Làm thế nào để suy nghĩ như 1 nhà tâm lý trị liệu cặp đôi

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Relationship Repair: 10 Tips for Thinking Like a Therapist
If Freud can do it so can you
Published on August 6, 2012 by Robert Taibbi, L.C.S.W. in Fixing Families

 
Bạn đang gặp những vấn đề (lớn hoặc bé) trong mối quan hệ của bạn. Và bạn có 1 vài lựa chọn. Bạn có thể cố gắng và tự mình xử lý thành công vấn đề của bạn; không làm gì cả và xem liệu bằng cách nào đó nó có trở nên tốt hơn không (có lẽ không), hoặc bạn có thể đến gặp 1 nhà trị liệu cặp đôi chuyên nghiệp. Cô ấy nghĩ về những vấn đề và giải pháp trong mối quan hệ của bạn hơi khác so với bạn. Và đó là sự lựa chọn thứ 4 của bạn - thử suy nghĩ giống như cô ấy. Tuy có nhiều kiểu và hướng trị liệu khác nhau thì sau đây là 8 lời khuyên hàng đầu để suy nghĩ giống như 1 nhà tâm lý trị liệu về mối quan hệ: 

1. Nghĩ về những khuôn mẫu chứ không phải về con người. Khi suy nghĩ về những vấn đề trong mối quan hệ, thật dễ dàng để nghĩ theo quan điểm về con người, đặc biệt người nào đúng, người nào sai, người nào gây rắc rối và người nào bị làm phiền. Điều này thường không có ích và chỉ dẫn đến trò chơi đổ lỗi. Thay vì nghĩ về con người, hãy nghĩ về những khuôn mẫu. A làm điều gì đó, điều này kích hoạt B, đến lượt B kích hoạt lại A, sau đó là B. 1 số khuôn mẫu là có lợi và giúp chúng ta sống lành mạnh và ổn định, những khuôn mẫu khác là thói quen trung tính, nhưng 1 số khuôn mẫu cực kỳ nguy hiểm.

Câu thần chú của tâm lý trị liệu là khuôn mẫu có sức mạnh hơn con người. Vì vậy, thay vì lãng phí thời gian của bạn để quan tâm ai đúng ai sai, hãy sử dụng nó và thử giải mã khuôn mẫu loạn chức năng. Và thay đổi nó. 1 cách rất tốt để làm là nói về nó (khuôn mẫu) hơn là con người: " Tôi để ý thấy rất nhiều lần khi tôi yêu cầu liệu bạn có thể nhặt đôi tất của bạn lên, bạn nói bạn sẽ làm nhưng lại không làm, và khi đó tôi trở nên khó chịu và cằn nhằn và khi đó bạn nổi giận. Tôi tự hỏi nếu chúng ta có thể làm việc này khác đi." 


2. Nghĩ "như thế nào" không phải "Cái gì". Các nhà trị liệu có xu hướng phân chia sự truyền thông thành 2 phần: Nội dung (Cái gì) và quá trình (Như thế nào). Trong 1 cuộc tranh cãi về Thứ ba vs. Thứ tư những sự kiện bạn thiết lập về ca của bạn về thứ ba là nội dung; sự kiện cả 2 bạn tức giận và tranh cãi là quá trình. 

Nguyên tắc ở đây là quá trình luôn luôn đánh bại nội dung. Khi những cảm xúc trở nên mãnh liệt thì vấn đề giữa 2 bạn là cảm xúc chứ không phải bất kỳ điều gì 2 bạn đang tranh cãi về. Điều không may là khi những cảm xúc góp phần vào, chúng ta bị thôi thúc tăng cường nội dung như 1 cách để xử lý với những cảm xúc - bạn muốn làm cho đối tác hiểu, và bạn có thể chiến đấu đến chết để bộc lộ những quan điểm của bạn. Bất kỳ điều gì bạn nói lúc này đều giống như đổ dầu vào lửa - nó có thể bị nghe lầm, hiểu sai. 

