Liệu bạn có thể trở thành thám tử với những thứ sau đây

Evoli

Don't you remember <3
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/12/2013
Bài viết
191
Quan sát một số dấu vết.


Nếu thực hành thường xuyên, các bạn có thể giải thích rành rẽ từ những dấu vết do người hay thú vật vô tình để lại. Còn nếu do cố tình để lại là một chuyện khác, người đó có thể muốn các bạn đi theo đúng hướng hoặc muốn đánh lừa bạn. Chúng ta phải tinh nhau trong những tình huống này.

Khi quan sát một dấu vết, bạn cần nhớ 2 điều:

1. Luôn luôn nhìn về hướng mặt trời. Ánh sáng ngược chiều sẽ làm nổi bật đường nét của dấu chân. Nếu mặt trời ở sau lưng, bạn sẽ mất nhiều chi tiết quan trọng, vì những dấu vết mờ mờ sẽ không hiện rõ.



1qi6.jpg


2. Mọi vật bạn thấy đều có một giải đoán hoàn toàn hợp lý và bạn phải dùng khả năng lý luận để tìm ra một sự giải thích thỏa đáng nhất.

Để có thể đọc được ý nghĩa của các loại dấu vết, trước hết bạn phải định và phân biệt được từng loại dấu vết, rồi theo dõi hướng đi của các dấu vết ấy.

Ở nơi có 2 vết dẫn lên nhau, điều dễ nhận biét là vết mới có những chi tiết đầy đủ hơn, do đó sẽ định được vết nào có trước.

Quan sát nét mặt người.
I. QUAN SÁT NGƯỜI:
Các bạn hãy thử đóng vai thám tử Sherlock Holmes để quan sát mọi người. Thám tử này luôn quan sát kỹ lưỡng, cộng thêm sự phán đoán có phương pháp.

Quan sát mọi người để suy đoán tổng quan về con người đó là một điều thú vị. Tuy chúng ta không phải là thấy tướng, nhưng qua nhiều lần luyện tập quan sát, chúng ta cũng có khái niệm về họ. Chẳng hạn như nhìn cách đội nón (mũ) của họ, ta có thể nhận xét:
3zp0gb0.jpg



-Vành mũ hơi nghiêng về một bên có nghĩa là người ấy thông minh và có tính tốt (H1).

-Nghiêng quá về một bên là người có tính phóng đãng, kém đứng đắn (H2).

-Mũ hất ra phía sau là người keo kiệt (H3).

-Mũ thẳng băng phía trước là người thật thà nhưng tầm thường (H4).

-Mũ sụp xuống trước mặt: rất đứng đắn và tỉ mỉ (H5).

Đế giày cũng cho ta hiểu đôi điều về người ấy.

- Đế giày mòn đều: người ngay thẳng.

- Đế giày mòn gót phía ngoài: người có óc tưởng tượng, ham phiêu lưu.

- Đế giày mòn vào trong: tính tình yếu đuối, do dự, không kiên định.

Cách đi đứng cũng biểu hiện tính tình của người đó.

- Đi ỏng ẹo, hai tay vung vẩy là người nhu nhược.

- Đi chúi đầu về phía trước, không cần để ý đến chung quanh là người khô khan, vị kỷ.

- Đi khoan thai, mềm mại, dịu dàng, bước vững vàng là người thông minh, có nghị lực,...

Khi sử dụng phương tiện di chuyển công cộng, các bạn hãy luyện tập trờ chơi quan sát bằng cách thử đoán về con người đang ngồi phía trước là người thế nào? Trước tiên hãy ngắm đôi bàn chân của người đó và suy luận xem người đó bao nhiêu tuổi, giàu nghèo, mập ốm, buồn vui... sau đó từ từ nhìn lên cho đến mặt của họ để xem những suy đoán của mình có đúng không? Hoặc để ý đến gương mặt, quần áo, cử chỉ ngôn ngữ... rồi đoán xem họ làm nghề gì? Thuộc thành phần nào? Tình trạng sức khỏe?...

Đặc điểm nhận dạng: có nhiều đặc điểm để nhận dạng nhưng khuôn mặt là một trong các điểm dễ dàng nhất. Dưới đây là những khuôn mặt cơ bản
wol_error.gif
Click this bar to view the full image.
4rn8.jpg


Khi quan sát, các bạn phải khéo léo, đừng nhìn trừng trừng vào mặt người ta, người ta sẽ cho bạn là vô lễ, bất lịch sử,... Nhưng cũng đừng lấm la lấm lét, người ta sẽ nghi bạn là kẻ rình mò để "chôm chỉa" đấy. ^^!

