Làm thế nào để phá thai an toàn

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Phá thai là gì?

Phá thai được hiểu một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén. Nó có thể xảy ra theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích. Hầu hết các vụ phá thai đều có mục đích. Những trường hợp ngoại lệ, tức là những vụ phá thai vì "tai nạn", được thực hiện do các khuyết tật của người mẹ hoặc đứa con, đôi khi của cả hai. Chúng được gọi là trường hợp "phá thai bộc phát" để phân biệt với những trường hợp không phải vì tai nạn, mà bị gọi bằng cái tên "hơi quá mạnh" là "tội phá thai". Điều này gây lúng túng vì một số trường hợp "tội phá thai" lại được thực hiện một cách bộc phát. Tốt hơn, nên gọi hình thức thứ hai này bằng cái tên "phá thai có chủ đích" hay "cố ý phá thai".


Thế nào là phá thai không an toàn?

Loại phá thai nguy hiểm nhất có lẽ là kiểu "lén lút" và “dân dã” mà những người có thai tự đưa vào tử cung mình những chất hoá học. Một số bạn gái khi lần đầu có thai đã rất lo sợ, không dám đến bệnh viện. Trong điều kiện ở nhà có bạn đã tự hành hạ mình bằng cách đặt vào âm đạo những hoá chất hoặc tiêm qua ven những chất độc để gây sảy thai. Sau những cuộc “phẫu thuật” lén lút như vậy nguy cơ vô sinh thường gặp cao gấp 4 lần.

Nguy hiểm còn có thể xảy ra đối với những trường hợp phá thai đã quá lớn – trên 12 tuần tuổi. Trong những trường hợp này khi nạo dễ xảy ra những tổn thương khác nhau đối với cổ tử cung. Một trong những nguy hiểm là do xương của bào thai đã quá to có thể làm xây xước hoặc làm thủng tử cung. Đối với những bạn gái có u khi phá thai cũng rất nguy hiểm.


Làm thế nào để không phải phá thai?

Phá thai chỉ là một biện pháp chữa cháy, các bạn đừng lặp lại, vì càng lặp lại, khả năng tai biến càng lớn. Do đó, nếu có quan hệ t.ình d.ục mà chưa sẵn sàng có thai, các bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai.

Vậy phải tránh thai như thế nào? Một số đôi bạn tình quyết tâm "nằm riêng", nhiều đôi còn thề không bao giờ "gần" nhau nữa. Thực tế cho thấy phương án này ít khả thi. Vì vậy, các bạn hãy chọn một biện pháp tránh thai đáng tin cậy và sử dụng nó thường xuyên, liên tục.

Hút, nạo thai không gây ung thư như một số người lầm tưởng. Ung thư xuất hiện là do sự đột biến tế bào; hút nạo thai không gây ra sự đột biến đó.


Những lưu ý trước khi phá thai

Để đi đến quyết định phá thai không bao giờ là dễ dàng, phải không bạn? Các bạn cần trao đổi với nhau thật kỹ lưỡng và lường trước những "biến chứng" có thể xảy ra và khả năng đương đầu với chúng sau này. Và một điều rất quan trọng là trước khi đi hút, nạo thai, bạn cần xác định chắc chắn mình có thai hay không. Bạn hãy đi thử thai ở cơ sở y tế, hoặc tự thử bằng dụng cụ thử thai nhanh mua ở hiệu thuốc (phổ biến là que thử Quick Stick). Chậm kinh chưa chắc đã là có thai vì kinh nguyệt nhiều khi cũng dao động. Nếu chậm kinh, bạn nên thử cho chắc chắn, đừng vội vã hút ngay.

Trên thực tế đã có một số bạn dù chậm kinh nhưng vẫn không muốn nghĩ là đã có thai, cứ ở nhà cầu trời là không phải, để đến khi rõ rồi thì thai đã lớn, không xử lý được nữa. Đối với những bạn có quan hệ t.ình d.ục nhưng không sử dụng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, nếu thấy đã chậm kinh nguyệt một tuần thì nhất thiết nên thử thai.

