Kỳ quan hải đăng Alexandria ngàn năm soi sáng

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Hải đăng Alexandria sừng sững trên thành phố cảng do Alexander Đại Đế thành lập. Dẫn dắt các thuỷ thủ hàng thế kỷ qua, hải đăng Alexandria đã tồn tại từ thế kỷ 3 TCN đến thời Trung Cổ.

Kỳ quan khổng lồ của Alexandria Hải đăng Alexandria cao hơn 107 m và được tô điểm bằng những bức tượng đá granit hồng khổng lồ, đại diện cho các pharaoh của vương quốc Ptolemy và hoàng hậu của họ. Những khối đá vôi trắng khổng lồ được dùng để xây dựng hải đăng sẽ toả sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời Ai Cập. Các góc của tầng trên được trang trí bằng 6 bức tượng Triton rèn kim loại. Đội trên công trình là một bức tượng đồng cao 6,7 m và đại diện cho thần Poseidon hoặc thần Zeus. Ảnh: Jean-Claude Golvin/Musée Départemental Arles Antique.

Kỳ quan khổng lồ của Alexandria
Hải đăng Alexandria cao hơn 107 m và được tô điểm bằng những bức tượng đá granit hồng khổng lồ, đại diện cho các pharaoh của vương quốc Ptolemy và hoàng hậu của họ. Những khối đá vôi trắng khổng lồ được dùng để xây dựng hải đăng sẽ toả sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời Ai Cập. Các góc của tầng trên được trang trí bằng 6 bức tượng Triton rèn kim loại. Đội trên công trình là một bức tượng đồng cao 6,7 m và đại diện cho thần Poseidon hoặc thần Zeus. Ảnh: Jean-Claude Golvin/Musée Départemental Arles Antique.

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại phục vụ nhiều mục đích: Một số kỳ quan mang tính trang trí, như Vườn Treo Babylon. Số khác thì mang tính tâm linh, như Đền thờ Artemis ở Ephesus. Dù vừa đẹp vừa tiện dụng, Hải đăng Alexandria còn phục vụ một mục đích thực tiễn khác: Ánh sáng chói lọi của nó dẫn dắt tàu thuyền cập cảng Ai Cập an toàn suốt nhiều thế kỷ, biến thành phố cảng thành trung tâm giao thương của Địa Trung Hải ở thế giới cổ đại.

Bản đồ vị trí hải đăng Alexandria.

Alexander Đại Đế thành lập thành phố cùng tên mình năm 331 TCN khi ông được một nhóm người hộ tống chu du khắp miền bắc Ai Cập. Chỉ ba năm trôi qua kể từ khi chiến dịch chống lại Ba Tư của vua Macedonia bắt đầu, Alexander đã nắm quyền cai trị khu vực duyên hải miền đông Địa Trung Hải. Ở châu thổ sông Nile, ông quyết định xây dựng một bến cảng nhằm củng cố quyền cai trị các vùng biển của mình, đồng thời biến thành phố Phoenicia của Tyre mà ông vừa phá huỷ thành một trung tâm giao thương. Ông sớm đã tìm ra địa điểm hoàn hảo cho thành phố mới này: một dải đất nối liền với sông Nile qua nhánh cực tây của châu thổ và được hồ Maryut bảo vệ bờ nam.

Pharaoh Alexander Bậc khai quốc công thần của Alexandria, đại diện là một pharaoh Ai Cập, dâng lễ cho thần Amun-Re, trong một bức phù điêu từ đền thờ Luxor. Ảnh: Gian Carlo Patarino/Age Fotostock.

Pharaoh Alexander
Bậc khai quốc công thần của Alexandria, đại diện là một pharaoh Ai Cập, dâng lễ cho thần Amun-Re, trong một bức phù điêu từ đền thờ Luxor. Ảnh: Gian Carlo Patarino/Age Fotostock.

