Làm thế nào để học ngoại ngữ trong 3 tháng?

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
1009921_416749098426281_1586813471_n.jpg
Người viết: Tim Ferriss
Người dịch: Hải Đăng
* * * * * * * * * * *
“Học ngoại ngữ không cần phải là một quá trình phức tạp.”

Để đạt được sự thông thạo trong giao tiếp trong vòng 1-3 tháng, chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc của ngành Thần Kinh Học Nhận Thức (cognitive neuroscience) và Quản Trị Thời Gian (time management) vào việc học ngoại ngữ một cách hiệu quả (hiệu quả ở đây được định nghĩa là khả năng hiểu hơn 95% và diễn đạt biểu cảm 100% một ngôn ngữ mới).

Hệ thống học lý tưởng và cấp tiến của tôi dựa trên 3 yếu tố theo thứ tự sau:

1. Hiệu quả (Mức Độ Ưu tiên)

2. Gắn kết (Độ Quan Tâm)

3. Hiệu suất (Phương Pháp).

Hiệu quả, sự gắn kết, hiệu suất chính là ba câu hỏi theo thứ tự “Học cái gì?”, “Tại sao học?”, “Học như thế nào?” trong việc học thành thạo một ngôn ngữ bạn nhắm đến (target language). Nói một cách đơn giản, đầu tiên bạn phải quyết định sẽ học cái gì, dựa trên tần suất sử dụng thường xuyên một nhóm từ (mức độ ưu tiên). Sau đó, bạn sẽ chọn lọc những nguồn tài liệu tham khảo theo sở thích của bạn để giúp cho bạn có thể Gắn Kết (độ quan tâm) lâu dài với việc học và tự đánh giá về sau. Cuối cùng, bạn xác định cách học những tài liệu nào mang lại Hiệu Suất (phương pháp) cao nhất.

✔Hiệu quả (Effectiveness):

Nếu bạn chọn nhầm nguồn tài liệu thì tôi không cần biết cách học của bạn như thế nào – việc thành thạo một ngôn ngữ hoàn toàn là bất khả thi nếu không có những công cụ thích hợp (tài liệu). Chính vì thế, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nguồn nội dung chính là bước đầu tiên trong quá trình phân tích trước khi bạn bắt đầu học ngoại ngữ. Trước khi bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân cấp mức độ quan trọng, bạn cần phải rất cụ thể trong việc xác định mục tiêu và lý do mà bạn học ngôn ngữ đó là gì. Hãy tự hỏi chính bạn: Liệu những tài liệu mà mình chọn có thể giúp mình đạt được trình độ mà mình muốn trong khoảng thời gian ít nhất hay không? Câu hỏi này có thể dễ dàng trả lời bằng cách tự hỏi bạn: “Mình sẽ làm gì với ngôn ngữ này, nói chuyện với ai, và trong ngữ cảnh nào?”
-------------------
✔Gắn kết (Adherence):

Nếu như bạn không có sự hứng thú và lý do hấp dẫn để học những tài liệu bạn chọn, bạn sẽ không thể học một cách hiệu quả. Việc ôn lại và đọc đi đọc lại cùng một nguồn tài liệu sẽ khiến cho bạn cảm thấy đơn điệu, và trạng thái này cần phải được đáp trả lại bằng một niềm hứng thú với nguồn tại liệu đó.

Kể cả nếu bạn có lựa chọn nguồn tài liệu hiệu quả nhất và phương pháp tốt nhất, nhưng nếu bạn không cảm thấy gắn kết với quá trình học đi học lại, thì những bước đầu tiên này chẳng còn giá trị gì nữa. Tương tự thế, bạn cũng có thể sự gắn kết này có thể được áp dụng vào việc luyện tập thể thao hoặc bất kỳ lãnh vực nào mà bạn muốn phát triển kỹ năng của mình. Kể cả việc chạy lên dốc đồi với hai quả bóng bowling trên tay là cách tốt nhất để giảm lượng bodyfat trong mình, thì liệu một người bình thường sẽ gắn bó với cách luyện tập này trong bao lâu? Nếu bạn không có hứng thú với chính trị, liệu bạn có gắn bó với một khóa học về ngôn ngữ mà nguồn tài liệu chủ yếu là nói về chính trị không?

Hãy tự hỏi mình: Liệu mình có thể học tài liệu này mỗi ngày và gắn bó với nó cho đến khi đạt được mục tiêu thông thạo ngoại ngữ của mình không? Nếu như bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, tốt nhất hãy thay đổi tài liệu của mình. Trong đa số trường hợp, tốt nhất là bạn nên lựa chọn nội dung tương tự với những nội dung bạn hứng thú trong ngôn ngữ bẩm sinh của mình. Lấy ví dụ, đừng đọc bất kỳ thứ gì mà bạn sẽ không muốn đọc bằng tiếng Anh, nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ bẩm sinh của bạn. Hãy sử dụng ngôn ngữ mà bạn nhắm đến như là một công cụ để tìm hiểu nhiều hơn về một chủ đề, kỹ năng, hay một lãnh vực văn hóa mà bạn thích thú. Đừng sử dụng các nguồn tài liệu không tốt để học một ngôn ngữ – nó sẽ không có hiệu quả đâu.
----------------------
✔Hiệu suất (Efficency)

Kể cả nếu bạn có nguồn tài liệu tốt nhất và có sự gắn kết với nó, nhưng nếu bạn sử dụng một phương pháp mà không đảm bảo được sự gợi lại và ghi nhớ chính xác trong khoảng thời gian ngắn nhất thì mọi thứ cũng là vô dụng. Hãy tự hỏi mình: Liệu phương pháp này có thể giúp tôi đạt được ngưỡng ghi nhận và gợi lại (recognition and recall) chính xác với tần suất tiếp xúc ít nhất có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất hay không? Nếu câu trả lời là không, thì phương pháp của bạn cần phải được tinh chỉnh lại hoặc thay bằng phương pháp khác.

MỘT VÍ DỤ VỀ TÍNH HIỆU QUẢ (theo NGUYÊN TẮC 80/20) trong việc THỰC HÀNH ngoại ngữ.
Nguyên tắc 80/20 của Pareto đã chỉ ra rằng 80% thành quả của một quá trình nào đó đến từ 20% thông tin, tài liệu, hay nỗ lực.

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nguồn tài liệu dựa trên tần suất sử dụng của nó. Để hiểu 95% một ngôn ngữ và giao tiếp thông thạo có thể chỉ mất khoảng 3 tháng học tập; nhưng để chạm đến ngưỡng 98% có thể mất đến 10 năm. Hầu hết đối với mọi người thì việc học thêm nhiều ngôn ngữ (hay kỹ năng) sẽ hợp lý hơn nhiều so với việc nâng cao thêm 1% khả năng mỗi 5 năm.

St!
 
×
Quay lại
Top