Còn trong quá trình theo dõi một ai đó thì phải chú ý: nếu người bạn theo dõi là nam thì nên nhìn bả vai còn là nữ thì nên nhìn bắp chân. Vì đó là điểm dễ nhận dạng nhất của một người. Trong trường hợp người đó quay mặt lại thì ta vẫn có thể "làm tỉnh" một cách tự nhiên ^^.





Quan sát dấu vết chân.
II. QUAN SÁT DẤU VẾT CHÂN:
Chúng ta dễ dàng phân biệt được vết chân đàn ông và đàn bà bởi hình dạng và kích thước. Vết giày của phụ nữ sẽ sâu hơn vết giày của trẻ con mang giày cùng cỡ.

Ta cần chú ý quan sát về hình dáng bề dài và bề ngang của đế giày, gót giày, các dấu đinh, các răng cao su... ở đế. Nếu 2 vết giày cùng loại, cùng cỡ, các chi tiết không khác nhau, ta hãy quan sát thêm về độ nông sâu (tùy trọng lượng), khoảng cách của dấu chân (tùy theo dáng đi và chiều dài của sải chân) để xác định được bao nhiêu người đã đi qua, đó là đàn ông, đàn bà hay trẻ con).

Dấu chân và dấu giày dép có thể cho ta biết được nhiều điều về diễn biến của một vụ án. Cụ thể:
-Xác định số lượng người có mặt ở hiện trường, hướng đi lại của từng đối tượng ở hiện trường.
-Phán đoán những đặc điểm của người để lại dấu vết (cỡ giày, dép, chiều cao tương đối, giới tính...). Cụ thể, chiều cao tương đối được xác định như sau. Bạn hãy đo chiều dài dấu vết bàn chân từ ngón chân đến gót chân (không mang giày dép) theo đơn vị mm. Nhân kết quả đo được với 6840 rồi chia cho 1000000 sẽ được chiều cao tương đối của người để lại dấu vết. Thí dụ: vết chân dài 225mm sau khi tính sẽ được chiều cao tương đối là 1,53 m.
20du6.jpg






wol_error.gif
Click this bar to view the full image.
bgc9.jpg


Dấu vết chân trần giúp chúng ta dễ phân biệt bằng cách quan sát cách sắp đặt các ngón chân. Bạn hãy vạch một đường thẳng nối đầu vết ngón chân cái và đầu vết ngón chân út rồi quan sát vị trí trồi sụt của các ngón chân còn lại. Mọi người khác nhau ít nhiều về vị trí của các ngón chân.


cpc9.jpg



Ngoài ra ta biết các bà các cô thường mang giày mũi nhọn nên các ngón chân chụm lại và nhọn về phía trước, trong khi chân trẻ con cùng cỡ thì các ngón chân bẻ ra theo vị trí tự nhiên.


dfw2vr6.jpg



Quan sát vết bánh xe.

III. QUAN SÁT VẾT BÁNH XE:
Với những vết bánh xe, chúng ta không thể quan sát được trên đường nhựa, mà chỉ có thể quan sát được trên đường đất, cát,... Chúng ta phải phân biệt đâu là bánh xe đạp, đâu là bánh xe gắn máy, xa ba bánh, xe hơi, xe vận tải chở nặng,... Nếu là một chiếc xe kéo, ta hãy đoán xem nó được kéo bằng gì - người hay vật (trâu, bò, ngựa,...)

Chúng ta cũng đoán được xe đi về hướng nào dựa trên những dấu vết sau: khi (xe hơi) qua một ổ gà nhỏ, bánh xe sẽ bị nẩy lên ở mép bên kia, trên mép hố nào có dấu bánh xe bị phình ra, là xe chạy về hướng đó.

Nếu là xe đạp hay xe gắn máy thì ở những khúc quanh, phía nào có hai vết bánh nhọn, thon vào phía trước khi chồng lên nhau, chính là hướng xe di chuyển.

erz4.jpg


flw9.jpg


Ngoài ra dấu vết bánh xe còn giúp ta xác định được tốc độ của xe trước khi h.ãm phanh đột ngột. Khi xe chuyển động với tốc độ lớn h.ãm phanh đột ngột sẽ để lại dấu vết "cháy đường" từ mờ đến rõ. Căn cứ vào chiều dài của vết "cháy đường" đó ta có thể tính ra vận tốc của xe ngay trước khi h.ãm phanh bằng công thức:
V = căn bậc hai (2.g.l.s)
Trong đó: V là tốc độ ngay trước khi phanh.
g là gia tốc rơi tự do (9,8m/s(2)).
l là hệ số mặt đường.
s là chiều dài vết phanh (vết cháy đường)

Nếu như ngộ được những điều này bạn sẽ là 1 thám tử không kém gì Sherlock Holmes đâu nhé.


