Làm cách nào để nói ít đi

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Nhiều người muốn học cách nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn. Nghe nhiều hơn có thể giúp bạn thu thập thông tin, hiểu người khác hơn và học cách thể hiện bản thân một cách súc tích.

Phương pháp 1: Nói ở mức tối thiểu

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-1-Version-3.jpg

1. Chỉ nói khi thấy quan trọng

Trước khi nói, hãy tự hỏi bản thân liệu điều bạn sẽ nói ra có thực sự quan trọng không. Bạn cần tránh nói khi không có đóng góp gì cho cuộc thảo luận.

Mọi người có xu hướng lắng nghe những ai nói năng thận trọng. Người thường xuyên thể hiện quan điểm hay lắm chuyện về lâu dài có thể đánh mất sự chú ý của người khác. Nếu bạn có khuynh hướng nói nhiều, bạn sẽ thấy mình thường xuyên chia sẻ thông tin không cần thiết.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-2-Version-3.jpg

2. Tránh nói để lấp chỗ trống

Mọi người thường hay nói để lấp chỗ trống. Bạn có thể thấy mình nói chuyện nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong sự im lặng ở các tình huống công việc, như ở trường học hay công sở. Đôi khi, im lặng là cần thiết và bạn không cần phải nói chỉ để lấp chỗ trống.

Ví dụ, nếu bạn và đồng nghiệp cùng ở trong phòng nghỉ giải lao, bạn không nhất thiết phải nói chuyện xã giao. Nếu đồng nghiệp của bạn có vẻ không thích nói chuyện, họ sẽ không muốn giao tiếp.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần mĩm cười lịch sự hoặc giữ im lặng.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-3-Version-3.jpg

3. Nghĩ kỹ trước khi nói

Nếu bạn nói quá thường xuyên, bạn sẽ nghĩ gì nói đấy mà không có sự chọn lọc. Học nói ít đi có nghĩa là học để nghĩ về những gì sẽ nói. Trước khi nói điều gì, hãy cố gắng nghĩ trước về những từ bạn sẽ nói. Cách này sẽ giúp bạn giữ kín một số điều cho riêng mình, khiến bạn nói ít đi.

Khi nói quá nhiều, mọi người thường tiết lộ thông tin đáng lẽ nên giữ kín. Khi nghĩ về một điều gì đó muốn nói, đặc biệt là chuyện rất riêng tư, bạn hãy dừng lại một chút. Nhớ rằng sau này bạn vẫn luôn có thể nói ra điều đó nhưng nếu đã trót nói ra rồi thì bạn sẽ chẳng thể giữ riêng cho mình được nữa.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-4-Version-3.jpg

4. Chú ý đến khoảng thời gian nói chuyện

Việc ước lượng mình đã nói được bao lâu rồi sẽ giúp bạn nói ít đi. Thường thì sau khoảng 20 giây nói chuyện, bạn có nguy cơ đánh mất sự chú ý của người nghe. Sau ngưỡng thời gian này, hãy chú ý đến người nghe. Tìm xem có dấu hiệu nào cho thấy họ đang giảm dần sự quan tâm hay không.

Quan sát ngôn ngữ cơ thể. Người nghe có thể ngọ nguậy hoặc kiểm tra điện thoại khi họ bắt đầu thấy chán. Mắt họ sẽ chuyển sang nhìn chỗ khác. Vì vậy, hãy cố gắng gói gọn câu chuyện trong vòng 20 giây tiếp theo và dành cơ hội cho người kia chia sẻ.

Thông thường, bạn không nên nói quá 40 giây mỗi lần. Nói lâu hơn sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc bị lấn át.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-5-Version-3.jpg

5. Hãy xem liệu có phải bạn đang nói để lấn át sự sợ hãi không

Mọi người thường nói quá nhiều do chứng ngại giao tiếp xã hội tiềm ẩn. Hãy chú ý mỗi khi bạn nói quá nhiều. Có phải bạn đang lo sợ không? Nếu đúng, hãy tìm cách khác để giải quyết vấn đề này

Khi thấy mình nói quá nhiều, bạn hãy dừng lại và đánh giá cảm xúc của bản thân. Bạn cảm thấy thế nào? Có đang lo ngại điều gì không?