Trong tiểu sử của Alexander, sử gia người Hy Lạp Plutarch đã ghi chép về một sự kiện mang điềm gỡ trong quá trình quy hoạch thành phố. Khi Dinocrates, công trình sư của Alexander, tìm cách bố trí đường sá và kênh rạch của thành phố mới, ông không có trong tay viên phấn nào, nên đã sử dụng bột lúa mạch để thay thế. Không lâu sau khi ông hoàn thành công việc thì một đàn chim đông đảo xuất hiện, phủ kín bầu trời và ăn sạch bột lúa mạch. Thoạt đầu Alexander cảm thấy băn khoăn về hiện tượng ông tưởng là điềm gỡ này, nhưng những nhà tiên tri đã thuyết phục ông rằng đó là một dấu hiệu cho thấy thành phố mới sẽ cung cấp nguồn sống cho cả thế giới.

NGỌN HẢI ĐĂNG CỔ KÍNH

Tháp Hercules ở A Coruña, Tây Ban Nha được trùng tu vào thế kỷ 17. Nó được coi là ngọn hải đăng còn hoạt động lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: Shutterstock.

Tháp Hercules ở A Coruña, Tây Ban Nha được trùng tu vào thế kỷ 17. Nó được coi là ngọn hải đăng còn hoạt động lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: Shutterstock.

Lửa được thắp sáng dọc các điểm chiến lược ven biển được ghi nhận từ thiên niên kỷ 1 TCN. Cướp biển dùng những ngọn lửa này để đánh lạc hướng tàu thuyền đi vào bãi đá hoặc bãi cạn, sau đó vơ vét hàng hoá.

Kiến trúc hải đăng lâu đời nhất ngự trên đảo Thassos, Hy Lạp vào thế kỷ 5 TCN. Sau khi hải đăng Alexandria được xây dựng vào thế kỷ 3 TCN, các ngọn hải đăng dần trở nên phổ biến.

Thời La Mã làm chủ Địa Trung Hải, những hải đăng xuất hiện từ Ostia, Messina, và Ravenna (Italy) đến tận Dover, Anh. Một trong những hải đăng của La Mã còn nguyên vẹn nhất hiện nay nằm ở A Coruña, Tây Ban Nha. Ngày nay được gọi là Tháp Hercules và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, ngọn hải đăng ấy trước đây có tên là Farum Brigantium khi nó được xây dựng vào cuối thế kỷ 1.

Vùng nước dữ

Alexandria có hình dạng gần giống một hình chữ nhật hoàn hảo nằm giữa biển và hồ Maryut. Khách viễn du đương thời đã so sánh nó với chlamys, một kiểu áo choàng của Hy Lạp cổ đại. Thành phố nhận nguồn nước qua một kênh đào nối liền nó với nhánh sông Canopus của châu thổ, nhưng cống nước thải và những con lộ rộng rãi rất hiếm ở phía đông Địa Trung Hải. Thành phố kỳ quan được chia thành 5 quận, nhưng gần một phần tư diện tích mở rộng của nó là các cung điện và vườn ngự uyển trong khuôn viên hoàng gia.

Cảng biển nước sâu, rất thích hợp cho tàu thuyền có mớn nước lớn, và cảng được một chuỗi đảo che chắn khỏi những cơn gió hiểm từ phương bắc. Thế nhưng, nếu không có la bàn hoặc dụng cụ điều hướng, vẫn rất khó để xác định vị trí bằng cách quan sát đường bờ: Trong khu vực quanh châu thổ sông Nile, không có dãy núi hay vách đá nào, bờ biển là một khung cảnh của đầm lầy và hoang mạc vô tận, và vùng đất này thấp đến mức đôi lúc nó dường như ẩn mình sau sóng biển.