Thông tin này sẽ giúp các bạn trở thành thám tử. Dùng các thông tin một cách khôn ngoan và chỉ sử dụng cho mục địch đúng đắn.
Các bước:
1: Là chính bạn.
Khi làm gián điệp, hãy ra vẻ như 1 người bình thường. Bạn ko cần phải mặc đồ tối màu hay áo khoác dày để thành gián điệp ( điệp viên ). Bạn cần hòa mình với mọi người, chỉ là 1 người khác giữa đám đông.
2: Biết đường quanh thị trấn.
Bạn nên biết loại đất này được tìm thấy ở đâu, nơi nào có mưa. Các thông tin đó bạn có thể tìm thấy ở đôi giày hay chiếc lốp ô tô, nơi đối tượng đã đến.
3: Mang theo điện thoại di động có camera hay một chiếc camera kĩ thuật số nhỏ mọi lúc.
Luôn có điều thú vị nào đó xảy ra.
4: Thông minh với những kẻ theo sau.
Đừng đi quá gần phía sau và đừng nhìn vào cửa sổ các cửa hàng mỗi khi đối tượng quay lại nhìn, hãy chỉ đi bộ mà thôi. Thậm chí nếu đối tượng phát hiện ra bạn, một người đi trên đường sẽ ít đáng ngờ hơn là những người liên tục nhảy vào các con hẻm hay cửa hàng.
5: Luyện mắt cho những thứ chi tiết.

Hãy tạo thói quen quan sát môi trường xung quanh, ngay cả khi không có gì đặc biệt để quan sát. Bạn ko bao giờ biết mình sẽ phát hiện cái gì, và bạn sẽ rèn luyện được kĩ năng của mình.
6: Học cách " đọc " khuôn mặt.
Chú ý đến ngôn ngữ của nguời nói dù nó có vẻ tự nhiên và đồng ý với những lời của họ.
7. Giỏi tìm kiếm thông tin.
Tìm hiểu hồ sơ công cộng là gì và làm thế nào để có được chúng.
8. Học cách hỏi.

Bạn nên có khả năng nắm được bản chất ( cốt lõi ) của vấn đề mà không cần đưa ai đó vào phòng tra hỏi gây khó chịu cho họ, không cần thiết.
9. Ghi chép cẩn thận những gì bạn tìm thấy.

Đó là điều quan trọng,1 số thông tin mà bạn ghi đc có thể là 1 đầu mối cho các vụ việc sau này.
10. Có một bộ dụng cụ riêng.
Nên có một cái kính lúp, ống nhòm, bột làm hiện dấu vân tay, sổ ghi chép,.... Nếu bạn không thể mua bộ dụng cụ đó, hãy cố tìm một nơi nào đó có thể cho bạn biết cách làm một bộ dụng cụ với những thứ quanh nhà hay dễ dàng có được.
11. Hiểu rõ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, dù là nhỏ đến đâu đi chăng nữa, nó có thể giải quyết vụ án.12. Hiểu biết kĩ thuật.Biết tìm kiếm thông tin qua internet có thể là khả năng quí báu nhất của bạn.
13. Có một đội gồm một " anh chàng công nghệ ( tức am hiểu về công nghệ thông tin ) " và một nông dân (?) ( có lẽ là biết nhiều về thiên nhiên, môi trường ) để giúp đỡ bạn.Lời khuyên
Nếu có bạn đi theo, hãy luôn nói chuyện với họ trong trường hợp có người nhìn thấy bạn.
Nếu đối tượng nhìn thấy bạn, hãy làm gì đó khiến bạn ít đáng nghi nhất như 1 quyển sách hay máy nghe nhạc MP3.
Cảnh báo
Tuân theo luật pháp. Dù làm thám tử thì bạn cũng không có quyền hạn đặc biệt nào.
Không làm gián điệp ( điệp viên ) trừ khi bạn chắc chắn về ý định của người đó ( ý nói thân chủ ).
Hãy cẩn thận. Với một vài người, việc bạn làm gián điệp ( điệp viên ) có thể gây nguy hiểm.
Luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì có thể xảy ra.
Có ít nhất 2 kế hoạch dự phòng, đề phòng những việc đi sai hướng.
Đừng biến chính bản thân thành kẻ phạm tội.
Sẽ rất hữu ích nếu có một đối tác mà bạn có thể tin tưởng.
Đừng ăn mặc giống thế kỉ 19 như Sherlock Holmes. Hãy tạo cho mình một phong cách riêng, để xuất hiện gây ấn tượng tốt nhất.
Hãy tự tin. Bạn không thể cho bọn tội phạm thấy sự sợ hãi của mình dù bạn thật sự sợ hãi. Điều này sẽ cho phép anh ta/ cô ta bắt được bạn khi bạn mất cảnh giác.

