Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh của tôi P3

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Tiếp loạt bài "Kinh nghiệm học Tiếng Anh của tôi"

NGHE LẤY THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ
Mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc nghe là nắm bắt được đầy đủ mọi thông tin người nói muốn chuyển tải, nếu người nghe không có mục đích đặc biệt nào. Cách nghe này nhiều đối tượng phải cần đến, như: người phiên dịch, sinh viên nghe giảng, ...
Học tiếng Anh thì phải thực hành thường xuyên, liên tục và đều đặn.
Tôi nghĩ nếu có một vốn ngoại ngữ làm cho mình tự tin, chứ giao tiếp mà lúng túng thì không biết nói gì nữa.
Để tưởng tượng ra một cách đầy đủ các cảnh tượng ấy, chúng ta cần nắm bắt được tất cả các thông tin, từ thông chính đến những thông tin hỗ trợ. Đây chính là kỹ thuật nghe lấy tất cả các thông tin của một thông điệp (nghe lấy thông tin đầy đủ).
Để nghe được đủ các chi tiết: Cần có khả năng bắt trọng âm tốt, và hiểu nghĩa tổng thể của câu qua trọng âm câu. Muốn nắm được chi tiết thông điệp đương nhiên phải hiểu được tất cả các phát ngôn trong một thông điệp. Thiếu câu nào là có thể mất đi một chi tiết (có khi lại là chi tiết quan trọng).
Cần xây dựng năng lực phán đoán logic: ngôn ngữ nói chung phải thích ứng với hai loại quy tắc, một là quy tắc ngữ pháp, và hai là quy tắc về sử dụng, tức là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn cảnh. Đó là:
(1) Khả năng đoán từ trong văn cảnh để hiểu câu.
(2) Khả năng phán đoán những phần không nghe được của một câu, thậm chí một đoạn ngắn.
Để nắm được đầy đủ thông tin cần có khả năng ghi nhớ đầy đủ và đúng trật tự những ý tưởng mà người nói trình bày.
Xây dựng thói quen tập trung nghe. Nhiều người nghe một vài phút là bị lãng đi, nhiều người nghe gặp từ mới, cứ nghĩ lẩn quẩn về từ mới đó mà bỏ lỡ nhiều câu tiếp theo.
Nghe trong khi nói chuyện chúng ta phải hiểu được ý của người nói. Một cái khó nữa là hiểu được hàm ngôn trong lời nói.
Nếu chúng ta không hiểu văn hóa thì đôi khi hiểu nhầm, mục đích giao tiếp của chúng ta sẽ không đạt được.
Trong giao tiếp thực hằng ngày, người nghe cần nghe hiểu mọi thông tin của người nói. Có nắm được đầy đủ thông tin người nghe mới có khả năng xử lý thông tin theo yêu cầu của mình. Tuy nhiên trong quy trình học tiếng, thì quy trình rèn luyện năng lực nghe được chia thành nhiều kỹ thuật nhỏ: nghe lấy ý chính, nghe lấy thông tin cần đến, ... Người học cần rèn luyện tốt các kỹ thuật đó để có thể tiến tới tổng hợp các kỹ thuật để có thể nghe được mọi thông tin.

NHÌN THẤY NHỮNG ĐIỀU MÌNH NGHE
Để nghe có hiệu quả chúng ta phải xây dựng được hình ảnh trong óc khi nghe tiếng Anh.
Khi nghe không phải chúng ta có thể nắm được tất cả các từ trong câu, vì nhiều lý do. Nhưng yêu cầu của hoạt động nghe là chúng ta phải nắm được tất cả các sự kiện mà người nói đề cập đến.
Trước hết điều quan trọng trong khi nghe là chúng ta phải mường tượng ra được hình ảnh mà người nói đề cập đến. Hay nói cách khác, chúng ta phải “nhìn thấy được những điều ta nghe”. Nếu làm được như vậy, chúng ta mới dễ nhớ và nhớ một cách có hệ thống. Khi nghe ai miêu tả một cảnh nào, một sự kiện nào, nếu chúng ta nhắm mắt lại để nghe thì hình như ta thấy sự kiện đấy cứ nổi dần lên trước mắt ta. Tức là chúng ta cảm thấy như mình đang ở trong sự kiện đấy.
Kỹ thuật này giúp người nghe nhận diện được văn cảnh, nắm bắt được tình huống, và nhờ đó phán đoán được các từ quan trọng để hiểu được toàn bộ thông điệp.
Nếu chúng ta thường xuyên luyện tập kỹ thuật này thì sau một thời gian, khả năng phán đoán nội dung thông điệp bằng văn cảnh của ta sẽ tiến bộ rõ ràng. Đồng thời nó giúp cho chúng ta rút ngắn giai đoạn tiến tới tư duy bằng ngoại ngữ khi nói.

