lịch sử nghề thêu tranh truyền thống

hanguyenit

Thành viên
Tham gia
20/1/2015
Bài viết
1
Ở Việt Nam, tranh thêu tay là một nghề truyền thống lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, nghề thêu tranh tay vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc.

Sử cũ chép rằng, ông tổ nghề thêu tên là Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 - mất ngày 12/06/1661) tại huyện Thường Tín, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Ông vốn là người họ Mạc. Khi nhà Mạc bị nhà Lê đánh bại, sợ bị trả thù ông đổi sang họ ngoại là họ Trần. Sau đó, vì có công nên ông được nhà Lê ban quốc tính họ Lê.

Năm 1646, ông được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), trong thời gian đó ông đã học được cách làm lọng và thêu chỉ màu trên vải. Khi về nước, ông đã đem những điều này dạy lại cho dân làng Quất Động và 4 xã lân cận.Về sau, nhân dân 5 xã này đã lập đền thờ, tôn vinh ông thành ông tổ của nghề thêu. Ngày mất của ông 12/6 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày giỗ tổ nghề thêu Việt Nam từ hơn 300 năm nay.

Từ việc phục vụ cho các vua chúa, dần dần, tranh thêu trở lên phổ biến và nghề tranh thêu tay cũng trở lên rộng khắp trong cả nước.

Đại đa số người phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế người miền trung. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc, mẹ Vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái xứ Huế.

Tuy nhiên, hiện nay việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị của nghề thêu truyền thống là hoàn toàn không dễ dàng bởi những vấn đề khách quan và chủ quan do nghề thêu đang đối mặt với không ít khó khăn như đầu ra sản phẩm không ổn định, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng thấp khiến uy tín của nghề thêu của bị ảnh hưởng; nghề được phát triển tự phát, chưa có tổ chức, bị lệ thuộc vào các chủ cửa hàng tiêu thụ…
 
×
Quay lại
Top