chúc thành công.


LUYỆN ÓC QUAN SÁT

Hẳn các bạn cũng biết , quan sát là 1 kỹ năng rất cần thiết , không chỉ dành cho các thám tử , mà còn ứng dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày . Cũng như ngày xưa tui thường nghe ba mình kể mãi câu chuyện sau đây :

" Lớp ba học có một ông giáo sư đang giảng bài giờ giải phẫu học . Trên bàn là xác 1 con chuột chết có ướp hóa chất để giữ cơ quan nội tạng . Ông ta bảo với học trò hãy làm theo những gì ông ta làm . Sau khi cắt vài ba nhát để mổ xác con chuột ra , bên trong bụng đầy 1 thứ nước hóa chất màu xanh . Giáo sư mới lấy tay chấm vào thứ nước ấy và đưa lên miệng . Các học trò há hốc mồm kinh ngạc nhưng vẫn làm theo . Nhưng có mấy ai để ý biết là , ông tay chấm ngón giữa , nhưng lại đưa ....ngón trỏ vào miệng ...hic "
Vậy làm sao để luyện khả năng quan sát cho hiệu quả ? Chúng ta biết , trí nhớ con người có thể phân ra thành 3 loại cơ bản : trí nhớ lâu dài , trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ tức thời . Khi nhìn thoáng qua 1 con đường , 1 căn phòng , v.v... con người thường ghi nhớ những gì khiến họ ấn tượng nhất ( như hình dạng 1 căn nhà , 1 em xinh tươi nào đó đang đi trên đường
9.gif
) , và sau đó bộ não tự lọc đi những thông tin không cần thiết , chỉ ghi lại những thông tin cần thiết cho chính ta ( bận nhìn cái nhà , k để ý đến 1 tên đang rình mò gần đó
78.gif
) . Vậy làm sao để có thể để ý đến những thông tin không cần thiết kia ? Làm sao để "quan sát" ở mức "trí nhớ ngắn hạn" , chứ k chỉ là "tức thời" ?
Worried.gif
( câu hỏi mở
9.gif
)

Tui xin kể lại thêm 1 câu chuyện vui nữa :

Sherlock Holmes và bác sĩ Watson cùng nhau đi cắm trại . Sau khi có một bữa tối tuyệt vời cùng với một chai rượu vang hảo hạng , họ chào nhau và đi ngủ .

Vài giờ sau , Holmes thức dậy và lay người bạn trung thành của mình :

"Watson, hãy nhìn lên bầu trời và nói cho tôi biết anh thấy gì"

Watson trả lời: “Tôi thấy hàng triệu hàng triệu vì sao…”

"Thế anh có nhận xét gì không ? "

Watson nghĩ ngợi một lát…

“Theo thiên văn học mà nói, tôi nghĩ rằng có hàng triệu dãy ngân hà và tiềm ẩn hàng triệu hành tinh, theo chiêm tinh học thì tôi thấy sao Thổ đang ở cung Sư tử… tính theo đồng hồ, tôi đoán là khoảng 3 giờ 10 phút; về thần học, tôi có thể thấy rằng Chúa thật là quyền lực và chúng ta thật là bé nhỏ và chẳng có ý nghĩa gì cả... về khí tượng học tôi cho rằng ngày mai sẽ là một ngày tuyệt vời…”
...
Watson tiếp : "Thế còn anh , anh nghĩ gì ?"

Holmes ngã người xuống một ít , sau đó thở dài trả lời…

“Watson, anh thật là ngờ nghệch . Có thằng khốn nào vừa chôm mất cái lều của chúng ta rồi ."