Nếu biết chắc mình có thai mà không thể sinh con, bạn hãy đến cơ sở y tế trong khoảng thời gian có thể để hút hoặc nạo. Để chắc chắn được hút (an toàn hơn nạo), bạn hãy đến cơ sở y tế khi chậm kinh chưa quá 4 tuần. Tuy nhiên, cũng không nên hút quá sớm, vì có thể trứng đã thụ tinh nhưng chưa vào làm tổ trong tử cung và sẽ phải hút lại. Tốt nhất là hút thai khi chậm kinh 2-3 tuần và nên đi siêu âm trước khi hút để đảm bảo là phôi đã vào đến tử cung.

Nhiều bạn lo lắng không biết liệu việc hút, nạo thai có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và có hại về sau hay không. Cần phải nói rằng hút, nạo thai là tác động trực tiếp vào buồng tử cung, dĩ nhiên có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm phần phụ, một số ít trường hợp thủng tử cung hay dính thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau. Vậy nhưng hút nạo thai nếu đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng thì an toàn hơn mang thai và sinh đẻ. Nếu cần phải hút nạo thai, các bạn hãy đến một trong các địa chỉ an toàn và đừng quá lo lắng.

Khi đến cơ sở y tế, các bạn cần chuẩn bị trước một khoản tiền viện phí và mang sẵn băng vệ sinh. Trước khi thực hiện phá thai, bạn nữ sẽ được bác sĩ khám để kiểm tra sức khoẻ và tình hình thai nghén. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc tiêm thuốc giảm đau. Không như người ta nói chỉ đau như kiến cắn, phá thai thực sự gây đau, và nạo thai hay kovax thì gây đau hơn hút thai hay bỏ thai bằng thuốc. Song, đau nhiều hay ít một phần cũng là do tâm lý. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ lo lắng nhiều, sợ đau nhiều thường cảm thấy đau hơn người khác. Do đó điều quan trọng là bạn gái cần cố gắng thư giãn, loại bỏ nỗi sợ hãi. Việc này cũng qua nhanh thôi, bạn hãy tự tin, điều đó sẽ giúp bạn bớt đau.



Thế nào là phá thai an toàn?

Phá thai an toàn nhất và ít tai biến nhất là ở các bệnh viện chuyên khoa sản, do các bác sỹ có trình độ chuyên môn và có tay nghề cao thực hiện, theo dõi, cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối và có thể cấp cứu kịp thời với những trường hợp "tai biến", điều kiện sức khoẻ của sản phụ cho phép thực hiện việc phá thai và tuổi thai chưa quá lớn, trong vòng từ 7 đến 8 tuần.



Các biện pháp phá thai

Một vài năm trước đây, biện pháp phá thai bằng hút chân không được sử dụng khá phổ biến, song hiện nay phương pháp này lại ít được sử dụng, bởi sử dụng hút chân không, các phần của phôi thai có thể không hút được ra hết và vẫn phải nạo lại.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thụât, thủ thuật phá thai cũng dần trở nên bảo đảm và an toàn hơn.

Tuỳ thuộc vào tuổi thai và điều kiện của từng cơ sở y tế mà các bác sĩ sẽ đi đến quyết định có thể sử dụng biện pháp phá thai nào thì an toàn nhất cho người phải phá thai.

Hiện nay, ở nước ta có những biện pháp phá thai chủ yếu sau:

- Phá thai bằng thuốc (được thực hiện đối với trường hợp tuổi thai dưới 7 tuần tuổi)
- Hút thai (được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 8 tuần tuổi)
- Nạo thai (Được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 12 tuần tuổi)
- Phá thai bằng kovax (được thực hiện khi tuổi thai đã lớn)


Việc sử dụng biện pháp phá thai nào là do bác sỹ quyết định, tuỳ thuộc vào kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ tại của các cơ sở y tế đó cũng như tuỳ thuộc vào điều kiện sức khoẻ, tuổi thai.



Khi nào cần đi "giải quyết"?