Bạn có thể đếm đến 10 trong đầu hoặc hít thở sâu nếu đang lo lắng. Bạn cũng có thể tự động viên mình trước khi tham gia các sự kiện xã hội. Tự nhắc bản thân rằng lo lắng là chuyện bình thường nhưng hãy thư giãn và vui vẻ.

Nếu ngại giao tiếp xã hội là vấn đề nghiêm trọng đối với bạn, hãy gặp chuyên gia trị liệu để được điều trị.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-6-Version-3.jpg

6. Tránh nói để gây ấn tượng với người khác

Mọi người có xu hướng nói quá nhiều để gây ấn tượng với người khác, đặc biệt là trong môi trường công việc. Nếu thấy mình nói nhiều, hãy suy nghĩ liệu có phải bạn đang cố gắng khoe mẽ hay không.

Nếu bạn có xu hướng nói nhiều để khiến người khác chú ý, thì hãy tự nhủ rằng người khác sẽ ấn tượng với những gì bạn nói hơn là bạn nói bao lâu.

Thay vì thao thao bất tuyệt về bản thân, hãy để dành những điều bạn biết vào thời điểm bạn có thể đóng góp điều gì đó giá trị trong cuộc hội thoại.

Phương pháp 2: Lắng nghe nhiều hơn

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-7-Version-2.jpg

1. Chỉ tập trung vào người nói

Khi đang nói chuyện, bạn không nên ngó vào điện thoại hay nhìn lơ đãng xung quanh. Đừng nghĩ vẩn vơ về những thứ như bạn sẽ làm gì sau giờ tan công sở hay ăn gì cho bữa tối hôm ấy. Hãy hướng hoàn toàn sự chú ý vào người đang nói. Điều này sẽ giúp bạn nghe tốt hơn vì bạn tập trung vào những gì người kia đang trình bày.

Hãy thường xuyên nhìn vào người đang nói. Nếu bạn cảm thấy có suy nghĩ khác đang len lỏi vào đầu, hãy tự nhắc bản thân quay trở lại thực tại và lắng nghe.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-8-Version-3.jpg

2. Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt

Tiếp xúc bằng mắt cho thấy bạn đang chú ý. Hãy nhìn vào mắt người đối thoại khi họ nói. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chú ý và sự tồn tại của bạn. Thiếu giao tiếp bằng mắt có thể bị coi là thô lỗ hoặc thờ ơ.

Thiết bị điện tử, như điện thoại di động, thường khiến bạn phải để mắt, nhất là khi phát ra tiếng động hoặc có thông báo. Để điện thoại vào trong ví hoặc túi khi nói chuyện với người khác sẽ giúp bạn không bị phân tâm nữa.

Tiếp xúc bằng mắt có thể giúp bạn biết liệu bạn có khiến người khác phát chán hay không. Nếu người kia không nhìn vào mắt bạn khi bạn nói, có thể bạn đang nói quá nhiều. Hãy dừng lại và nhường lời cho họ.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-9-Version-2.jpg

3. Hãy suy nghĩ về những gì người kia nói

Lắng nghe không phải là thụ động. Khi một người nào đó đang nói, việc của bạn là nghe xem họ nói gì. Cố gắng không đánh giá khi bạn đang nghe. Dù không đồng ý với những gì người kia nói, bạn cũng phải đợi đến lượt mới bày tỏ ý kiến. Đừng chỉ nghĩ cách sẽ đáp trả như thế nào khi họ đang nói.

Mường tượng những gì đang trao đổi cũng sẽ có ích cho bạn. Hãy vẽ trong đầu các hình ảnh mô tả những điều mà người kia đang nói.

