Liệu người trẻ có đang ảo tưởng về giấc mơ khởi nghiệp của chính mình?

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-9-.jpg

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại. Trong bài diễn văn bất hủ này, Steve nhấn mạnh rằng cố gắng học 4 năm ở đại học là một lựa chọn sai lầm: “Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào.”

Câu nói của Jobs dường như đã có ảnh hưởng đến giới trẻ hôm nay. Càng ngày càng càng có nhiều sinh viên từ bỏ việc học để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp. Thực tế cho thấy vào tháng 1/2014. Trung tâm phân tích dữ liệu về nghiên cứu giáo dục (CALDER) ghi nhận có hơn 40 phần trăm sinh viên chính quy từ bỏ việc tìm kiếm tấm bằng cử nhân trong vòng 6 năm. Có thể thấy rằng không phải tất cả sinh viên bỏ học đều theo đuổi giấc mơ doanh nhân nhưng tôi cho rằng lựa chọn khởi nghiệp là lựa chọn số đông mọi người trẻ.

Tôi là một doanh nhân. Hiện nay chúng tôi đang phát triển một ứng dụng điện thoại di động với mục đích cạnh tranh với Craigslist và các nhà nghiên cứu dịch vụ online khác. Năm vừa rồi, tôi đã cân nhắc vấn đề sinh viên bỏ học vào trong chuyên tâm nghiên cứu của mình khi phát triển sản phẩm của công ty. Tôi đã từng thực sự bị cuốn vào ứng dụng mình nghiên cứu và tự tin về tiềm năng to lớn của sản phẩm khi có thể thay đổi mãi mãi cách con người mua và bán.

Không lâu sau khi tôi bắt đầu nghỉ học tạm thời tại đại học Washington, đội ngủ đằng sau dự án của chúng tôi gặp mâu thuẫn và không thể hòa hợp. Mọi người đều cảm thấy choáng váng, bức bối và tuyệt vọng. Tôi bắt đầu tự vấn về mọi khả năng lẫn rủi ro có thể xảy đến với dự án của mình khi tôi tiếp tục trì hoãn việc học. Tôi nhận ra rằng mình đã bị chơi một vố đau.

Những doanh nhân ngày nay không còn làm theo công thức của thành công chuẩn mực nữa: làm việc chăm chỉ và thành công sẽ tìm đến bạn. Hiện nay, họ tin tưởng theo phương thức thành công của Mark Zuckerberg. Những doanh nhân trẻ và đầy nhiệt huyết tin rằng chỉ cần một ý tưởng sáng chói và một cút may mắn, họ có tiềm năng trở thành tỉ phú chỉ sau một đêm.

Họ đang ảo tưởng về một thành công không thực trong khi làm ngơ những số liệu phản ánh điều ngược lại với suy nghĩ. Sự thật là có 80 phần trăm ý tưởng khởi nghiệp thất bại chỉ trong 18 tháng. Chính bản thân tôi cũng là người đã có suy nghĩ mù quáng về thành công khi khởi nghiệp như vậy. Thật khó để không chìm đắm trong những khát khao ảo tưởng của chính mình. Tuy vậy, sau một năm làm việc trong hỗn loạn và mất phương hướng, tôi đã mở mắt và nhìn thấy ra những hỏng hóc trong giấc mơ khởi nghiệp của chính mình.

Phần lớn những doanh nhân thực tế hiểu rằng họ không phải là những Steve Jobs kế tiếp nhưng điều đó không cản trở việc họ hiện thực hóa giấc mơ. Hiếm có một ai trong số những doanh nhân trẻ ngày nay nghĩ rằng công trình khởi nghiệp của mình chỉ đáng giá 100. 000 đô la. Họ hy vọng về ý tưởng khởi nghiệp của mình phải đáng giá 2 triệu đô khi kêu gọi vốn.

Hậu quả là để chắc chắn cho những khoản đầu tư của mình, rất nhiều bạn trẻ đã bỏ học. Họ nói tạm biệt với “hệ thống cứng nhắc” và bước chân vào thế giới mạo hiểm nhưng đầy màu sắc của khởi nghiệp. Họ vẫn luôn tin rằng mình đã lựa chọn đúng cho đến khi nhấn sâu vào những khoản tiền nợ khổng lồ mà không tìm thấy lối ra. Tôi nghĩ không cần đưa ra các số liệu bởi đó là sự thật, phần lớn những công trình khởi nghiệp thất bại và chúng ta không thể trở thành những tỉ phú kế tiếp của đất nước.

Tôi không phản đối việc mơ lớn. Tôi đã từng gây dựng lại ý tưởng khởi nghiệp của mình với những đồng đội hoàn toàn mới nhưng tôi cũng đã nằm mơ giữa ban ngày về một thành côngng không tưởng chỉ sau một đêm. Tôi không còn kế hoạch nào để trì hoãn việc học của mình nữa. Nếu tôi làm việc chăm chỉ, một tấm bằng cử nhân tài chính là một sự đảm bảo cho những bước tiến sau này.

Có rất nhiều trường hợp cho thấy việc dời xa việc học để gây dựng doanh nghiệp là hợp lý nhưng những ví dụ đó còn khá ít ỏi. Không chỉ vậy, nếu bạn là một sinh viên trẻ, tôi có thể đảm bảo bạn không hiểu gì cả cách để bắt đầu một công ty thành công.

Có được một ý tưởng kinh doanh thường dễ hơn nhiều so với việc biến nó thành lợi nhuận. Đó chính là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Như một sinh viên, bạn có cơ hội để tận dụng những trải nghiệm quý báu khi học tập sẽ giúp sức cho dự án khởi nghiệp về sau. Nếu bạn là một doanh nhân tiềm năng, hãy nhìn sâu vào bức màn khởi nghiệp còn nhiều phần khuất lấp. Hãy tỉnh lại và tiếp tục việc học của mình nhưng đừng bao giờ dừng lại việc hiện thực hóa giấc mơ về khởi nghiệp thành công ở một tương lai không xa.

Theo TechCrunch
 
×
Quay lại
Top