Lắng nghe – kỹ năng mềm trong giao tiếp

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
“Im lặng là vàng” vậy còn lắng nghe, lắng nghe là gì? Người ta thường nói “học giao tiếp, học nói trước đám đông” chứ có ai lại nói học “lắng nghe”. Nhưng quả thật để biết “lắng nghe” thật không đơn giản như ta vẫn nghĩ.

fQ8on4dPxy8.jpg

Lắng nghe cũng là một phần của giao tiếp, nhưng thực tế trong giao tiếp ta chỉ dùng 25 – 30% để lắng nghe người khác nói.

Mình từng được thực hành một bài tập khá thú vị: Bạn sẽ được bịt mắt lại, ngồi nói chuyện với 4-5 người xa lạ. Thay vì bình thường khi giao tiếp với người đối diện, bạn thường phải “suy nghĩ liên tục” xem tiếp sau đây mình sẽ phải nói gì, nói như thế nào. Đến nỗi mất tập trung và không biết người kia đang nói về vấn đề gì.

Trong trường hợp này, khi bạn bị bịt mắt và buộc phải nói chuyện, làm quen với những người xa lạ. Bạn sẽ không còn thói quen suy nghĩ trước xem mình sẽ phải nói gì nữa. Thay vào đó bạn sẽ phải “gắng lắng nghe”, bạn sẽ phải căng tai lên để xem người đối diện nói gì. Lúc đó bạn sẽ thấy đôi tai của mình hiệu quả như thế nào.

Tạo hóa sinh ra con người với một cái miệng nhưng lại có 2 cái tai. Đôi tai ngoài tác dụng phụ như đeo khuyên tai hay để người khác đơn giản là nhéo tai mình. Thì nhiệm vụ quan trọng nhất của đôi tai đó là: “lắng nghe”.

Tại sao lại phải cần 2 cái tai, trong khi chỉ cần một cái miệng, đơn giản bạn cần phải lắng nghe từ nhiều phía, và phải lắng nghe nhiều gấp đôi những gì bạn nói ra. Vậy làm thế nào để “lắng nghe” cho hiệu quả?

Thái độ lắng nghe. Hãy thử tưởng tượng xem, bạn là người rất mê bóng đá, nhưng hôm nay bạn lại gặp một cô gái yêu thích ba-le. Liệu bạn có cảm thấy thích thú và muốn nghe cô ấy nói về ba-le khi mà bạn đang mong có người tán gẫu về bóng đá. Tất nhiên là không rồi. Vậy để lắng nghe hiệu quả trước tiên bạn phải “muốn”, nếu không muốn thì những kỹ năng khác là vô ích.

Thái độ cử chỉ. Hãy tôn trọng người nói, khi nghe người khác nói hãy tập trung. Đừng lơ đãng nhìn xung quanh, hãy tập trung vào người nói và thể hiện bạn đang hứng thú lắng nghe bằng hành động như: gật đầu, vẻ mặt hào hứng….

Lời nói: cuối cùng thay vì ngồi im nghe người khác nói, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc những từ ngữ biểu lộ cảm xúc như: thế à, hay quá, tuyệt thật…..

“Hãy nhớ rằng giao tiếp là sự kết hợp hai chiều giữa nói và lắng nghe”
Nguồn: Lắng nghe – kỹ năng mềm trong giao tiếp
 
×
Quay lại
Top