Kinh nghiệm thi công sơn tường chống thấm nhà chuẩn

davosapaint

Thành viên
Tham gia
18/1/2019
Bài viết
0
Hàng năm, cứ vào mỗi mùa mưa, hiện tượng thấm dột lại xuất hiện ở chung cư và các ngôi nhà đã được xây dựng lâu năm, dẫn đến thiệt hại hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi công trình. Phần nhiều, ngay từ quá trình lăn sơn trang trí nội thất và ngoại thất, các công trình đó đều không sử dụng sơn chống thấm tường trong nhà và ngoài trời vì cho rằng lãng phí và ko cần thiết.

Tuy nhiên trải qua rất nhiều năm xâm lấn tác động mạnh mẽ của khí hậu Việt Nam, nhiệt độ làm giãn nở, rạn nứt tường. Nước mưa xâm nhập gây ẩm mốc, bong tróc tại các khe nứt tường nhà, trần, nhà vệ sinh, nhà bếp và đặc biệt là thấm dột ở nhà vệ sinh các chung cư bình dân. Do đó, giải pháp lăn sơn chống thấm cần phải được chú ý để bảo vệ ngôi nhà của bạn ngăn ngừa lại sự khắc nghiệt của môi trường bên ngoài.
Phương pháp thi công sơn tường chống thấm trong nhà
Việc chống thấm cho các công trình xây dựng cần được thực hiện ngay từ đầu. Đừng để đến khi hiện tượng nấm mốc, thấm dột, nứt lở tường xảy ra mới lo để chống thấm. Vì toàn bộ cấu trúc khung kim loại và kết cấu bê tông bên trong tường đã bị giảm đi đáng kể, ngay cả việc sử dụng các loại sơn chống thấm cao cấp cũng chưa chắc khôi phục lại tường nhà bạn 100%.

Khả năng thấm dột lại là rất cao khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn và tốn kém rất nhiều chi phí để khắc phục tạm thời mà không được lâu dài.

Do vậy, trước khi sơn nhà, các đại lý sơn nước hoặc công ty sơn đều tư vấn cho bạn nên thực hiện 2-3 lớp sơn chống thấm, sử dụng con lăn cho các bề mặt rộng và dùng cọ quẹt cho các góc tường, diện tích nhỏ hẹp. Mỗi lớp cần phải cách nhau từ 6-8 giờ.

Kinh nghiệm thi công sơn chống thấm đúng kỹ thuật
Qua nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn sơn chống thấm cho các công trình xây dựng, Dịch vụ sửa chữa nhà Combos xin chia sẻ đến bạn đọc những lưu ý quan trọng khi sử dụng sơn chống thấm ngoài trời và trong nhà như sau:

– Bề mặt tường, trần nhà:
Bề mặt tiếp xúc giữa sơn chống thấm với tường hoặc trần nhà cần phải thật nhẵn và phẳng, khi sơn sẽ bám dính tốt mà nổi hơn, hỗn hợp sơn chống thấm sẽ tạo lớp màng keo chắc chắn để bảo vệ cho tường và trần nhà không bị nước xâm nhập. Nhưng nếu bề mặt kém nhẵn, các thợ sơn cần đánh giấy ráp và thực hiện đúng kỹ thuật mài thô, mài tinh.

– Chọn nguyên liệu:
Cần tránh sử dụng bột ma tít và nhất là loại bột rẻ tiền. Nhưng nếu thợ dùng đến loại bột này thì cần lăn lớp bả trên tường sao cho thật mỏng và càng mỏng càng tốt.

– Quá trình lăn sơn:
Nên lăn tối thiểu 2 lớp sơn lót mỏng để bề mặt sơn đều hơn và giảm đi khối lượng sơn màu bên ngoài cần sử dụng. Sau đó bạn có thể lăn từ 1-2 lớp sơn màu nếu bạn có điều kiện.

Điều kiện lăn sơn chống thấm tốt nhất là vào mùa hè, trời nắng vì lớp sơn mau khô và bám chắc hơn vào tường, trần.

Trên thị trường hiện giờ, có không ít loại sơn chống thấm tốt. Song ko phải loại sơn nào cũng có uy tín và là sơn chính hãng vì ko ít đại lý phân phối sơn đã trục lợi bằng việc pha thêm các tạp chất vào sơn để ăn bớt sơn chất lượng cao bên trong thùng.

Nguồn: Sơn Chống Thấm Davosa Việt Nam
 
×
Quay lại
Top