Dập lửa bằng cách tập trung vào quá trình, những cảm xúc và những hành động - chúng ta bắt đầu tranh cãi, tôi bắt đầu cảm thấy tức giận. Ổn định cảm xúc - sự tức giận của bạn - bằng cách thở sâu và làm bạn bình tâm lại, bằng cách bỏ đi. 

Nhưng quá trình cũng đi theo những khuôn mẫu. Bạn và đối tác, mỗi người có những cách riêng để xử lý với sự căng thẳng và xung đột của mình. Những cách xử lý với căng thẳng và cảm xúc của bạn có thể là - rút lui, tức giận, thích ứng thụ động. 1 cách nhanh chóng, cả 2 bạn rơi vào 1 vòng lặp tiêu cực trở thành cách thức giải quyết xung đột và căng thẳng - tức giận / rút lui, rút lui / rút lui, tức giận / tức giận. Mục tiêu của bạn là phá vỡ khuôn mẫu này. 

Cách dễ nhất để làm điều này là thử làm ngược lại với bản năng của bạn - nếu bạn có xu hướng rút lui, hãy thử tiến lại gần và nói ra; nếu bạn tức giận, hãy làm dịu mình và lắng nghe. Một lần nữa, sự thay đổi hành vi - cảm xúc của bạn sẽ khuyến khích đối tác làm tương tự. 

3. Suy nghĩ người lớn. Người lớn ở đây có nghĩa là chịu trách nhiệm với những cảm xúc của bạn. Đó là chịu trách nhiệm với hành động của bạn - không làm hại người khác hoặc cư xử không đứng đắn. Đó là chịu trách nhiệm cho những vấn đề của bạn - bạn cần xử lý và sửa chữa chúng hơn là mong đợi người khác làm thay cho bạn. Nhưng nó không phải là xem mọi thứ là vấn đề cá nhân bạn, đó là hiểu rằng đối tác có thể đang cố gắng theo cách của anh/cô ấy. 


4. Nghĩ về những vấn đề như là những giải pháp tồi tệ. Bất kỳ điều gì bạn xem như 1 vấn đề - đôi tất trên sàn nhà, cơn giận của đối tác - hãy hỏi bản thân làm thế nào nó có thể là 1 giải pháp tồi tệ cho 1 số vấn đề khác nằm bên dưới. Bạn tò mò về động lực thúc đẩy. Bạn không cần phải có câu trả lời nhưng bạn cần đưa ra những câu hỏi kiểu: "Giúp tôi hiểu lý do tại sao bạn vứt đôi tất trên sàn nhà;" Và vì sự tức giận thường bị thúc đẩy bởi sự lo lắng và sợ hãi, hãy hỏi "Bạn đang lo lắng về điều gì?" hơn là "Tại sao bạn quá tức giận như vậy?" Điều quan trọng là bạn trông bình tĩnh khi hỏi những câu đó. 


5. Nghĩ về hiện tại, không phải quá khứ. Khi bạn đang xung đột trong 1 mối quan hệ, thật dễ dàng cho tâm trí bạn tự động xem xét về quá khứ, thu thập thêm bằng chứng của sự bất công và ngược đãi. Nó có thể tiếp thêm năng lượng cho những cuộc tranh cãi phù phiếm, vô ích, nhưng sẽ không làm gì để giải quyết vấn đề và sẽ tiếp tục kéo bạn xuống. 

Thay vào đó hãy tập trung vào hiện tại. Gạt sang 1 bên cám dỗ muốn quay lại quá khứ và không tập trung 'ở đây và ngay bây giờ' - vấn đề hiện tại, lo lắng hiện tại của bạn: Những gì bạn có thể làm ngay bây giờ? 


