Laptop bị chậm -top 7 nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục hiệu quả

asnhb

Thành viên
Tham gia
14/6/2020
Bài viết
2
Laptop bị chậm, giật lag hay thậm chí có những ứng dụng không phản hồi gây khó khăn trong quá trình sử dụng máy tính của bạn? Dưới đây mình đã thống kê 7 lỗi thường gặp nhất gây nên hiện tượng trên cũng như cách để giải quyết chúng. Để đi sâu vào chi tiết thì các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!
37aec1c2-335c-43b1-a0d9-2dfb46bbcf9e.jpg


1. Laptop bị chậm do phần cứng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng


Việc mua một chiếc laptop phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và số tiền bạn có thể chi trả. Chính vì thế, có nhiều người sẽ có xu hướng chọn dòng máy giá rẻ, có cấu hình khá khiêm tốn vì rõ ràng ở phân khúc này họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn mà chi phí bỏ ra lại phù hợp. Ban đầu, có thể bạn sẽ hài lòng với quyết định của mình, tuy nhiền về lâu dài thì hiện tượng laptop bị chậm hay giật lag chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Nếu các tác vụ bạn dùng yêu cầu cao mà phần cứng như chip, RAM, ổ cứng lưu trữ, card đồ họa…không đáp ứng được thì nguy cơ laptop bị chậm dần theo thời gian là rất cao. Vì vậy khi quyết định mua một chiếc máy tính mới, bạn cần tìm hiểu thật kĩ các thông số về phần cứng , cũng như lắng nghe thêm ý kiến của nhân viên bán hàng để có thể lựa chọn cho mình một chiếc máy ưng ý nhất, hạn chế rủi ro khi mua về rồi dùng được một thời gian laptop bị chậm dần, “tiền mất tật mang”.

Còn nếu chi phí mua một chiếc máy mới là quá cao với bạn thì bạn cũng có thể tham khảo các loại máy cũ với cấu hình khá và mạnh với giá có thể được coi là khá rẻ so với mặt bằng chung, tham khảo thêm tại Laptop cũ uy tín
E603P.jpg

2. Hệ điều hành không tương thích với phần cứng khiến laptop bị chậm

Lựa chọn được một phiên bản Windows phù hợp là một bước rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc cũng như quá trình sử dụng máy tính của bạn.

Thậm chí, nếu không chọn được hệ điều hành phù hợp thì ngay cả việc sử dụng các tác vụ cơ bản như Word, Excel, Power Point... cũng khiến laptop bị chậm và thường xuyên bị gián đoạn, gây khó chịu cho người dùng. Bảng dưới đây có thể cho bạn biết cấu hình máy của mình sẽ phù hợp với hệ điều hành nào, cách kiểm tra cấu hình máy cũng rất đơn giản, bạn có thể xem thêm tại Cách kiểm tra cấu hình máy tính.

2-9.jpg
Sau đó bạn chỉ cần chọn và cài đặt bản Windows tương thích với laptop của mình, rất đơn giản đúng không nào? Điều này không chỉ giúp máy chạy mượt hơn, mà tốc độ khởi động và duyệt web hay mở đóng ứng dụng cũng đều sẽ được cải thiện rất nhiều.

3. Nhiều file rác hay ổ cứng bị đầy

Sau một thời gian sử dụng, hệ điều hành của bạn sẽ sinh ra rất nhiều file tạm, file rác khiến cho thùng rác bị đầy cũng như là ổ C bị giảm dung lượng; lâu ngày sẽ làm cho laptop bị chậm, bị treo. Đây là vấn đề mà hầu hết các máy tính đều gặp phải nên bạn cũng không cần quá lo lắng vì cách khắc phục chúng vô cùng đơn giản: bạn có thể “Empty Recycle Bin” hoặc sử dụng tính năng “Disk Cleanup” có sẵn trong Windows để xóa những file không cần thiết này và tăng hiệu năng cho máy, giúp bạn không còn phải cảm thấy “ức chế” mỗi khi laptop bị chậm hay giật lag bất thường nữa
DC-1536x810.png