Phát hiện, thu lượm, bảo quản dấu vết sinh vật.

1- Phát hiện thu lượm, Bảo quản dấu vết sinh vật:
1.1-Khái quát chung:+Dấu vết sinh vật rất đa dạng, bao gồm :
-Từ con người và động vật: DV máu, chất bài tiết, lông, tóc, thịt, da, cơ, xương...
-Từ thực vật: Gỗ, hoa, lá, quả.hạt.sợi ...
-Từ các vi sinh vật : Tảo , nấm, vi khuẩn ...
-Từ các nguyên liệu , sản phẩm của ngành dệt : tơ, sợ, vải và các sản phẩm từ sợi vải...
+Đặc điểm chung của dấu vết sinh vật :
-Nhanh chóng bị phân huỷ , mất mát và biến đổi vì các yếu tố của môi trường, con người
-Thường tồn tại dưới dạng vi vết và dễ hoà lẫn vào môi trường .
Do đóviệc tìm dấu vết phải được tiến hành kịp thời, thận trọng, tỉ mỉ với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật cần thiết (Đèn pin, Đèn cự tím).Việc thu giữ bảo quản thực hiện theo nguyên tắc :Kịp thời, đầy đủ; Để khô tự nhiên, : Đóng gói riêng rẽ; Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 0-40 C: Gửi GĐ ngay.
1.2-Phương pháp cơ bản phát hiện , thu lượm và bảo quản dấu vết sinh vật:
1.2.1-Đối với dấu vết máu:+Đặc điểm: Máu là một loại mô liên kết ở dạng lỏng , chỉ chảy ra ngoài cơ thể khi có tác động của ngoại lực làm tổn thương mất sự liên tục của da, phần mềm, mạch máu , trừ một số trường hợp sinh lý và bệnh lý. , Ngay sau khi hình thành và tồn tại ngoài môi trường , DV máu thay đổi nhanh chóng : Chuyển từ màu đỏ sang mầu đỏ nâu (do bị khô) và màu xám đen hoặc đen (do bị thối) vì độ ẩm quá cao)ở từng độ cao với góc rơi khác nhau sẽ tạo ra hình dạng khác nhau
+ý nghĩa hình sự : Dựa vào mầu sắc của DV ta có thể xác định thời gian xuất hiện.Mặt khác căn cứ vào hình dạng,vị trí DV ta có thể xác định chiều hướng ,vị trí và phương thức hình thành DV (xem bảng)
+ Các hình thái của dấu vết máu :
-Vết nhỏ giọt : Thường gặp trong khi di chuyển nạn nhân. Do máu rơi ở độ cao nhất định với một góc nào đó.Có thể hình tròn,xung quanh hình răng cưa
-Vết máu chùi, vết quệt : Thường gặp trên khăn lau, tường nhà, bàn ghế...do thủ phạm để lại sau khi gây án: DV rõ , dài nhiều khi còn hình cả bàn tay hoặc 5 ngón tay.
-Vết máu phun hay bắn thành tia : Do bị đứt các vùng mạch trên cơ thể. Có thể tạo thành vệt liên tục hoặc không liên tục. Càng xa nguồn máu dấu vết càng nhạt và nhỏ dần.
-Vết máu loang hay chảy thành dòng : ở gần nạn nhân do tổn thương quá lớn.
-Ngoài ra có thể dấu vết máu hình ô van, chấm than .
+Nơi hay gặp :
-Các vị trí có khả năng là nơi thủ phạm đột nhập và tẩu thoát, lục lọi, va chạm ( cánh cửa, công tắc điện...).Phải luôn chú ý tới ý đồ xoá dấu vết của thủ phạm (khăn lau, chậu ...).
-Trên các đồ vật : chú ý tới các vị trí khó quan sát ; khó có thể xoá hết dấu vết như kẽ nhà, kẽ trên đồ gỗ ...trên các vật nghi là phương tiện gây án cần chú ý tới các vị trí khớp nối giữa các phần : chuôi và lưỡi dao , đầu và cán búa...Đối với các loại quần áo việc tìm dấu vết không chỉ ở mặt ngoài mà còn phải xem xét cả mặt trong vì quần áo khi giặt, chùi ...thì mặt ngoài không thấy nhưng mặt trong vẫn có thể tìm thấy được , nhất là mặt của các túi, các kẽ đường may...
-Khám đối tượng càng sớm càng tốt : khám đồ dùng, quần áo, cơ thể...bởi có thể có dấu vết sinh vật hoặc thương tích nạn nhân gây ra cho thủ phạm trong khi tự vệ ( cắn, cào..).