6. Nghĩ về hành vi, không phải cảm xúc. Nhiều người trong chúng ta có niềm tin sai lầm rằng chúng ta cần cảm thấy thích làm điều gì đó thì mới làm điều đó, có nghĩa là nếu chúng ta không thích làm điều đó thì chúng ta sẽ không làm hoặc không thể làm. Nhưng nếu bạn vẫn làm những điều tương tự thì bạn sẽ vẫn có cảm xúc theo cách tương tự. Đừng đợi đến khi những cảm xúc của bạn thay đổi, hãy làm điều gì đó và khi đó những cảm xúc của bạn cuối cùng sẽ bắt kịp. 

Hành động là chìa khoá để tạo ra sự thay đổi, vì không giống như những cảm xúc và thậm chí những suy nghĩ, hành động là 1 khía cạnh của bản thân chúng ta mà chúng ta có thể thực sự kiểm soát được. Hành động đưa bạn ra khỏi đám bùn cảm xúc và là 1 thuốc giải độc tuyệt vời cho chứng trầm cảm và cảm giác bị mắc kẹt. Vì vậy, hãy ôm đối tác 5 lần 1 ngày cho dù bạn có cảm thấy thích hay không và xem nó có thay đổi bầu không khí cảm xúc trong nhà bạn không. 

7. Suy nghĩ những điều nhỏ, suy nghĩ thành công. Cái ôm thực sự là 1 điều tốt để bắt đầu. Vì sự thay đổi tạo ra sự lo lắng, nên cả sự thay đổi và sự lo lắng có thể chịu đựng được 1 cách tốt nhất với những liều lượng nhỏ. Vì mục tiêu là phá vỡ những khuôn mẫu, làm nó khác đi hơn là làm cho nó Đúng, bạn không cần thực hiện 1 chiến dịch lớn. Thay vào đó bạn đơn giản là muốn bước ra khỏi 'vùng thoải mái' của bạn và thực hiện những bước cụ thể và nhỏ bé, mà bạn có thể làm thành công. Vì vậy hãy thử những cái ôm, và nếu nó dường như quá khó, hãy bắt đầu với những lời khen hoặc viết 1 bức thư ngắn để cho đối tác biết những cảm xúc của bạn.

Và nếu những bước nhỏ đó dường như gây quá tải cho bạn để làm trong mối quan hệ, hãy thử xây dựng những kỹ năng và sự tự tin của bạn trong những môi trường dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng trở nên tích cực, cởi mở hơn, hãy thử những hành vi đó với bạn bè, người lạ hoặc đồng nghiệp, nơi ít có những kích thích cảm xúc hơn. Một khi bạn đã quen với tình huống mới, bạn có thể chuyển sang thực hiện với đối tác của bạn.

8. Nghĩ về bạn. Tất cả những đề nghị trên liên quan đến bạn, không phải với đối tác. Hầu hết các cặp đi tham vấn đều: "Tôi có 1 vấn đề với anh/cô ta và chừng nào anh/cô ta thay đổi (hoặc tôi hoặc nhà trị liệu có thể làm anh/cô ta thay đổi), tôi sẽ cảm thấy tốt hơn." Điều này không có kết quả. Tất cả những gì bạn làm là tranh cãi xem người nào nên thay đổi và tạo ra 1 cuộc xung đột quyền lực vô ích. 

Hãy bỏ qua trò nạn nhân, người kiểm soát. Một lần nữa hãy là người lớn. Hãy nghĩ về bạn, những gì bạn có thể làm để sửa chữa vấn đề. 

Hy vọng những lời khuyên trên mang lại cho bạn điều gì đó có thể giúp bạn tiếp cận những vấn đề trong mối quan hệ của bạn theo 1 cách khác. Hãy bắt đầu từ điều nhỏ. Tập trung vào bạn. 1 sự thay đổi sẽ dẫn đến những sự thay đổi khác. 


Nguồn: PsychologyToday
 
 
×
Quay lại
Top