4. Nhiều ứng dụng khởi động cùng windows

Việc nhiều ứng dụng khởi động cùng windows sẽ khiến máy tính phải xử lý nhiều tiến trình cùng lúc, không những dẫn tới tình trạng khi khởi động laptop bị chậm, mà còn gây tốn RAM, tốn tài nguyên, máy bị đơ khi sử dụng. Đối với trường hợp này, cách khắc phục tốt nhắt là tắt hết những ứng dụng không cần thiết phải khởi động cùng windows mà chỉ để lại 1 số thứ cơ bản như Unikey,... bằng cách nhấp chuột phải vào thanh công cụ và chọn Task Manager -> Chọn mục Startup. Đây là những ứng dụng luôn khởi động cùng Windows, hãy click chuột phải vào ứng dụngDisable để tắt chúng đi.
Screenshot-1-1536x864.png

5. Máy bị nhiễm virus

Laptop bị chậm, hoạt động không ổn định cũng là một hệ quả khi máy bị nhiễm virus. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến là do virus lây lan qua email, các dịch vụ thư điện tử hay các file tải về trên internet; do click vào những link có chứa virus trên internet hay qua USB, thẻ nhớ, ổ đĩa CD, các thiết bị di động khác...

Để phòng trường hợp máy tính bị dính virus thì trước tiên bạn cần tuyệt đối không được truy cập vào các đường link lạ trên internet hay tải và sử dụng các tệp từ email không rõ nguồn gốc. Thế nhưng, nếu chẳng may laptop của bạn bị nhiễm virus rồi thì đầu tiên bạn cần ngắt kết nối mạng để tránh rò rỉ thông tin cũng như là tránh cho virus lây lan, rồi sau đó sử dụng các phầm mềm diệt virus để tiến hành quét máy.

5-6.jpg


6. Laptop bị chậm do linh kiện hỏng hoặc xuống cấp

Giống như mọi thiết bị điện tử khác, bạn không thể đòi hỏi chiếc máy tính của mình có thể hoạt động mãi mãi được vì qua thời gian các link kiện sẽ dần bị xuống cấp, một số còn bị hỏng khiến cho laptop bị chậm hay thậm chí là không thể khởi động được nữa.

Hai trong số nhiều lỗi linh kiện thường gặp nhất là tản nhiệt GPU hỏng làm cho nhiệt độ máy tăng cao và ổ cứng cài Win dùng lâu bị xuống cấp. Đối với những lỗi này thì tốt hơn hết, chúng ta nên đem máy đến các cơ sở sửa chữa, bảo hành uy tín để các kĩ thuật viên có kinh nghiệm và thiết bị đầy đủ hỗ trợ bạn thay linh kiện mới phù hợp với cấu hình máy, tuy nhiên giá thay mới thì không hề “hạt dẻ” chút nào.
6-2.png


7. Không vệ sinh laptop hoặc vệ sinh chưa đúng cách

Một trong những nguyên nhân thường gặp nữa khiến cho laptop bị chậm mà hay bị chúng ta bỏ qua đó là vệ sinh laptop.

Thông thường khoảng thời gian tốt nhất để vệ sinh máy định kì là khỏang 6 tháng 1 lần. Quá trình bảo dưỡng, vệ sinh laptop không những giúp tăng tuổi thọ của máy mà còn hạn chế hư hỏng do bụi bẩn gây ra. Tuy nhiên, có thể do chủ quan hay quá bận rộn khiến chúng ta thường quên mất điều này, hậu quả là khiến laptop bị chậm, đơ; bàn phím bị liệt hay nhảy phím; ngoài ra còn tăng nguy cơ hỏng bo mạch chính do bụi bẩn bám lại, che kín khe tản nhiệt khiến máy bị nóng bất thường.

Bạn có thể lựa chọn tự vệ sinh máy ở nhà với các dụng cụ đơn giản như khăn cọ mềm, dung dịch cồn chuyên dùng để lau máy tính, tăm bông,..tham khảo thêm tại cách vệ sinh laptop tại nhà thế nhưng cách này chỉ giúp chúng ta làm sạch phần bên ngoài của máy, còn các phần cứng bên trong nếu không cẩn thận thậm chí bạn có thể làm hỏng laptop của mình.

Vậy nên lời khuyên đưa ra là bạn nên thường xuyên tự vệ sinh máy của mình và mỗi năm một lần, nên đưa máy đến các cơ cở uy tín để các nhân viên có thể hỗ trợ bạn vệ sinh máy một cách tốt nhất.

7-2.jpg


Trên đây là một số lỗi thường gặp khiến cho laptop bị chậm cũng như một số cách đơn giản để khắc phục chúng, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu còn thắc mắc hay có câu hỏi gì đừng ngần ngại để lại bình luận dưới phần comment nhé, mình sẽ cố gắng thông tin đến bạn sớm nhất có thể. Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi bài viết này!
 
×
Quay lại
Top