Làng và văn hóa làng Việt Nam xưa - Pivivu Blogspot

pivivu

Thành viên
Tham gia
27/11/2018
Bài viết
10
“Phép vua còn thua lệ làng”, sau mỗi hàng tre xưa của Việt Nam chính là một vùng đất riêng do chính cư dân sinh sống tại nơi đó quản lý được gọi là Làng. Chính nơi đây đã tạo ra nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật Việt Nam từ thuở xa xưa cho đến tận ngày nay.

Nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc học Pháp, Nguyễn Văn Huyên. Khi nghiên cứu về nếu sống cộng đồng của dân cư Việt Nam, ông từng có nhận định rằng dân cư Việt Nam sống rất chen chúc trong các vùng đồng bằng, trên một diện tích chỉ chiếm một phần năm toàn bộ lãnh thổ. Hầu như chẳng bao giờ ta thấy một ngôi nhà đơn độc.

Tập trung là quy luật tuyệt đối của sự phân bố dân cư Việt Nam từ ngàn xưa. Dân cư khi xưa có thói quen sống co cụm trong một khu vực nhất định gọi là làng. Tại Nam Kỳ, làng được lập trên bờ các dòng sông, tạo sự tiện lợi cho việc duy chuyển trên sông. Đối với Bắc Kỳ, sông ngòi bị đê điều ngăn giữ từ rất lâu, dân cư sẽ tránh tập trung sinh sống tại vùng thấp. Mọi người có xu hướng cụm lại trên những vùng đất cao.

Trong những thế kỷ trước đây, nhà nước bao giờ cũng lấy làng sản là cơ sở đầu tiên của việc mở rộng phạm vi lãnh thổ. Những ngôi làng mới được lập nên là do những gười tình nguyện đi khai khẩn đất hoang lập nên.

Dù mới hay cũ, làng vẫn là tập hợp tôn giáo và chính trị rất cố kết. Và cuộc sống của nông dân Việt Nam xưa chỉ có thể được biểu hiện rõ hơn với sự tập trung thành làng.

Làng của người Việt thường lập gần sông và kênh. Từ xa, trông như một cụm cây xanh. Do bên ngoài mỗi làng là một hàng cây xanh phủ quanh, chính hàng tre hoặc cây gái đã tạo nên màu xanh cho mỗi làng của người Việt xưa. Tại Bắc Kỳ vào mùa xuân, khi màu đỏ của hoa phượng và mùi hương của hoa gạo đã làm nổi ro ở đây một phong cảnh vô cùng đẹp mắt.

Việc qui hoạch nhà cửa bên trong làng của người Việt xưa cũng được quy định rõ ràng và tùy theo đặc tính từng vùng miền. Đối vơi Miền Bắc và Miền Trung, muốn vào làng thì phải qua cổng làng và sau đấy là trạm tuần đinh. Đường vào làng thường hẹp do địa hình mương rạch cắt ngang. Còn đối với Miền Nam, khi vào làng chỉ có một con đường dài duy nhất và song song với các dòng sông. Làng ở Nam Bộ là một dãy nhà dài.

Việc sinh sống co cụm, tập trung vôn bắt nguồn từ yếu tố địa lý cũng như hoạt động kinh tế của cư dân Việt trước đây. Làng là đơn vị hành chính cấp cơ sở, mỗi làng mỗi quy định, luật lệ riêng. Làng của người Việt xưa bao hàm không chỉ yếu tố phục vụ đời sống nông nghiệp, mà còn là sự hài hòa với thiên nhiên trong lối tư duy của các cụ trước đây.Dù ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam thì làng vẫn là nơi thể hiện sự cố kết cộng đồng cao nhất.
Nguồn: Pivivu blogspot
Pivivu
 
×
Quay lại
Top