+Cách thu dấu vết máu :
-Nếu dấu vết máu trên các đồ vật nhỏ thì tốt nhất là thu cả vật mang dấu vết đó.
-Nếu là đồ vật lớn thì có thể tách lấy phần mang dấu vết đó (nếu có thể tách được) hoặc tách lấy dấu vết.Có hai cách tách dấu vết : Dùng dao sắc mỏng cạo nhẹ tách dấu vết khỏi vật mang hoặc dùng bông, vải sạch thấm ẩm (nước cất )và lau lấy toàn bộ dấu vết.
-Nếu dấu vết nghi máu thấm vào đất cát (thường có màu thẫm hơn chỗ khác)thì thu phần đất, cát đó.
Chú ý : Trước khi thu DV thì cần chụp ảnh hoặc vẽ lại vật mang dấu vết đó. Cần thu hết dấu vết không để lẫn tạp chất vào dấu vết. Sau khi thu cho DV vào giấy hoặc ống nghiệm sạch
+Bảo quản dấu vết máu:
-Mọi dấu vết máu sau khi thu phải được làm khô (trước khi bao gói) : để nơi thóang, mát, không được phơi nắng, không sấy bằng nhiệt.
-Việc bao hói mẫu vật phải cẩn thận, không được : làm hỏng dấu vết, mất dấu vết, bao gói khi mẫu vật còn ướt.
-Sau khi bao gói dấu vết phải ghi chú rõ ràng, niêm phong đúng qui định.
+Lấy mẫu so sánh :
-Nhất thiết phải lấy mãu từ nạn nhân, từ các đối tượng nghi vấn để tiến hành giám định so sánh.
-Lấy máu từ nạn nhân còn sống hoặc đối tượng nghi vấn : Có thể nhờ cán bộ y tế lấy máu ở đầu ngón tay hoặc lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay bảo quản bằng bông, gạc sạch
-Lấy máu ở tử thi: dùng bông gạc sạch thấm máu từ vết thương hoặc buồng tim. Trường hợp tử thi đã thối rữa lâu ngày thì thu tóc (nhổ 15-20 sợi cả chân tóc)
-Số lượng mẫu so sánh không dưới 01 ml.Tất cả mẫu so sánh phải được bảo quản, ghi chú, niêm phong riêng rẽ .1.2.2-Dấu vết lông tóc :+Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết lông tóc trong giám định sinh học pháp lý gồm các sợi lông của động vật, các sợi lông-tóc của người thu đựơc trong quá trình Khám nghiệm hiện trường các vụ án hình sự.
-DV lông tóc có kích thước rất nhỏ, số lượng thường ít, rất dễ bị đứt, gãy, mất và xáo trộn do thiên nhiên hoặc con người khi tham gia công tác hiện trường.
-Việc giám định dấu vết lông tóc có thể xác định đó là của người hay của động vật;nếu là người thì xác định được giới tính và nhóm máu A, B, O và gen ADN giúp cho việc truy nguyên nhóm hay truy nguyên cá biệt.
+Nơi hay gặp :
-Có thể là nơi thủ phạm chuẩn bị gây án ( cành cây, mặt đất nơi thủ phạm ẩn náu ), lối thủ phạm ra vào ( bờ rào, cạnh cửa, mép lỗ chui...)trên các đồ vật nghi là phương gây án( búa, dao, gậy ...)đồ vật của thủ phạm để lại ở hiện trường ( khăn, mũ...) trên đồ vật của nạn nhân ( quần, áo ...) trên cơ thể nạn nhân ( móng tay, lòng bàn tay, vùng cơ quan sinh dục...) trên các phương tiện trong các vụ tai nạn giao thông...
+Các hình thái của dấu vết lông- tóc:
-Lông- tóc còn nguyên vẹn cả gốc, thân, ngọn .
-Lông- tóc bị biến dạng như : bị cắt xén , rứt đứt mất ngọn hoặc mất gốc ; bị chẻ ; bị dập ; bị nhiễm bẩn ; bị thay đổi vì nhiệt, vì hoá chất...
+Cách thu dấu vết lông- tóc :
-Khi phát hiện thấy DV lông -tóc hoặc nghi là DV lông-tóc thì dùng tay hoặc kẹp có đầu mềm để thu.Nếu dấu vết bị dính chặt trên đồ vật thì nên thu cả vật hoặc một phần mangvết. .Đảm bảo vị trí dấu vết trên vật mang.