Một yếu tố tự nhiên đánh lừa khác là một dải đất lớn hầu như không ngập nước, vô hình trước người không thông thuộc vùng biển ven bờ này. Nhiều thuỷ thủ chỉ nhận ra khi họ tưởng phần khó nhất của chuyến hành trình đã kết thúc, và tàu của họ sẽ bị mắc cạn trên dải cát này. Rào cản cuối cùng là đường rạn kép phía trước Alexandria, có thể gây nguy hiểm chết người cho các thuỷ thủ và tàu thuyền sắp cập bến nếu hướng gió không thuận lợi. Rõ ràng một ngọn hải đăng là cần thiết, nhưng không phải ngọn hải đăng nào cũng làm được.


Đại cảng Thành phố Địa Trung Hải này được Alexander Đại Đế thành lập năm 331 TCN, đã trở thành trung tâm giao thương và văn hoá chính ở thế giới cổ đại dưới triều đại Ptolemy. Những tàn tích ngày nay yên nghỉ dưới biển sâu và bên dưới những toà nhà hiện đại. Hình ảnh phục dựng cho thấy diện mạo khả dĩ của thành phố dưới thời trị vì của Cleopatra VII (khoảng năm 51-30 TCN), vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Ptolemy. Ảnh: Fernando G. Baptista/National Geographic Image Collection.

Đại cảng
Thành phố Địa Trung Hải này được Alexander Đại Đế thành lập năm 331 TCN, đã trở thành trung tâm giao thương và văn hoá chính ở thế giới cổ đại dưới triều đại Ptolemy. Những tàn tích ngày nay yên nghỉ dưới biển sâu và bên dưới những toà nhà hiện đại. Hình ảnh phục dựng cho thấy diện mạo khả dĩ của thành phố dưới thời trị vì của Cleopatra VII (khoảng năm 51-30 TCN), vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Ptolemy. Ảnh: Fernando G. Baptista/National Geographic Image Collection.

Vị trí của hải đăng được lựa chọn rất kĩ càng. Ngoài khơi bờ biển của Alexandria là một hòn đảo nhỏ mang tên Pharos. Hòn đảo được tôn vinh trong văn hoá Hy Lạp vì nó nằm ở Pharos mà Menelaus, một trong những chiến binh Hy Lạp của Iliad và Odyssey, bị mắc kẹt khi ông trở về từ trận chiến thành Troja. Theo sử gia Plutarch, chính Homer đã xuất hiện trong những giấc mơ của Alexander, để trích dẫn lời truyền của chính ông về hòn đảo: “Giờ đây, có một hòn đảo bên kia con sóng dữ, ngoài khơi bờ biển Ai Cập, hòn đảo đó là Pharos…. Có một cảng biển ấm áp ở đó”. Khi Alexander tỉnh giấc, ông bèn tìm kiếm hòn đảo và khi tìm thấy nó, đã nói rằng vị thi nhân cổ đại “không chỉ đáng kính theo nhiều cách, mà còn là một công trình sư rất khôn ngoan”.

Ở vùng cực tây của hòn đảo, một hòn nhỏ hầu như không bị tách biệt khỏi Pharos bởi biển đã được chọn để xây dựng toà kiến trúc mới. Tháp hải đăng là một kiến trúc vượt trội, là công trình hải đăng đầu tiên được được xây dựng bởi nền văn minh. Nó mang tên của hòn đảo lân cận, và đó là lý do từ “pharos” có nghĩa là “hải đăng” trong tiếng Hy Lạp (tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý vay mượn nó thành “faro”).

Người khai sinh triều đại Hy Lạp của các pharaoh Ai Cập, Ptolemy I Soter, đã khởi xướng xây dựng hải đăng Alexandria. Ptolemy I là một quý tộc người Macedonia giành được quyền cai trị ở Ai Cập sau cái chết của Alexander năm 323 TCN. Dự án được hoàn thành dưới thời trị vì của con trai ông, Ptolemy II Philadelphus. Theo Pliny lớn, một sử gia người La Mã, một trong hai vị hoàng đế Ptolemy này đã rộng lượng cho phép tên của công trình sư Sostratus xứ Cnidus “được khắc trên chính kết cấu của công trình”.