Khi có quan hệ t.ình d.ục không an toàn (tức là không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai không thành công) thì bạn gái có nguy cơ mang thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định phá thai, bạn gái cần xác định chắc chắn mình có thai hay không. Tốt nhất là bạn cần thử thai bằng que thử thai nhanh, sau khi có quan hệ t.ình d.ục không an toàn từ bảy đến mười ngày hoặc đi siêu âm tại các cơ sở y tế, nếu chậm kinh từ một đến hai tuần. Bạn lưu ý nhé, chậm kinh chưa chắc đã là có thai vì kinh nguyệt có nhiều khi dao động do nhiều nguyên nhân khác nữa như sự lo lắng, căng thẳng, thay đổi môi trường sống... Trước khi nạo, hút thai, nhất thiết phải siêu âm thấy thai nhi đã di chuyển về làm tổ trong tử cung.



Các nguy cơ khi phá thai

Việc sử dụng các thủ thuật can thiệp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén luôn chứa đựng những nguy cơ, tai biến ngay trong quá trình can thiệp và sau khi đã thực hiện thủ thuật. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn một số những biến chứng của việc phá thai bằng thủ thuật.

Tai biến do gây tê - gây mê

Trong gây mê có tai biến khoảng 1/ 2.000 và tử vong là 1/ 8.000. Nguyên nhân gây tử vong có thể do không tôn trọng các chống chỉ định của gây mê, do phản xạ ngưng tim hoặc do sốc dị ứng thuốc.

Trong khi gây tê bằng Xylocaine, nếu thuốc tê vào mạch máu có thể gây ra các cơn co giật theo sau đó là ngạt thở, sốc phản vệ hoặc truỵ mạch đơn thuần với nhịp tim chậm. Đề phòng tai biến này cần phải luôn luôn hút ống chích trước khi tiêm và không bao giờ sử dụng ở liều cao. Các tai biến này hiếm gặp trừ khi sử dụng liều dưới 10 ml Xylocaine 1% và các triệu chứng nhẹ thường gặp như: chóng mặt, ù tai, ngủ gật...


Xuất huyết

Xảy ra chủ yếu trong lúc can thiệp và sau khi làm thủ thuật khoảng một giờ. Khoảng 0,05 % trường hợp có xuất huyết quá 500ml. Chúng có thể là hậu quả của tử cung xơ hoá, rối loạn đông máu và của hút thai không hết. Tần số của chúng tăng theo tuổi thai và gây tê làm giảm nguy cơ này. Các thống kê ở Mỹ cho thấy có 0.32 % xuất huyết do gây tê so với 0.54 % do gây mê. Thuốc Méthergin tiêm một cách thường quy không có tác dụng cùng với thuốc tê làm giảm mất máu nhưng kèm theo buồn nôn và nôn.


Thủng tử cung

Chẩn đoán thủng tử cung không phải lúc nào cũng dễ, nhưng người ta có thể nghi ngờ khi nong cổ tử cung, khi đo buồng tử cung, khi hút thai thấy xuyên qua rất xa và không gặp tắc nghẽn một cách dễ dàng. Siêu âm có thể giúp chẩn đoán trong trường hợp này.

Trong tất cả các trường hợp thủng tử cung, cần thiết phải làm cho tử cung trống (lòng tử cung sạch) để cho phép cầm máu và dự phòng bội nhiễm.


Cần phân biệt hai trường hợp:

Thủng trong quá trình nong cổ tử cung: thực hiện phá thai phải được làm dưới kiểm tra siêu âm. Nước đá dằn trên bụng và kháng sinh kết hợp với theo dõi thân nhiệt để tìm sự nhiễm trùng vùng chậu, tuỳ tình hình sẽ cho siêu âm kiểm tra để loại đi xuất huyết màng bụng và lập hướng xử trí tiếp theo.

Thủng trong quá trình nạo hút thai : nguy cơ thủng ruột là không được coi thường. Loại thủng này cần phải được nội soi để kiểm tra kỹ ống tiêu hoá và thấy vết thương đường tiêu hoá hoặc cơ tử cung. Thủng tử cung không được nhận biết hoặc các can thiệp sau đó sẽ làm viêm phúc mạc cho một tiên lượng vô cùng xấu.