-Cố gắng tận dụng thu hết dấu vết đã phát hiện
+Bảo quản dấu vết lông tóc :
- DV lông -tóc sau khi thu phải cho vàp phong bì rộng và cố gắng giữ nguyên vẹn
-Bao gói dấu vết có thể là hộp giấy, lọ miệng rộng, túi ni lon...Nếu dấu vết bị ướt thì làm khô tự nhiên trước khi bao gói.Các dấu vết thu được ở vị trí khác nhau thì bao gói và đánh số khác nhau.Cần ghi chú, niêm phong đúng qui định.
+Lấy mẫu so sánh :
-Phải thu mẫu lông tóc từ nạn nhân và các đối tượng nghi vấn :nhổ lông-tóc đảm bảo đủ số lượng (tối thiểu là 15 sợi), nguyên vẹn ( còn cả gốc, thân , ngọn ).
-Việc bảo quản niêm phong giống như bảo quản niêm phong DV cần GĐ đã thu được
1.2.3-Dấu vết chất bài tiết : Chất tiết của người (và động vật) là tinh dịch, nước bọt, nước mắt, nước mũi, dịch âm đạo còn chất bài tiết là phân , nước tiểu, mồ hôi.
1.2.3.1-Dấu vết tinh dịch :
+ Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết tinh dịch dễ bị thay đổi bởi các yếu tố vật lý hoá học... điều kiện môi trường , do con người. Giám định DV này ( xác định nhóm máu, Gen ) giúp cho việc truy nguyên cá thể thường có trong các vụ phạm tội t.ình d.ục và nó chỉ có khi có hiện tượng xuất tinh.
+ Nơi hay gặp : Trên cơ thể nạn nhân : Vùng đùi, bụng , vùng lông sinh dục...đặc biệt là cơ quan sinh dục của nạn nhân ( âm hộ, âm đạo, cổ tử cung ).Trên các đồ dùng của nạn nhân :Quần, áo, chiếu, chăn, màn, bàn ghế, nền nhà...Trên đồ dùng của thủ phạm để lại ở hiện trường : khăn , quần lót...
+ Các hình thái của dấu vết: Dấu vết tinh dịch khi mới hình thành có dạng lỏng nhớt, màu trắng đục, có mùi tanh đặc biệt.Khi khô đi có dạng vết hồ tinh bột .Nếu thấm vào vải và khô đi thì có dạng vết loang sẫm màu với bờ mép nhăn nheo, bề mặt vết loang hơi cứng hơn chỗ vải không có dấu vết thấm vào( trên vải trắng thì bờ mép vết loang có màu hơi vàng).
+ Cách thu dấu vết tinh dịch:
Nếu tinh dịch còn mới sau khi giao hợp thì dùng ống hút rồi cho vào ống nghiệm , lọ sạch và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oc.
Nếu dấu vết trên đồ vật dễ mang thì thu luôn cả vật mang vết. Trường hợp không thu được vật mang thì dùng bông sạch ( tốt nhất là thấm d2 NACL 9%o ) để lau lấy toàn bộ dấu vét và làm khô (như đối với dấu vết máu) rồi mới cho vào ống nghiệm hoặc lọ sạch .
Chú ý : Tuyệt đối không dùng tay hoặc vật khác tác động vào dấu vết để tránh làm bong mất xác t.inh tr.ùng.Trong khi thu phải thực hiện nhẹ nhàng, thận trọng.
+ Bảo quản dấu vết tinh dịch : Dấu vết tinh dịch sau khi thu cần được đựng trong bao gói cẩn thận đảm bảo sự nguyên vẹn của dấu vết và ghi chú ( số thứ tự, ký hiệu, tên nạn nhân, vị trí phát hiện, nơi lấy, thời gian ), niêm phong đúng qui định.
+ Lấy mẫu so sánh : Nhất thiết phải lấy mẫu máu ( như thu mẫu so sánh DV máu ) và nước bọt của nạn nhân và đối tượng nghi vấn để giám định so sánh.
1.2.3.2-Dấu vết nước bọt :+ Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết nước bọt nhanh khô, dễ bị phân tán vào vật mang vết. Giám định dấu vết nước bọt ( Độ PH, kháng huyết thanh nhóm máu ) kết hợp với giám định dấu vết khác ( DV máu, tinh dịch...) giúp chúng ta truy nguyên cá thể trong các vụ án hình sự đặc biệt .