Lucian, một nhà văn từ thế kỷ 2, có lời giải thích quanh co và kỳ cục hơn: “Sau khi xây xong công trình, ông đã viết tên mình lên khối xây bên trong, phủ thạch cao lên để che giấu nó, sau đó mới khắc tên của vị vua đang trị vì. Ông biết, như thực tế đã xảy ra, rằng trong thời gian rất ngắn các ký tự sẽ bong tróc theo lớp vữa và tên của mình sẽ được lộ ra.”


Cổ vật của Alexandria

Một chiếc đèn dầu đất nung sản xuất giữa thế kỷ 1 và thế kỷ 3 TCN có hình cảng Alexandria. Ảnh: Erich Lessing/Album.

Một chiếc đèn dầu đất nung sản xuất giữa thế kỷ 1 và thế kỷ 3 TCN có hình cảng Alexandria. Ảnh: Erich Lessing/Album.

Ngọn hải đăng xuất hiện trên một đồng xu đúc dưới thời trị vì của hoàng đế Hadrian (năm 117-138). Ảnh: BNF/RMN-GRAND PALAIS.

Ngọn hải đăng xuất hiện trên một đồng xu đúc dưới thời trị vì của hoàng đế Hadrian (năm 117-138). Ảnh: BNF/RMN-GRAND PALAIS.

Isis Pharia, nữ thần bảo hộ của hải đăng Alexandria được thể hiện trong một bức tượng đồng từ thời đế chế La Mã. Ảnh: RMN-GRAND PALAIS.

Isis Pharia, nữ thần bảo hộ của hải đăng Alexandria được thể hiện trong một bức tượng đồng từ thời đế chế La Mã. Ảnh: RMN-GRAND PALAIS.

Ptolemy I của Macedonia giành được quyền cai trị Ai Cập sau cái chết của Alexander Đại Đế. Trong ảnh, ông được khắc trên một đồng bạc từ khoảng năm 305-283 TCN. Ảnh: ASF/ALBUM.

Ptolemy I của Macedonia giành được quyền cai trị Ai Cập sau cái chết của Alexander Đại Đế. Trong ảnh, ông được khắc trên một đồng bạc từ khoảng năm 305-283 TCN. Ảnh: ASF/ALBUM.

Một chiếc đèn bằng đất nung có hình dạng giống hải đăng Alexandria được sản xuất vào thế kỷ 3 TCN đang trưng bày trong bảo tàng Hy-La Alexandria. Ảnh: DEA/SCALA, FLORENCE.

Một chiếc đèn bằng đất nung có hình dạng giống hải đăng Alexandria được sản xuất vào thế kỷ 3 TCN đang trưng bày trong bảo tàng Hy-La Alexandria. Ảnh: DEA/SCALA, FLORENCE.

Ngọn hải đăng xuất hiện trong một bức tranh tiểu hoạ của Ottoman năm 1582 trong Phúc Thư của Muhammad ibn Amir Hasan al-Su’udi. Vào thời điểm của bức hoạ này, kiến trúc ban đầu đã không còn lại gì. Ảnh: AKG/ALBUM.

Ngọn hải đăng xuất hiện trong một bức tranh tiểu hoạ của Ottoman năm 1582 trong Phúc Thư của Muhammad ibn Amir Hasan al-Su’udi. Vào thời điểm của bức hoạ này, kiến trúc ban đầu đã không còn lại gì. Ảnh: AKG/ALBUM.

Đèn hiệu rực sáng

Giống như nhiều công trình được các pharaoh Ptolemy đời đầu xây dựng, công trình này rất tráng lệ. Pliny chép rằng chi phí xây dựng của nó là 800 talent (khoảng 23 tấn bạc), bằng khoảng một phần mười của toàn bộ ngân khố của nhà vua. Để so sánh, thì đền Parthenon được xây dựng trước ngọn hải đăng một thế kỷ rưỡi trước chỉ trị giá khoảng 469 talent.