NGHE – CHÉP CHÍNH TẢ
Dùng để học tiếng Anh bằng các tài liệu VOA
B1: Nghe để nắm được chủ đề và sơ lược nội dung bài viết. Trong khi nghe, ghi lại những từ quan trọng trong câu.
B2: Dựng lại thông điệp bằng cách dựng lại từng câu và ghép các câu lại thành bài. Thông điệp này song song với thông điệp gốc chứ không phải là chép là nguyên si bản gốc.
B3: Trình bày nội dung thông điệp bằng cách đọc phát ra tiếng.

XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG CHO NĂNG LỰC NGHE
Quy trình học ngoại ngữ quan tâm tới 3 chữ R:
Remember (ghi nhớ): có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ để sử dụng ngay tại chỗ và ghi nhớ để sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ phải xác định rất nhanh là ghi nhớ cái gì và không ghi nhớ cái gì.
Retain (lưu trữ): khả năng duy trì được vốn từ vựng, ngữ pháp trong một khoảng thời gian nào đó. Có những dữ liệu chúng ta phải duy trì cả đời, ví dụ như mẫu câu cơ bản, hoặc từ vựng cơ bản.
Recall (gợi nhớ): tức là gợi nhớ lại để sử dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Nếu trong tình huống giao tiếp mà chúng ta không gợi nhớ lại được thì vốn ngôn ngữ đó gọi là “vốn chết” hay “vốn ngôn ngữ thụ động”. Đây là vốn ngôn ngữ không sử dụng được một cách tích cực, không sử dụng được để sản sinh lời nói (nói) hoặc văn bản (viết). Cho nên năng lực giao tiếp được đánh giá bằng khả năng Recall.
Ba yếu tố Remember, Retain, Recall hoàn thiện quy trình học ngoại ngữ.
Về nghe hiểu, nếu chúng ta lưu trữ được càng nhiều mẫu câu, càng nhiều từ thì khả năng hiểu người khác nói càng lớn. Năng lực nghe hiểu, đặc biệt là nghe tích cực, tức là nghe nắm bắt được đầy đủ thông tin không phải là món quà của tự nhiên, mà phải học, phải được huấn luyện.
Phải xây dựng nền tảng cho khả năng giao tiếp nhất là qua nghe, nói. Thông qua hai hình thức. Hình thức thứ nhất: theo học một khóa học chính khóa nào đó, theo các trình độ cao dần. Hình thức thứ hai: là các hoạt động ngoài lớp học.
Nhưng hình thức nào thì cũng không quan trọng. Cái quan trọng là ở chỗ phương pháp tiến hành khóa học ấy như thế nào để tạo được năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung, trong đó có năng lực nghe.
Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã phải xây dựng năng lực nghe thông qua một loạt các kỹ thuật, ví dụ kỹ thuật nghe trọng âm câu. Đặc biệt khi xây dựng vốn từ vựng để tạo nền tảng nghe hiểu và nói, chúng ta cũng phải thực hiện nguyên tắc đưa vốn từ vựng ấy vào văn cảnh, tình huống.
Rõ ràng tình huống hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc nhận diện từ, và nhờ đó cũng dễ nhớ hơn. Trong các sách giáo khoa tiếng Anh có muốn vàn tình huống như vậy. Chỉ có điều chúng ta có khai thác đúng hướng hay không thôi.
Học từ để phục vụ mục đích nghe hiểu cần có định hướng cụ thể thì mới có hiệu quả.
Nói đến xây dựng vốn từ vựng tức là xây dựng một vốn chung cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Không có bốn kho từ vựng riêng biệt dành cho bốn kỹ năng. Chỉ có một kho từ vựng duy nhất.
Khi sử dụng các kỹ năng, chúng ta vận dụng kho từ vựng chung này ở góc độ khác nhau một chút. Ví dụ khi viết thường phải dùng những từ có tính chất tầm chương trích cú (ngôn ngữ viết). Khi nói thường dùng từ đơn giản hơn, dùng dạng khẩu ngữ và những từ đệm như well, kind of, sort of, ... Tất cả các loại từ vựng đó đều phải được lưu trữ.
Khi học theo một quyển sách nào đó, chúng ta cần biết từ bao giờ cũng nằm trong văn cảnh (context), và như vậy không bao giờ học từ theo kiểu học tự điển. Văn cảnh chính là những hình ảnh làm cho chúng ta duy trì được từ đó lâu hơn. Do đó khi học từ chúng ta cần quan tâm đến văn cảnh.
Những kỹ thuật giúp chúng ta nâng cao năng lực sử dụng từ phục vụ cho mục đích nghe-hiểu:
Một là, khi gặp bất cứ một từ mới nào ta phải nắm ngay cách phát âm của nó, đặc biệt là trọng âm từ.
Hai là, khi tăng cường các vốn từ vựng để phục vụ cho mục đích nghe-nói, chúng ta quan tâm đến vốn khẩu ngữ vì nói là khẩu ngữ. Chúng ta cần phân biệt những từ chỉ hay dùng trong nói và những từ dùng trong viết.
Muốn nâng cao vốn từ vựng, chúng ta phải nâng cao một cách từ từ, một cách có hệ thống. Hãy xây dựng những vốn từ từ thấp lên cao: 400 từ, 700 từ, 1000 từ, ... bằng cách đọc hệ thống chuyện kể từ thấp lên cao.
Đối với mỗi bậc từ, người học cần tiến hành những bước sau đây: Bắt đầu đọc hệ chuyện chỉ dùng 400 từ. Trong khi đọc:
- Tra nghĩa từ mới. Nắm cách phát âm. Ghi nhớ văn cảnh dùng từ mới đó.
- Quan sát một từ được dùng trong các văn cảnh khác nhau như thế nào. Việc này thực hiện bằng cách đọc nhiều chuyện cùng một trình độ.
- Trong khi đọc chuyện chú ý ghi nhớ lời thoại của nhân vật. Đối thoại trong các câu chuyện cũng chính là những lời nói trong đời sống hằng ngày.
- Cuối cùng kết thúc đọc chuyện bằng mắt là nghe bằng tai để thấm được cách nói của người Anh, thấm được cách phát âm chuẩn.
Xây dựng vốn từ vựng ở trình độ nào cũng phải thực hiện bốn bước như trên. Xây dựng vốn từ vựng theo phương thức này vừa bảo đảm học được nghĩa từ, vừa tăng cường năng lực phát âm, khả năng nhận diện từ bằng tai.

