao 10m từ hai nơi ở Australia. Sau khi nghiên cứu cho thấy các hạt vàng tự nhiên có ở trong các mô sống của cây bạch đàn sống gần những mỏ vàng tự nhiên.

Kết quả phân tích tia X cho thấy các hạt vàng có kích thước khoảng 8 micron, mỏng hơn 10 lần so với kích thước trung bình của sợi tóc, có trong tế bào của cây. Các mẫu phân tích hiện trường và các thí nghiệm hiệu ứng nhà kính cho thấy những hạt vàng này tồn tại với nồng độ thấp, không đủ gây hại cho cây và được rễ cây hấp thụ rồi vận chuyển đến các bộ phận như lá, nơi các nhà nghiên cứu quan sát được nồng độ cao nhất.

"Cây bạch đàn hoạt động như một cái bơm nước. Rễ cây đâm sâu xuống mặt đất đến hàng chục mét và hút nước có chứa vàng lên. Có khả năng kim loại vàng là chất độc với cây, do đó nó được phân tán đến lá và cành cây để có thể loại bỏ khỏi cây", giáo sư Mel Lintern, nhà địa hóa học ở CSIRO cho biết.





Bằng mắt thường, chúng ta khó nhìn thấy các hạt kim loại quý trong cây bạch đàn vì chúng quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng tia Rơn ghen thì sẽ dễ dàng khám phá sự tồn tại của chúng.

“Vàng có thể độc hại với cây cối nên bị đưa tới các đầu mút của cây, ví dụ như lá và các vùng đặc biệt bên trong tế bào để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại”, một nhà khoa học cho biết.

Đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong sinh vật. Nhưng các nhà khoa học khuyến cáo không nên đốn hạ những cây bạch đàn để tìm vàng, bởi nếu trồng 500 cây bạch đàn trên một mỏ vàng, lượng vàng tìm thấy trên những cây này chỉ đủ chế tạo một chiếc nhẫn.

Với phát hiện khoa học này, các công ty khai khoáng có thể nhận biết được nơi đâu dưới lòng đất có kim loại quý hiếm này. Đây là cách nhận biết không tốn kém nhiều mà rất thân thiện với môi trường.

Xuân Bách

 
×
Quay lại
Top