casanohu

Cựu quản lý
Tham gia
8/1/2010
Bài viết
474
Kể từ ngày 1/12/1945, khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lúc đó là đồng tiền nhôm loại 2 hào, cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều các loại tiền xu, tiền giấy, tiền polime khác nhau. Đi cùng lịch sử phát hành tiền là những lần chúng ta thực hiện đổi tiền, có thể tổng kết những lần đổi tiền từ sau Cách Mạng Tháng Tám cho đến nay như sau:

vn-p31-36a-f-34135-8205.jpg


Lần thứ nhất: Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng. Giấy bạc Tài chính thời kì này được in LITÔ hay TIPÔ, ốp sét trên giấy in xấu nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng từng mẫu tiền. Đồng thời nhà nước thực hiện thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Việt Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương

vn-p65-f-34135-9576.jpg


Lần thứ hai: Ngày 6/ 5/ 1951 tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam). Ngay khi ra đời, theo sắc lệnh số 19/SL và 20/SL ngày 12/5/1951 NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.



vn-p73-f-34135-7108.jpg


Lần thứ ba: Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1,2 USD. Cuộc đổi tiền năm 1959 được đánh giá là “ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn.



vn-d39-f-34135-1505.jpg


Lần thứ tư: Trong 3 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN Việt Nam, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ. Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyền Sài Gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền nam những ngày đầu giải phóng. Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương đảng lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ và tương đương với 1 USD



vn-p84-f-34135-2539.jpg


Lần thứ năm: Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.



vn-p99-87-b-34135-1363.jpg


Lần thứ sáu: Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá.
 
Chi tiết các lần đổi tiền rõ ràng hơn nè

doi-tien-viet-nam.jpg


Lần 1: Đổi tiền lần đầu tiên vào năm 1947 (sắc lệnh số 48-SL ngày 15-5-1947)

- Phát hành giấy bạc tài chính , đồng tiền đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lưu hành trong toàn Việt Nam. Bao gồm các loại: 1đ; 5đ, 10đ, 20đ, 50đ, 100đ và 500đ

- Thu đổi tiền:
1đ Việt Nam = 1đ bạc Đông Dương
1đ Việt Nam = 20đ tiền đồng Minh Mạng, Thiệu Trị ... thường lưu hành ở Trung Bộ (sắc lệnh số 51-SL ngày 1947/01/06)

- Một số vấn đề liên quan khác:
Thủ tiêu tiền đồng Trung Bộ, trong 2 tháng thực hiện đổi tiền đồng theo giá ấn định trong sắc lệnh thời gian chờ số 51-SL ngày 1947/01/06 (sắc lệnh số 167-SL ngày 14-4-1948)

Giấy bạc Đông Dương Đông Dương Ngân hàng phát hành không còn giá trị trong toàn Việt Nam (sắc lệnh số 180-SL ngày 30-4-1948)

Lần 2: Đổi tiền năm 1951 (sắc lệnh số 19-SL và 20-SL ngày 1951/12/05)
- Thu hồi giấy bạc tài chính, phát hành giấy bạc Ngân hàng Quốc gia
- Thu đổi tiền: 1đ Ngân hàng Quốc gia = 10đ bạc tài chính

Lần 3: Đổi tiền năm 1959 (sắc lệnh số 15-SL ngày 27-2-1959)

- Phát hành tiền mới
Tiền giấy: 1 hào; 5 hào; 1đ; 2đ; 5đ và 10đ
Tiền bằng kim dụng cụ 1xu, 2 xu 5xu

- Thu đổi tiền: 1đ tiền mới bằng 1.000đ tiền cũ

Lần 4: Đổi tiền năm 1975 - Ngày 21-9-1975

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam có Quyết định về việc phát hành tiền Ngân hàng Việt Nam và thu đổi tiền "Chánh quyền Sài Gòn cũ" làm, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát ký ban hành sáng ngày 22-9-1975:

  1. 500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn” cũ lấy 1 đồng mới Ngân hàng Việt Nam.
  2. Mỗi gia đình được đổi 100.000 đồng cũ (200 đồng mới) cho tiêu dùng hàng ngày.
  3. Những gia đình có buôn bán được phép làm đơn xin đổi thêm 100.000 đồng cũ.
  4. Những nhà buôn lớn có thể làm đơn xin đổi thêm tiền từ 100.000 đến 500.000 (tối đa) đồng cũ nếu có nhu cầu thực sự.
  5. Tất cả số tiền còn lại từ 100.000 đến 1 triệu đồng cũ phải đến nhà băng đổi và gởi vào trương mục.
  6. Cuộc đổi tiền sẽ chấm dứt vào 11 giờ đêm ngày 22 tháng Chín.
  7. Vi phạm những điều nêu trên sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Lần 5: Đổi tiền thống nhất tiền tệ trong cả nước vào ngày 02-5-1978.

Ở miền Bắc, 1 đồng mới trị giá bằng 1 đồng cũ (tiền phát hành năm 1958); ở trong Nam, 1 đồng mới bằng 0,80 đồng cũ (phát hành năm 1975). Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại cả nước Việt Nam chỉ dùng một mẫu tiền chung.

Dân thị thành được đổi tối đa:
* 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
* 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;
* Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;
* Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.

Dân vùng quê được phép đổi theo ngạch sau:
* 100 đồng cho mỗi hộ 2 người (50 đồng mỗi người)
* Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;
* Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.

Lần 6: Cải cách giá-lương-tiền vào tháng 9-1985
- Phát hành tiền mới
- Thu đổi tiền: 1đ tiền mới bằng 10đ tiền cũ
Có một điều lạ là ngay sau khi thu đổi xong, Chính phủ quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần. Cuộc cải cách giá-lương-tiền đã bị thất bại.

Lần 7: Đổi tiền sử dụng chất liệu polyme vào năm 2003
- Phát hành tiền chất liệu polyme vào năm 2003 các mệnh giá 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ và 100.000đ và 500.000đ, sử dụng song song cả 2 loại tiền chất liệu polyme và cotton đang lưu hành trên thị trường.
- Thu đổi tiền cotton các mệnh giá 10.000 đ, 20.000 đ, 50.000 đ và 100.000 đ. Hiện chỉ sử dụng tiền chất liệu polyme các mệnh giá từ 10.000 đ đến 500.000 đ, tiền cotton chỉ còn lưu hành mệnh giá 500đ, 1.000 đ, 2.000 đ và 5.000 đ.

Tư liệu về các lần đổi tiền này được lấy rải rác ở rất nhiều sách, báo, tạp chí, mạng Internet. Chưa có một cuốn sách hoàn chỉnh về các lần đổi tiền ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Cộng Sản (có nhiều bài viết hay về các cuộc đổi tiền 1975, 1978, 1985), tạp chí nghiên cứu kinh tế, tạp chí nghiên cứu phát triển...và nhiều tài liệu hội thảo hội nghị về các lần thu đổi tiền.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
những bước nhảy đáng nhớ của nước ta, nhìn mấy tờ tiền cũ cũng đẹp chứ nhỉ, giờ mà có mấy đồng đó chắc quý lắm
 
Em thích xem tiền xu hơn,....ước gì mình có cả bộ sưu tập tiền cổ như vậy!! Cả tiền xu lẫn tiền giấy!!
 
ước gì có được bộ sưu tập tiền như zầy !!! :KSV@18:
 
×
Quay lại
Top