KỸ THUẬT NGHE TRỌNG ÂM
Cách nghe của người Anh là nghe trọng âm, tức là nghe những từ quan trọng trong câu.
Vậy quy trình hiểu một thông điệp qua nghe có hai bước:
1. Nắm bắt những từ có trọng âm câu.
2. Ghép nghĩa của các từ có trọng âm ấy lại với nhau để đoán nghĩa cả câu.
Hai quy trình này xảy ra trong tích tắc. Vì thế ngay từ đầu chúng ta phải luyện tập một cách kiên trì, nếu không thì sẽ quay trở lại thói quen cũ là nghe từng từ.
Khi vào thực tiễn giao tiếp chúng ta sẽ thấy có hai cái khó: một là người Anh nói rất nhanh, và hai là không phải người Anh sẽ nhấn mạnh vào những trọng âm câu thật to thật mạnh. Họ nói tự nhiên hơn, nghĩa là có nhấn mạnh nhưng không dằn mạnh vào trọng âm.
Kiểu nghe trọng âm này giúp ta giảm nhẹ gánh nặng phải nghe những từ không quan trọng trong câu, đặc biệt những câu có trọng âm tương phản, tức người nói chỉ nhấn mạnh vào yếu tố mới xuất hiện mà thôi.
Với những trọng âm bắt được, kết hợp với văn cảnh, tình huống giao tiếp chúng ta có thể hiểu được nội dung thông điệp.
Trong môi trường bản ngữ, điều kiện xã hội giúp chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng và nâng cao năng lực hiểu tiếng Anh qua nghe. Tuy nhiên khi chúng ta ở trong môi trường phi bản ngữ thì năng lực này có lẽ khó tạo dựng nhất. Cũng chính vì thế chỉ có học đúng hướng mới giúp ta thành công.

(Sưu tầm)
 
Mình nghĩ để luyện được khả năng nghe tốt thì không còn cách nào khác là Repetition, nghe lặp đi lặp lại đủ nhiều và giáo trình mình chọn để luyện nghe là Listening Practice Through Dictation và Power English
Mọi người hãy nghe và cảm nhận sự tiến bộ
Đây là địa chỉ mình tìm được link tải
Mã:
https://www.cachhoctienganhthankidanhchothieunhi.com/tieng-anh/phuong-phap-tieng-anh-than-ky/
 
Hôm bữa mình có đọc được một bài viết về phương pháp tiếng anh được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, trong đó có một phần viết về cách luyện nghe rất hay
Mã:
https://www.cachhoctienganhthankidanhchothieunhi.com/tieng-anh/phuong-phap-tieng-anh-than-ky/
 
Bí quyết giỏi tiếng Anh-Phương pháp tiếng Anh thần kỳ

Tác giả Phan Ngọc Quốc đã tạo nên Phương pháp tiếng Anh thần kỳ một phương pháp tuyệt vời giúp bạn giỏi tiếng Anh vì Phương pháp tiếng Anh thần kỳ được thiết kế dựa trên các công trình khoa học hàng đầu thế giới, và đã được kiểm chứng bởi rất nhiều bạn đọc đang theo học phương pháp. Cụ thể như:

1. TRIẾT HỌC LÃO TRANG

THUẬN THEO TỰ NHIÊN. TRẺ EM HỌC NGÔN NGỮ MẸ ĐẺ NHƯ THẾ NÀO THÌ TA HỌC THEO THẾ ĐÓ: NGHE NÓI TRƯỚC TIÊN VÀ SAU ĐÓ LÀ ĐỌC VIẾT.