Những tia sáng Được phát hiện ở Cyrene, Libya, một bức tranh khảm của Byzantine thế kỷ 6 miêu tả hải đăng Alexandria bằng một nhân vật đội vương miện, được cho là thần mặt trời Helios, đang đứng cạnh đèn hiệu của hải đăng. Ảnh: Alamy/ACI.

Những tia sáng
Được phát hiện ở Cyrene, Libya, một bức tranh khảm của Byzantine thế kỷ 6 miêu tả hải đăng Alexandria bằng một nhân vật đội vương miện, được cho là thần mặt trời Helios, đang đứng cạnh đèn hiệu của hải đăng. Ảnh: Alamy/ACI.

Ngọn hải đăng thể hiện vai trò của nó một cách hoàn hảo: Vào ban ngày, các thuỷ thủ có thể dựa vào nó để định hướng; đêm đến, họ có thể xác định vị trí cảng biển một cách an toàn. Sừng sững hơn 107 m, ngọn hải đăng có thể được trông thấy từ cách đó 34 dặm, bằng một ngày chèo thuyền, theo sử gia người Do Thái Josephus. Lửa đốt trên đỉnh của hải đăng sáng đến mức người ta có thể lầm tưởng là sao trời trong đêm đen. Vào ban ngày, chỉ riêng làn khói đã khiến người ta có thể nhìn thấy từ khoảng cách rất xa. Củi rất khan hiếm ở Ai Cập, khiến nhiều học giả tin rằng dầu hoặc giấy papyrus là nhiên liệu để đốt lửa.

Cũng có thể là một tấm kim loại lớn được đánh bóng, hoặc có lẽ là một loại thuỷ tinh nào đó, được đặt để đóng vai trò như một chiếc gương, phản chiếu ánh sáng của ngọn lửa. Ở thời trung cổ, các tác giả người Ả rập rất thích thú trước công trình này, sẽ tưởng tượng rằng tấm gương thực ra được dùng như một chiếc kính lúp, tận dụng và chuyển hướng năng lượng mặt trời chống lại bất kỳ con tàu nào của kẻ địch muốn tiếp cận cảng biển, thiêu đốt nó trước khi nó có thể đến gần hơn.


Một bức hoạ thế kỷ 20 vẽ hải đăng Alexandria đang rực sáng lúc chạng vạng. Ảnh: MYERS/BRIDGEMAN/ACI.

Một bức hoạ thế kỷ 20 vẽ hải đăng Alexandria đang rực sáng lúc chạng vạng. Ảnh: MYERS/BRIDGEMAN/ACI.

Một số học giả cũng xem xét khả năng ngọn hải đăng có một “tù và sương mù” cổ sẽ vang lên khi bờ biển bị mây che phủ. Những ghi chép của Ả rập đã miêu tả “những âm thanh chói tai” đến từ hải đăng. Cơ chế chính xác cho báo động âm thanh vẫn chưa được xác định. Một số người cho rằng các triton thổi vỏ ốc xà cừ dọc theo tầng cao nhất của hải đăng có thể vừa phục vụ mục đích thực tiễn vừa phục vụ mục đích trang trí.

Danh tiếng chói loà

Ngọn hải đăng nhanh chóng trở thành một vật thể tượng trưng cho lòng ngưỡng mộ. Một số tác giả thời cổ còn nêu tên nó trong danh sách bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Những người có thể chiêm ngưỡng nó ở gần, như Julius Caesar, đã bị ấn tượng bởi chiều cao và trình độ thủ công điêu luyện của nó.

