Làm cầu răng sứ giá bao nhiêu cùng tìm hiểu

nenle

Thành viên
Tham gia
25/10/2019
Bài viết
0
1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là một phương pháp phục hồi nha khoa để thay thế răng đã mất gần như là hoàn chỉnh và mang lại kết quả tuyệt đối cho hàm răng về cả tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Cầu răng gồm 2 mão răng ở hai đầu khoảng trống với răng giả nằm giữa thay thế cho răng đã mất. Hai mão này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu.

lam-cau-rang-su-gia-bao-nhieu-1.jpg

2. Ai cần được làm cầu răng?

Hầu như bất cứ ai mất từ một đến ba răng liên tiếp đều là ứng cử viên cho phương pháp phục hình cầu răng sứ. Để thực hiện cầu răng sứ thì cần có 2 răng trụ, những răng này sẽ là nền tảng cho cầu răng, do đó chúng phải khỏe mạnh.
3. Lợi ích của phục hình cầu răng sứ

– Cải thiện cấu trúc gương mặt bạn: Thiếu răng có thể khiến mọi người chú ý, khiến bạn mất tự nhiên. Cầu răng có thể lấp đầy những khoảng trống trong nụ cười của bạn, cải thiện đáng kể ánh nhìn của mọi người. Bằng cách thay thế những chiếc răng đã mất, cầu răng sứ cũng có thể giúp bạn trông trẻ hơn.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thiếu răng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chức năng và sức khỏe cho bệnh nhân. Chính vì vậy, thay thế răng đã mất bằng cầu răng sứ sẽ đem lại cho bạn những lợi ích đáng kể cho sức khỏe như:

===> Xem thêm: Giá bọc răng sứ Lava 3m là bao nhiêu

– Ngăn chặn chuyển động của răng còn lại
– Giúp ngăn ngừa rối loạn khớp thái dương hàm.
– Cải thiện vấn đề về ăn, nhai
– Cải thiện vấn đề về phát âm
– Giảm nguy cơ mất xương
– Giảm nguy cơ bệnh nha chu
– Giảm nguy cơ sâu răng
– Cho phép bạn tận hưởng một chế độ ăn uống đa dạng
– Tăng độ ổn định và thoải mái so với phương pháp hàm giả tháo lắp.

===> Tham khảo thêm: Giá bọc răng sứ Nacera bao nhiêu

4. Bạn nên chọn loại cầu răng sứ nào?

Có 3 loại cầu răng sứ thường được áp dụng đó là:

+ Cầu răng sứ truyền thống: Là loại cầu răng sứ được lựa chọn nhiều nhất. Cầu răng sứ truyền thống được hỗ trợ bởi mão sứ ở 2 đầu khoảng mất răng, răng giả thay thế cho răng mất. Để đặt loại phục hình này, nha sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng ở 2 đầu khoảng trống mất răng, sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên.

+ Cầu răng sứ có cánh dán: Thường được áp dụng cho vùng răng trước. Cầu răng sứ này được tạo thành bởi răng giả và một dải kim loại (gọi là cánh dán). Cánh dán sẽ được cố định vào các răng trụ nằm ở 2 đầu khoảng mất răng bằng xi măng nha khoa, ở giữa là răng giả. Với loại phục hình này yêu cầu răng trụ phải thật sự khỏe mạnh.

+ Cầu răng sứ nhảy: Thích hợp sử dụng cho vùng răng cửa và răng cửa bên, bởi vì những vị trí này ít phải chịu tác động của lực nhai. Cầu răng sứ nhảy tương tự như cầu răng sứ truyền thống nhưng điểm khác biệt là trụ răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở 1 bên, chứ không phải nằm ở cả 2 bên của khoảng mất răng.
5. Những vật liệu được sử dụng để chế tạo cầu răng

Cầu răng có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tùy vào nhu cầu, điều kiện tình trạng sức khỏe và mục tiêu thẩm mỹ của bạn mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại vật liệu làm cầu răng thích hợp nhất. Gồm có:

+ Kim loại

Cầu kim loại là loại phục hồi mạnh nhất và bền nhất. Với cầu kim loại răng của bạn sẽ ít bị mài hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Do đó, nó thích hợp để phục hình cho răng hàm.