Bạn cũng có thể bám vào những từ khóa hoặc cụm từ trong khi người kia nói.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-10-Version-2.jpg

4. Làm rõ những điều người kia đang nói

Trong các cuộc hội thoại, cuối cùng thì cũng sẽ đến lượt bạn nói. Tuy nhiên, trước khi nói, hãy làm rõ bạn đã nghe được những gì. Diễn giải theo cách của mình những gì người kia nói và đặt câu hỏi. Đừng lặp lại nguyên văn lời nói của họ. Đơn giản là diễn giải cách hiểu của bạn đối với những gì họ nói. Bạn cũng nên nhớ rằng nghe tích cực sẽ giúp bạn tập trung vào người nói và cho họ thấy bạn đang lắng nghe. Không sử dụng việc nghe tích cực như là cách để nói xen vào hay để thể hiện ý kiến của bạn.

Ví dụ, bạn có thể nói: "Vậy có phải cậu bảo cậu đang lo lắng về bữa tiệc công ty sắp tới à".
Sau đó, hãy đặt câu hỏi. Chẳng hạn như: "Cậu nghĩ sự căng thẳng đó là do đâu? Cậu có muốn nói chuyện về vấn đề này không?"

Hãy đảm bảo thể hiện sự thông cảm và không đánh giá khi lắng nghe người kia nói. Bạn có thể bày tỏ sự tôn trọng và công nhận quan điểm của họ mà không cần phải từ bỏ quan điểm của mình.

Phương pháp 3: Tránh mắc lỗi

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-11-Version-2.jpg

1. Thể hiện bản thân khi cần thiết

Đừng cho rằng nói ít đi có nghĩa là không khẳng định và thể hiện bản thân. Nếu bạn có mối lo thực sự hoặc có ý kiến quan trọng, đừng ngại nói ra. Một phần của việc nói ít đi là biết khi nào là lúc cần chia sẻ.

Ví dụ, nếu bạn đang trải qua khó khăn lớn trong cuộc sống, việc chia sẻ với người khác nếu bạn cần hỗ trợ là chuyện bình thường.

Việc chia sẻ cũng quan trọng nếu ý kiến của bạn có giá trị. Giả sử nếu bạn có quan điểm mạnh mẽ về điều gì đó trong công việc thì việc chia sẻ với lãnh đạo cũng như đồng nghiệp

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-12-Version-2.jpg

2. Đừng lạm dụng việc giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng nhưng có thể gây căng thẳng nếu thực hiện liên tục. Giao tiếp bằng mắt thường được gắn với sự tự tin và chăm chú, nhưng nếu quá mức thì lại có vẻ như bạn không tin tưởng. Bạn nên nhìn vào mắt người nói tầm 7 đến 10 giây rồi nhìn ra chỗ khác một lúc.

Giao tiếp bằng mắt cũng có thể ít phù hợp hơn đối với một số nền văn hóa. Văn hóa Á châu có thể coi giao tiếp bằng mắt là thiếu tôn trọng. Nếu bạn gặp một người đến từ nền văn hóa khác, nhớ nghiên cứu các nghi thức xã hội liên quan đến giao tiếp bằng mắt.

aid234965-v4-728px-Speak-Less-Step-13-Version-2.jpg

3. Hãy giữ đầu óc cởi mở khi nghe người khác nói

Ai cũng có quan điểm và nhận thức riêng về những gì đúng và thông thường. Khi bạn lắng nghe chăm chú một người khác, họ có thể nói những điều bạn không đồng quan điểm. Tuy nhiên, khi đang nghe, việc quan trọng là không đưa ra nhận xét. Nếu bạn cảm thấy mình đang suy xét về ai đó thì hãy dừng lại và tự nhắc bản thân tập trung vào lời nói của người kia. Bạn có thể phân tích thông tin sau đó. Trong lúc nghe, hãy tập trung vào người nói và đừng đánh giá.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top