Đây là một điều mà không ai phủ nhận được, vì quá trình nghe nói trước, đọc viết sau, là quá trình mà bất cứ một đứa trẻ nói ngôn ngữ bản xứ đều trải qua, và không một ai bị thất bại nếu chịu học theo quá trình này.

Trái ngược lại nếu các bạn học theo phương pháp thông thường đang được giảng dạy là học ngữ pháp, làm bài tập… có cơ sở nào để khẳng định rằng nó thành công?

Điều này không 1 ai biết, giống như ông nông dân trồng cây, may rủi rơi vào ai đó. Cho nên trong 1 triệu người học theo cách ngữ pháp, bài tập thì có khoảng vài chục, hay vài người thành công là chuyện bình thường.

2. CÁC KẾT LUẬN CỦA NGÔN NGỮ HỌC

-Bạn chỉ có thể nhớ 1 từ khi nghe và thấy (hay viết) nó từ 30 lần trở lên và trong 1 hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được.

-Thành công trong Tiếng Anh là kết quả của 80% các yếu tố như niềm tin, sự hưng phấn, sự kiên trì… 20% còn lại là cái lớp ta ngồi, giáo trình ta học.

-Việc giỏi ngữ pháp là kết quả của việc đọc sách nhiều.

3. PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND SCHLOMO FREUD

Nếu bạn muốn dùng Tiếng Anh như 1 phản xạ tức là nói mà không cần suy nghĩ, viết mà không cần tìm từ… thì bạn phải nghe đi, nghe lại, đọc đi đọc lại… cùng 1 lượng thông tin để nó in xuống tiềm thức.

4. TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Chuyển hoá lượng chất và phương pháp Kaizen Way. Càng lên cao thì sự tiến bộ càng chậm lại, và muốn tiến bộ nhanh nhất thì bạn phải học mà không bỏ ngày nào.

Làm thế nào để giỏi tiếng Anh? Mình tin rằng câu hỏi này không hề đơn giản. Có thể nhiều bạn đã phải mất nhiều năm mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho mình. Bản thân mình, sau khi trải qua biết bao phương pháp, qua bao trung tâm, giáo trình này, thầy cô kia mình đã tìm cho mình một điểm dừng chân cuối cùng: Phương pháp tiếng Anh thần kỳ

Sau đây mình xin chia sẻ một số bí quyết để giỏi tiếng Anh cùng với Phương pháp tiếng Anh thần kỳ nhé!

Bí quyết 1: Tích cực luyện nghe qua sách truyện và qua phim cùng Phương pháp tiếng Anh thần kỳ

Hãy học tiếng Anh theo cách tự nhiên nhất. Tức là bạn phải học nghe nói trước, đọc viết sau.

Đây là một điều mà không ai phủ nhận được, vì quá trình nghe nói trước, đọc viết sau, là quá trình mà bất cứ một đứa trẻ nói ngôn ngữ bản xứ đều trải qua, và không một ai bị thất bại nếu chịu học theo quá trình này.

Trái ngược lại nếu các bạn học theo phương pháp thông thường đang được giảng dạy là học ngữ pháp, làm bài tập… có cơ sở nào để khẳng định rằng nó thành công?

Điều này không 1 ai biết, giống như ông nông dân trồng cây, may rủi rơi vào ai đó. Cho nên trong 1 triệu người học theo cách ngữ pháp, bài tập thì có khoảng vài chục, hay vài người thành công là chuyện bình thường.

Phương pháp tiếng Anh thần kỳ được thiết kế giúp bạn luyện nghe hàng ngày. Từ các giáo trình như Listening Through Dictation, Power English đến đọc truyện thiếu nhi, những cuốn sách cấp cao. Và bạn sẽ được tắm ngôn ngữ hàng ngày qua những bộ phim như Friends, How I met your mother,…


Thông tin chi tiết các bạn vui lòng download ebook Cách Học Tiếng Anh Thần Kỳ phiên bản mới nhất tại link này nhé:

https://www.mediafire.com/file/zr94prlkktr3mtp/CHTATK+PHIÊN+BẢN+VIP.pdf

Thank for reading!
 
×
Quay lại
Top