Kinh nghiệm khi đi du lịch rừng

dulichhebiz

Thành viên
Tham gia
27/3/2013
Bài viết
0
Du lịch rừng là một hình thức du lịch mang tính khám phá và mạo hiểm, phù hợp với những ai ưa thích những sự trải nghiệm mới lạ pha chút mạo hiểm. Tuy nhiên rừng rậm luôn chứa ẩn những mối nguy hiểm khó lường trước, các bạn tham khảo một số kinh nghiệm sau đây của mình nhé!

1.Chuẩn bị
Công tác chuẩn bị chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Khi đi rừng cần mang theo các thứ tối thiểu sau:
-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
-Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, quần áo, mũ tai bèo)
-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
-01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)
-Đèn pin,
-Dao
-Kéo
-Thìa, cốc nhựa,
-Bật lửa.
-La bàn
-Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)
-Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ (có màn chống muỗi))
-Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng, salongpad…)
-01 chai nước uống có hòa chè sâm
(Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa)
Nguyên tắc: đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.

2. Di chuyển trong rừng
-Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
Do đó phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
-Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
-Bắt buộc nên thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
-Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
-Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
-Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
-Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.

3.Ăn uống trong rừng
-ăn trong rừng có phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
-Bữa sáng phải ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày
-Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh)
-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
-Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy nếu một buổi đi phải uống 4 chai nước khoáng thì nếu pha thêm chè sâm vào thì chỉ uống hết một chai thôi.

4.Ngủ trong rừng
Khi ngủ trong rừng cần thực hiện nguyên tắc sau:
-Chọn thân cây chắc chắn để mắc
-Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
-Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
-Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
-Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
-Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
-Khi đi vệ sinh phí vách núi cần ngửa đầu lên nhìn phái trên, đề phòng đá lăn.

5. Biện pháp đề phòng và xử lý khi bị côn trùng, thú tấn công
- Đối với vắt
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…
- Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.
- Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.
- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.

Chúc mọi người có được những chuyến du lịch an toàn, tiết kiệm và vui vẻ!
Để biết thêm những kinh nghiệm du lịch khác mời các bạn truy cập website www.dulichhe.biz nhé!
 

Chùa Vàng Chùa Bạc tại Phnom Penh
Chùa Phật Ngọc Lục Bảo (Wat Preah Keo Morokat), Trước kia người ta gọi là Wat Uborsoth Rothannaream là nơi nhà vua tổ chức Thọ Bát Quan Trai Giới hay hoàng tộc và những quan triều thần tổ chức lễ Phật giáo, chùa có tên là Wat Preah Keo Morokat là lấy tên của một Phật tử ở một chùa đã tạc tượng từ đá quí hợp lại thành "Keomorakot". Người Tây Phường thường gọi là Chùa Bạc, người Việt gọi là Chùa Vàng chùa Bạc. Chùa được xây bằng gỗ dưới thời vua Preah Bat Samedech Preah Norodom năm 1892 phỏng theo kiến trúc của người Cambodia, đến năm 1902 chùa được tháo dở ra xây cất mới với gỗ và gạch, tổ chức khánh thành vào ngày 5 tháng 2 năm 1903, cũng dưới triều đại vua Norodom, là một ngôi chùa danh tiếng của Cambodia, vì chùa có nhiều tượng Phật quí và các báu vật.
Chùa cũng dùng để nhà vua cầu nguyện, hành thiền không có Sư trụ trì. Chỉ có độc nhất một lần quốc vương Norodom Sihanouk ở đó tu tập trong 3 tháng, bắt đầu vào ngày 31 tháng 7 năm 1947. Khi có đại lễ Phật giáo nhà vua mời những vị Sư ở các chùa xung quanh thủ đô Phnom Penh tới hành lễ hoặc thuyết pháp.


Năm 1962, chùa xây cất gỗ lâu ngày đã hư hoại, dưới sự hướng dẫn của Hoàng thái hậu Kossomak Nearyreath, Sihanouk đã xây cất lại bằng xi măng, các cột được ốp đá của Ý Đại Lợi, nền chùa được lát đến 5329 miếng bạc, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125kg, nên được gọi tên là chùa Bạc. Chùa còn được gọi là chùa Vàng vì có pho tượng Phật Di Lặc bằng vàng ròng. Ngôi chùa có chức năng văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1050 báu vật có giá trị toàn là vàng, bạc, đồng hay vật liệu có giá trị, do vua, hoàng hậu Kossomak Nearyreath, các quý tộc và hoàng gia. hay những người khác đến dự những buổi cầu nguyện tại chùa, dâng cúng để cầu cho hòa bình, hưng thịnh và hạnh phúc cho sự bảo tồn truyền thống văn hóa đến các thế hệ tương lai của người Cambodia.


Ở chính giữa trên cao là https://dulichhoanggia.com.vn/tượng Phật làm bằng ngọc xanh. Ðây là tượng Phật ngồi cao chừng 30cm. Hiện giờ trên thế giới chỉ có mấy nước như Thái Lan, Tích Lan, Miến Ðiện... nay có thêm tượng Phật Ngọc ở Úc, là những nơi có tượng Phật làm bằng ngọc xanh như ở đây.
Trước tượng Phật ngọc là tượng Phật Di Lặc đứng, được vua Preah Bat Samedech Preah Sisowath đúc bằng vàng ròng năm 1904, theo di huấn của vua Norodom, tượng nặng 90 kg, được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat ở ngực.
Tượng Phật Di Lặc đứng, tượng Phật ngọc ở trên cao, ảnh chụp từ bên phải
Ngoài ra, trong chùa còn rất nhiều tượng Phật khác, tượng nào cũng rất quý giá và những trang sức bằng vàng, bạc, kim cương, ngọc thạch.

 
×
Quay lại
Top