Máu tụ

Thường xảy ra trong giờ đầu sau phá thai và có thể điều trị dễ dàng bằng nong cổ tử cung và hút lại.


Rách cổ tử cung

Hiếm gặp và thường lành tính, thường rách một phần cổ tử cung, chảy máu ít và để lại một sẹo không quan trọng cho tương lai sản phụ khoa. Một số rất ít cần phải may cầm máu và thường gặp khi gây mê. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trường hợp này chỉ chiếm khoảng 0.1-1.18%.


Sốc do đau

Xuất hiện thường nhất trong quá trình nong cổ tử cung. Nó được dự phòng dễ dàng bằng một thuốc tiền mê, thuốc tê hoặc đơn giản nhất là thông tin chính xác và quan tâm thăm hỏi người bệnh.



Biến chứng thứ phát (biến chứng phát hiện sau khi thực hiện phá thai)


Phá thai thất bại

Thất bại trong phá thai rất hiếm gặp, chỉ chiếm dưới 0.5 % trong hút thai và 4 % trong phá thai bằng thuốc.

Trường hợp này có thể do phá thai quá sớm (điều hòa kinh nguyệt hay phá thai bằng thuốc mà không có kiểm tra lại sau đó), do thiếu sót về kỹ thuật hoặc do dị dạng tử cung. Khi đó cần đặt ra việc hút lại nếu siêu âm thấy chính xác là vẫn còn thai.


Sót nhau

Gây rong huyết, tử cung không co hồi về mặt lâm sàng và siêu âm thấy các hình ảnh tăng âm. Các nghiên cứu ở Mỹ báo cáo tỷ lệ sót nhau là 0.75 %. Trường hợp này cũng cần được hút hoặc nạo thai lại theo chỉ dẫn của kết quả siêu âm.


Nhiễm trùng

Tần số các biến chứng nhiễm trùng vào khoảng từ 0.5 % đến 12% tuỳ vào kỹ thuật vô trùng. Các biến chứng nhiễm trùng này có thể được biểu hiện ở một phản ứng đơn giản là sốt, nhưng nó có thể là viêm nội mạc tử cung (tử cung nhạy cảm đau, tăng thân nhiệt) mà nó có thể lan tỏa ra các khu vực lân cận (viêm tấy dây chằng rộng, viêm phần phụ, viêm phúc mạc chậu) hoặc qua đường máu (nhiễm trùng huyết).


Ảnh hưởng đến vô sinh sau này

Tần số vô sinh thứ phát do phá thai là rất khó đánh giá và nguy cơ cao ở phụ nữ có thai lần đầu.

Vô sinh thường do nhiễm trùng sau phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung.

Dính buồng tử cung thường gặp nhất sau nạo thai hơn là sau hút thai và chủ yếu là khi nạo lại trong trường hợp sót. Chẩn đoán bằng chụp X- quang buồng tử cung hoặc nội soi buồng tử cung.

Tỷ lệ hở eo cổ tử cung liên quan đến việc sảy thai muộn về sau hoặc sinh non hãy còn chưa chính xác. Nguy cơ sảy thai tự nhiên muộn hoặc sinh non tăng trong nhóm đã có lần phá thai, chủ yếu ở phụ nữ có thai lần đầu và nếu đã nong cổ tử cung quá số 12.


Đồng miễn dịch

Đồng miễn dịch hóa thứ phát sau phá thai không còn được quan sát thấy kể từ khi người ta tiêm gammaglobuline một cách có hệ thống cho các phụ nữ Rhésus âm.

Tỷ lệ đồng miễn dịch hóa Rhésus thứ phát sau phá thai khoảng 7% trong trường hợp không có huyết thanh dự phòng.


Biến chứng tâm thần và tâm lý

Hình thái và mức độ của các biến chứng này rất thay đổi. Thông thường là cảm giác tội lỗi hoặc hối tiếc sau phá thai. Các biểu hiện tâm thần nặng có thể được quan sát trong trường hợp đặc biệt các bệnh nhân lọan tâm thần (psychotique) và cần thiết có cách xử trí tâm thần dự phòng.



