Làm gì để con bạn không trở thành mục tiêu của những kẻ 'săn mồi trực tuyến'

Shanny Trinh

Tiếc rằng mình chẳng đợi được nhau. . .
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/12/2016
Bài viết
3.772
Theo trang Webmd, khoảng 90% thanh thiếu niên sử dụng một số phương tiện truyền thông xã hội và 75% có một hồ sơ trên một trang web mạng xã hội, các chuyên gia công nghệ cho biết.
Không phủ nhận có rất nhiều điều tốt đẹp trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề tiềm ẩn nguy hiểm mà các bậc phụ huynh không muốn con họ nhìn thấy, bởi không phải ai cũng đưa ra những lựa chọn thông minh khi đăng một nội dung nào đó lên Facebook hoặc YouTube và đôi khi điều này có thể dẫn đến sự cố.
Vì vậy, điều quan trọng là phụ huynh phải dạy trẻ cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội sao cho khôn ngoan.
Những con số nguy hiểm
Một cuộc khảo sát gần đây tại Mỹ cho thấy, khoảng 17% thanh thiếu niên cho biết đã liên lạc trực tuyến với một người mà chúng không biết, và người này gây cho chúng cảm giác sợ hãi hoặc khó chịu. 30% thanh thiếu niên nói chúng nhận được quảng cáo trực tuyến không phù hợp với lứa tuổi của mình. 39% thanh thiếu niên thừa nhận đã nói dối về độ tuổi khi truy cập vào các trang web nhạy cảm.
Ngoài các vấn đề như bị các kẻ săn mồi trực tuyến dụ dỗ và đe dọa, trẻ cũng có thể phải đối mặt với khả năng gặp kẻ xấu ngoài đời thật, bởi có nhiều ứng dụng tự động tiết lộ vị trí hiện tại của trẻ khi chúng đăng nhập vào.
Thêm vào đó, ảnh, video hay những nhận xét được thực hiện trực tuyến thường không thể lấy lại được sau khi chúng được đăng lên; ngay cả khi đã bị xóa, vì nó có thể không thể xóa hoàn toàn từ internet.
Và một thiếu niên có thể tự làm hỏng danh tiếng của mình nếu đăng một bức ảnh không phù hợp. Điều này có thể gây ra rắc rối đến nhiều năm sau - chẳng hạn như khi một nhà tuyển dụng tiềm năng có ý muốn tuyển dụng người này nhưng phát hiện ra trong hồ sơ của họ đã từng có những “vết ố”. Hay một đứa trẻ gửi một biểu tượng tinh nghịch như một trò đùa, có thể gây tổn thương cho người khác và thậm chí là mối đe dọa cho ai đó.
Cha mẹ nên làm gì?
Điều quan trọng của các bậc phụ huynh là phải biết được những gì con đang làm trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không nên quá tò mò, bởi nếu tò mò quá nhiều có thể khiến con xa lánh và làm hỏng lòng tin của con. Theo các chuyên gia tâm lý, để đảm bảo an toàn khi con sử dụng mạng xã hội, cha mẹ hãy liên tục tham gia vào các hoạt động trực tuyến cùng con và giúp trẻ hiểu rằng bạn tôn trọng quyền riêng tư của con.
Dưới đây là một số gợi ý hữu ích mà bố mẹ có thể chia sẻ với con khi cho con sử dụng mạng xã hội:
Hãy nói cho con biết thế giới ảo và thế giới thật hoàn toàn khác nhau. Đồng thời nói rõ rằng, bạn mong muốn con đối xử với người khác một cách tôn trọng và lịch sự, đừng bao giờ đưa ra thông điệp gây tổn thương hoặc làm người khác xấu hổ. Song song đó, yêu cầu con nói thật về bất kỳ tin nhắn quấy rối hoặc đe dọa nào mà con nhận được.
Tiếp đến, nhắc con hãy suy nghĩ hai lần trước khi nhấn nút "enter". Nhắc nhở con những gì con đăng có thể được sử dụng để chống lại con. Ví dụ: để cho mọi người biết rằng con đang nghỉ phép hoặc đăng địa chỉ nhà sẽ giúp cho kẻ cướp có cơ hội tấn công... Dạy trẻ không nên chia sẻ bất cứ điều gì riêng tư trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Cài đặt bảo mật. Cài đặt bảo mật rất quan trọng. Hãy thảo luận với con rằng bố mẹ cần biết mật khẩu của con, và hứa sẽ tôn trọng sự riêng tư của con. Đồng thời, bố mẹ cũng cần giải thích với con cài mật khẩu là để bảo vệ con chống lại những thứ dễ bị đánh cắp và không nên tiết lộ mật khẩu với bất kỳ ai (ngay cả bạn trai, bạn gái, hoặc người bạn thân nhất). Đây là nguyên tắc đơn giản và an toàn.

Ngọc Khuê
Nguồn
 
×
Quay lại
Top