Lao đao vì… không học thêm

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 17 về dạy thêm, học thêm, được đánh giá là quản lý chặt chẽ hơn, bảo đảm quyền lợi cho cả người dạy và người học. Ở bậc tiểu học, Bộ quy định "không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ việc tổ chức chăm sóc, trông giữ học sinh theo nhu cầu của phụ huynh”. Song, phân định được lớp trông giữ học sinh và lớp học thêm quả không dễ.



873687-2013-124-13-a1.jpg


Cấm học thêm ở bậc tiểu học


Nhiều trường tiểu học không có điều kiện tổ chức cho học sinh học hai buổi/ngày tại trường, phụ huynh đều thỏa thuận với cô giáo tổ chức trông giữ trẻ. Thực tế thời gian được cô trông giữ này, học sinh học thêm và giáo viên dạy thêm.


Bất ngờ là, "sẽ có khoảng 30.000 học sinh tiểu học Đồng Nai đứng trước nguy cơ không biết đi đâu sau giờ học buổi sáng, nếu thực hiện đúng Thông tư 17 về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT” - Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Minh Hoàng cho biết hôm 2-5 khi làm việc với Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh này về quản lý dạy thêm, học thêm.


Đồng Nai là tỉnh công nghiệp tập trung tới 700.000 công nhân lao động, nhu cầu gửi trẻ rất lớn trong khi các cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện dạy và học 2 buổi/ngày. Số học sinh tiểu học ở đây sau giờ học tham gia sinh hoạt tại các nhà thiếu nhi, đi học các môn thể chất,… chỉ chiếm khoảng 2% - 3%. Khảo sát mới đây của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh này tại huyện Long Thành và TP Biên Hòa cho thấy trên 2/3 số lớp tiểu học học sinh cần học thêm.


Lãnh đạo Sở GD&ĐT Đồng Nai cho biết sẽ tuân thủ chủ trương của Bộ. Cấp tiểu học giáo viên chỉ được dạy ngoài giờ các môn kỹ năng, năng khiếu cho học sinh. Đồng Nai cũng chủ trương giao cho Phòng Giáo dục tham mưu để các địa phương này ban hành những quy định phù hợp với thực tế.


Rõ ràng đang có quá nhiều áp lực đối với phụ huynh, giáo viên, học sinh dẫn đến việc thầy cô phải đi dạy, học trò phải đi học, đều "thêm”. Mỗi địa phương nên có một quy định riêng dựa trên quy định khung của Bộ GD&ĐT, phù hợp tình hình, đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt tùy theo thực tế, tránh tình trạng quy định rồi để đó.


Thay vào việc tìm cách hạn chế bằng giải pháp hành chính, cần nghe từ nhiều phía, điều tra nguyên nhân và từng bước giải quyết. Cần biết chính xác không chỉ số trẻ có nhu cầu học thêm mà cả số trẻ không có nhu cầu học thêm, do hoàn cảnh và vì tuổi thơ cần có thời gian để vui chơi. Xử nghiêm các vụ việc thầy cô cưỡng bức, ép buộc học sinh dưới mọi hình thức.
Gốc vấn đề là làm trong sạch được môi trường giáo dục, học thêm mới dần dứt điểm.


Phía Bộ hãy giảm tải nhanh để học trò tiểu học không khổ vì "cặp nặng” và vì cách học, chương trình SGK nhồi nhét như hiện nay.
Nguồn:daidoanket.vn
 
×
Quay lại
Top