+ Toàn sứ

Cầu răng toàn sứ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ vì có màu tương đồng với màu răng, tính an toàn và độ bền.

Vậy để hoàn thành quá trình làm cầu răng sứ chúng ta thường trải qua những giai đoạn nào? Cùng tìm hiểu quy trình phục hình dưới đây nhé!
6. Quy trình làm cầu răng sứ diễn ra như thế nào?

+ Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bạn sẽ được khám tổng quát về sức khỏe răng miệng để đảm bảo cầu răng sứ là phương pháp thích hợp với bạn. Chụp X-quang để đánh giá tình trạng vùng răng bị mất, dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn những vấn đề liên đến làm cầu răng và lập kế hoạch điều trị chi tiết cho bạn.

+ Bước 2: Vệ sinh, gây tê và mài cùi

Vệ sinh trước khi thực hiện làm cầu răng sứ sẽ giúp khoang miệng được sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn để tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong suốt quá trình thực hiện. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê vùng răng cần phục hồi và tiến hành mài cùi răng.

quy trinh lam cau rang su

+ Bước 3: Lấy dấu hàm và phục hình tạm

Sau khi răng được mài xong thì bác sĩ sẽ lấy dấu hàm, so màu răng và gửi những thông tin này về cho các kỹ thuật viên tại Labo để chế tác cầu răng sứ. Phục hình tạm sẽ được gắn lên răng trong khi chờ cầu răng thiết kế nhằm đảm bảo việc ăn nhai, thẩm mỹ.

+ Bước 4: Gắn cầu răng sứ

Sau khi cầu răng được chế tác xong, bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít sát, màu sắc để đảm bảo mang lại cho bạn sự thoải mái. Khi bạn hài lòng nha sĩ sẽ sử dụng xi măng nha khoa để cố định vào cùi răng. Và hoàn thành quy trình làm cầu răng sứ.
7. Làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?

Chi phí làm cầu răng sứ thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:

– Tình trạng răng miệng của bạn: Nếu bạn đang có những vấn đề về răng miệng như: Sâu răng, nha chu, viêm nướu,… thì trước khi thực hiện cầu răng, bạn cần phải điều trị những vấn đề này trước, để đảm bảo kết quả phục hình mang lại tốt nhất.

– Vật liệu làm cầu răng: Tuy cầu răng toàn sứ có màu sắc giống như răng thật, an toàn, bền nhưng giá thành của cầu răng sứ được làm hoàn toàn bằng sứ cao hơn so với cầu răng kim loại.
a. Cầu răng sứ Katana nhập khẩu từ Nhật Bản: 3.500.000đ
b. Cầu răng sứ Venus nhập khẩu từ Đức: 4.000.000đ
c. Cầu răng sứ Ceramill nhập khẩu từ Đức: 7.000.000đ
d. Cầu răng sứ Roland nhập khẩu từ Đức, Mỹ: 8.000.000đ
e. Cầu răng sứ Emax nhập khẩu từ Đức, Mỹ: 8.000.000đ
f. Cầu răng sứ HT Smile nhập khẩu từ Đức: 8.000.000đ
g. Cầu răng sứ Cercon nhập khẩu từ Đức: 8.000.000đ
h. Cầu răng sứ Nacera nhập khẩu từ Đức: 8.000.000đ
i. Cầu răng sứ Lava Plus nhập khẩu từ Mỹ: 12.000.000đ

===> Tìm hiểu thêm: Răng sứ ht Smile có tốt không

8. Chăm sóc sau khi làm cầu răng

Để kéo dài tuổi thọ của cầu răng sứ, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ hoàn hảo, bạn cần chăm sóc thật tốt. Nên dùng chỉ nha khoa, chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm.

Tránh nhai đá hoặc các vật cứng khác để đảm bảo cầu răng không bị hỏng. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám để nha sĩ có thể kịp thời phát hiện và điều trị những vấn đề có thể phát sinh.
 
×
Quay lại
Top