Những lưu ý sau khi phá thai

Sau khi phá thai, bạn nữ nằm nghỉ tại cơ sở y tế một, hai tiếng để hồi sức và để theo dõi trước khi về. Bạn còn chảy máu, nhưng không nhiều hơn hành kinh. Cơ thể có thể mệt, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống bổ dưỡng. Bạn không phải kiêng thức này thức khác hay kiêng tắm gội, mà hãy coi đó chỉ là một lần hành kinh hơi nặng nề.

Nếu muốn thử lại cho chắc chắn là không còn thai, bạn hãy đợi 2 tuần, bởi đến 2 tuần sau khi phá thai, cơ thể mới hết hóc môn HCG. Nếu gặp các hiện tượng chảy máu nặng, chảy máu kéo dài, âm đạo tiết nhiều dịch hôi, đau bụng, sốt, vô kinh ... thì hãy trở lại cơ sở y tế ngay để được kiểm tra. Ngay cả khi nếu không có hiện tượng gì bất thường, bạn cũng nên đi khám lại sau khi hút, nạo 2 tuần.


Làm sao để tránh được tai biến sau khi nạo?

Hãy đến khám lại ở bác sĩ phụ khoa theo đúng hướng dẫn để kiểm tra độ an toàn của tử cung cũng như để bác sĩ chỉ định cách phòng tránh viêm nhiễm và rối loạn nội tiết. Bạn cũng có thể xin ý kiến của bác sỹ về các biện pháp tránh thai khi đến khám lại.

Trong vòng một tuần sau khi nạo, nên chú ý bồi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Không nên hút thuốc, uống rượu. Hãy cố gắng tạo cho mình những nguồn động viên tốt.


Quan hệ t.ình d.ục sau khi nạo hút thai

Về t.ình d.ục, sau khi nạo, hút thai, bạn gái cần tránh quan hệ trong 2 đến 3 tuần, vì khi ấy cổ tử cung còn hơi mở, nếu có quan hệ t.ình d.ục sớm rất có thể gây viêm nhiễm khá trầm trọng và thậm chí gây xuất huyết. Hãy nhớ rằng, quá trình thụ thai có thể xảy ra ngay sau chu kỳ hành kinh đầu tiên sau khi nạo, do đó, sau khi nạo, hút thai, bạn cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai khi có quan hệ t.ình d.ục trở lại.



Địa chỉ cần đến

Nơi phá thai an toàn nhất là bệnh viện sản khoa, khoa sản của bệnh viện đa khoa tỉnh, nhà hộ sinh, trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình. Tại những nơi này, cán bộ y tế có kỹ thuật, tay nghề, và điều kiện vô trùng đảm bảo. Vẫn biết rằng nhiều bạn nữ muốn giữ bí mật về việc phá thai, nhưng bạn hãy nghĩ đến sức khoẻ của mình, đừng "đùa giỡn" với tính mạng cũng như sức khoẻ sinh sản của bạn sau này mà đến các phòng khám tư không đảm bảo độ tin cậy. Trên thực tế đã có không ít bạn gái phá thai tại các cơ sở không được cấp phép đã bị những tai biến nặng nề như mất máu nặng, nhiễm trùng, thủng tử cung, thậm chí một số bạn mất đi tính mạng. Bạn cũng đừng bao giờ dùng thuốc bỏ thai của các ông lang vườn vì đã có người ngộ độc vì những thuốc này.