+ Nơi hay gặp : Khi Khám nghiệm hiện trường cần chú ý thu dấu vết nước bọt trên : Đầu mẩu thuốc lá, khăn tay, phong bì thư, trên quần áo nạn nhân, thủ phậm ( vết cắn, vết nhổ..), miệng cốc chén, có khi là vết nhổ trên nền nhà, mặt đất...
+ Các hình thái của dấu vết: Do dấu vết nước bọt dễ khô nên ta khó tìm được DV điển hình ( Vết nhổ khi còn mới ).
+ Cách thu dấu vết nước bọt: Cần dựa vào tình tiết của vụ án để nhận định khả năng có thể tìm và thu dấu vết nước bọt ở đâu .Có thể thu vật mang vết ( nếu vật mang vết nhỏ ) hoặc dùng giấy lọc thấm dấu vết , nếu dấu vết còn ướt thì làm khô ( như DV máu ) trước khi bao gói.
+ Bảo quản dấu vết nứớc bọt : Sau khi thu dấu vết nước bọt , việc bao gói cần ghi chú cụ thể rõ ràng vị trí (tránh để chung nhiều dấu vết trong một bao gói )và niêm phong đúng qui định
+ Lấy mẫu so sánh : Khi thu được DV nước bọt cần thu DV nước bọt của nạn nhân , đối tượng để giám định so sánh ( cho nạn nhân, ĐT ngậm hoặc nhổ vào vải, giấy lọc chuẩn bị sẵn ).Cần thu cả mẫu máu gửi kèm theo.
1.2.4-Dấu vết sợi vải :
+ Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết sợi vải thường là đồ dùng của nạn nhân hoặc thủ phạm ( quần áo, chăn màn ...) để lại trên hiện trường các vụ án .
+ Nơi hay gặp : Tuỳ thuộc vào tình tiết của từng vụ án khác nhau .
+ Các hình thái của dấu vết: Có thể nhìn thấy được ( khăn, vải...) có khi ở dạng vi vết .
+ Cách thu dấu vết sợi vải : Nếu dấu vết nhìn thấy được thì dùng cặp nhựa để thu. Nếu là vi vết ở trên vật mang chắc , không dễ bong chóc thì dùng băng dính trong suốt : áp mặt keo dán lên vi vết, miết phẳng nhẹ nhàng, từ từ bóc mảnh băng ra áp lên một lam kính sạch. Nếu vật mang dễ bông chóc thì thu cả vật mang hoặc một phần vật mang.Các mẫu vật coi là công cụ thì phai thu và bảo quản nguyên vẹn.
+ Bảo quản dấu vết sợi vải : Bao gói ghi chú rõ ràng, niêm phong đúng qui định.
+ Lấy mẫu so sánh: Tuỳ thuộc vào tình tiết vụ án , xem xét sơ bộ dấu vết thu được mà có định hướng để thu mẫu so sánh.
Tóm lại : Dấu vết có nguồn gốc sinh vật có những tính chất đặc trưng của vật chất sống , đặc điểm riêng biệt với các qui luật hình thành. Nó tồn tại , liên quan và chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường , sự tác động của con người , đòi hỏi chúng ta trong việc phát hiện, thu, bảo quản dấu vết phải tuân theo theo những nguyên tắc nghiêm ngặt.Đó chính là điều kiện cần và đủ , có ý nghĩa quyết định tới khả năng và chất lượng giám định dấu vết sinh vật.
Rất bổ ích cho những bạn muốn làm cảnh sát hình sự, hoặc thám tử!

Nguồn: Zing Me
 
leanxuan93 Khi đọc bạn nên tưởng tượng trong đầu những gì bạn đọc. Nếu không công Author viết đi tong hả bạn.
 
nói vậy thui , hị hị , tại mình thíc đọc sách hơn đọc trên máy ah , đọc trên máy mắt lát sau nó mỏi mỏi hơn áh , nếu có thỏi gian rãnh mình cầm sách đọc cả ngày củng được nữa , tại mình củng là 1 fan thíc đọc truyện của Author Conan Doyle :KSV@02:
 
Rất chi là có ích với người đang cần tư liệu viết fic có dính vụ án. Thanks vì đã share.
 
:-bd những dạng kiến thức mở ntn mình cứ phải đọc sách n mới nhập đc, quên thì mở ra đọc lại chứ đọc trên máy ko thể nào vào đc
 
Quay lại
Top