Ngọn hải đăng vẫn là một biểu tượng ấn tượng của niềm tự hào và thành tựu. Những đồng xu La Mã từ Alexandria có niên đại từ giữa năm 81 đến 192 đều có hình ngọn tháp này. Dù danh tiếng là thế, nhưng ngọn hải đăng vẫn không chống chọi nổi trước sự tàn phá của thời gian: Vào giữa thế kỷ 1 TCN, nữ hoàng cuối cùng của triều đại Ptolemy, Cleopatra VII, đã ra lệnh trùng tu ngọn tháp lần đầu tiên.

Khi người Ả rập chinh phạt Ai Cập gần 700 năm sau, ngọn hải đăng vẫn trụ vững. Tuy nhiên từng chút một, những trận động đất ở Ai Cập thời Trung Cổ đã phá huỷ toà kiến trúc. Vào thế kỷ 14, khách viễn du người Ma rốc nổi tiếng Ibn Battutah đã bày tỏ nỗi xót xa trước thực trạng đáng tiếc của ngọn hải đăng.


Thành Qaitbay Để bảo vệ Alexandria khỏi người Thổ Ottoman, quốc vương Ai Cập Qaitbay đã xây dựng pháo đài phòng thủ này vào năm 1477 ở chính vị trí của hải đăng Alexandria. Ông dùng lại những vật liệu từ công trình kiến trúc cổ đại ấy. Ảnh: Hisham Ibrahim/Getty Images.

Thành Qaitbay
Để bảo vệ Alexandria khỏi người Thổ Ottoman, quốc vương Ai Cập Qaitbay đã xây dựng pháo đài phòng thủ này vào năm 1477 ở chính vị trí của hải đăng Alexandria. Ông dùng lại những vật liệu từ công trình kiến trúc cổ đại ấy. Ảnh: Hisham Ibrahim/Getty Images.

Năm 1477, khi ngọn hải đăng thu mình thành đống đổ nát, một quốc vương Ai Cập đã ra lệnh sử dụng tàn tích còn lại cho pháo đài Qaitbay, vốn vẫn còn đứng vững đến ngày nay. Ngọn hải đăng từng là một trong những công trình kiên cố nhất của bảy kỳ quan cổ đại, chỉ có Lăng mộ của Mausolus và Đại Kim Tự Tháp của Giza là tồn tại lâu hơn nó.

NHỮNG KỲ QUAN CHÌM XUỐNG NƯỚC

Một bức tượng nhân sư đã được tìm thấy trong những cuộc khai quật năm 1994 do Jean-Yves Empereur chỉ đạo, trong khu vực từng là nơi đặt hải đăng Alexandria. Ảnh: Sylvain Grandadam/Age Fotostoc.

Một bức tượng nhân sư đã được tìm thấy trong những cuộc khai quật năm 1994 do Jean-Yves Empereur chỉ đạo, trong khu vực từng là nơi đặt hải đăng Alexandria. Ảnh: Sylvain Grandadam/Age Fotostoc.

Năm 1994, một cuộc khai quật dưới vùng biển Pháp-Ai Cập bên cạnh pháo đài Qaitbay đã phát hiện hàng trăm cột đá cẩm thạch và đá granit, cùng với hai chục tượng nhân sư. Tất cả những bộ phận này đều được tái sử dụng từ các đại công trình trước đó. Phế tích của năm bức tượng pharaoh Ptolemy khổng lồ, được cho là đứng ở lối vào của ngọn hải đăng, cũng được tìm thấy.

Khám phá đáng kinh ngạc nhất là những khối đá granit hồng từ Aswan, rải rác khắp đáy biển như thể chúng đã rơi xuống từ nơi có độ cao lớn. Kích thước của chúng (dài hơn 11 mét và nặng hơn 70 tấn) và chất lượng của vết cắt cho thấy có thể chúng là tàn tích của ngọn hải đăng. Những khối đá này được sử dụng trong những bộ phận quan trọng của công trình, những khu vực cần đến độ bền huyền thoại của đá granit.

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
Một kỳ quan vĩ đại!!
 
×
Quay lại
Top