Bệnh viện phụ sản Trung Ương
(Bệnh viện C)
Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 8254637
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Địa chỉ: 929 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội
Marie Stopes – Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ
Địa chỉ: Căn hộ số 2, tầng 2, tòa nhà A4, làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại (84-4) 754 5169
Fax (84-4) 791 0285
Email:msihanoi@mariestopes.org.vn
Giờ mở cửa
Từ thứ 2 đến thứ 6: 8h00 – 12h00, 13h00 – 18h00
Thứ 7: 8h00 – 12h00, 13h00 – 17h00
Phòng khám SKSS tư nhân
Địa chỉ: 6 Triệu Quốc Đạt
Liên hệ: BS Phạm Huy Hiền Hào
Mobile: 0913597951
Lịch làm việc: 17h-20h các ngày trong tuần

Trung tâm phát triển sức khoẻ cộng đồng Ánh sáng (Light)
Địa chỉ: Toà nhà số 4, nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ và tư vấn miễn phí: (04) 2696269/ (04) 2696262
Lịch làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, sáng 8h - 12h; chiều 13h30 - 17h30. Nghỉ Chủ nhật

Ngôi nhà Tuổi trẻ
Địa chỉ: Số 5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (04) 5540155
Liên hệ: BS Trịnh Thị Lan

Phòng khám nhà Hộ sinh Ba Đình
Địa chỉ: 12 Lê Trực, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 8452579
Liên hệ: BS Mộng Anh

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản BMB
Địa chỉ: 14/ Lô 14A khu đô thị mới Trung Yên, phố Trung Hoà, Quận Cầu Giấy
Điện thoại: (04) 7830017

Bệnh viện Từ Dũ:
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Q.1

Bệnh viện Bệnh Viện Bình Dân
Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, P.4, Q.3
 
Bạn gặp rắc rối về tình cảm, những vấn đề về tâm lý, tình yêu, hôn nhân, SK sinh sản, sức khoẻ t.ình d.ục, hạnh phúc trong gia đình của mình sẽ có những chuyên gia giỏi của trung tâm tư vấn truyền thông - Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam giúp bạn nhiệt tình, chu đáo, tế nhị: Hãy gọi 041088 nhấn phím 1 sau đó chọn tiếp phím 3 hoặc phím 5.
HP sẽ đến
 
Nếu bắt buộc phải nạo hút thai, chị em nên tìm đến các bệnh viện uy tín. Sau khi nạo phá thai cần tuân thủ kiêng khem nghiêm ngặt. Có một cảnh báo với chị em nạo phá thai là: gần như 90% chị em sau khi nạo phá thai có nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Vì thế sau khi nạo thai, chị em nên mua Nữ Vương New uống sớm sẽ ngăn được bệnh & khôi phục lại sức khỏe hệ sinh dục sau khi nạo hút.
Nữ Vương New này bào chế từ thảo dược có tác dụng tái tạo tổn thương do viêm, cân bằng pH âm đạo, khôi phục lại cơ chế tự bảo vệ của hệ sinh dục nữ khiến vi khuẩn có hại khó có thể phát triển. Chị em có thể uống sản phẩm này lâu dài để tăng cường sức đề kháng, giúp vùng kín luôn khỏe mạnh và sạch sẽ... khi hệ sinh dục khỏe mạnh, chị em sẽ dễ thụ thai hơn. Chẳng riêng gì chị em nạo phá thai, chị em muốn hệ sinh dục khỏe mạnh, ngừa viêm nhiễm phụ khoa cũng nên uống Nữ Vương New, chứ để viêm nhiễm sau này phải đi đặt thuốc, đi đốt điện thì khổ sở lắm :(
Đây là thông tin sản phẩm Nữ Vương New, chị em nào quan tâm tới sức khỏe sinh sản nên tham khảo:
Nữ vương New - nu vuong

P/s: Chị em nào cần hỏi thêm thông tin về Nữ Vương New & muốn được tư vấn về phụ khoa tiết liệu thì gọi điện theo số sau: 043 959 969 hoặc 043 960 886
Mình hay gọi điện cho họ suốt, mỗi khi cần tư vấn về phụ khoa.
 
- Nói chung chẳng có gì là an toàn cả, chỉ cần tránh là ok thôi, sinh ra ok mà làm gì các bác. Nhưng cũng phải cảm ơn bài viết này. Chúng ta nên cẩn trọng
 
tốt nhất là ko nên để dính rồi cuống cuồng phá đi, tội lỗi chết ....
 
Thật là tội cho 1 sinh linh bé nhỏ. Thật là tội lỗi quá
 
×
Quay lại
Top