Kiểm soát những chu kỳ năng lượng của bạn là quan trọng để nâng cao hạnh phúc

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Energy Cycles, Flow, and Emotional Positivity
Managing your energy cycles is crucial to enhancing happiness
Published on June 21, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go to Sapient Nature

Nếu bạn quan sát cẩn thận xung quanh bạn, bạn sẽ nhận ra có nhịp điệu và vòng tròn đối với mọi thứ trong cuộc sống. Đêm theo sau ngày; hít vào theo sau thở ra; đói theo sau no; mùa đông theo sau mùa hè...1 số trong số những chu kỳ đó có tần suất cao (đó là những chu kỳ được hoàn thanh trong thời gian nhanh chóng, như trường hợp của thở) trong khi 1 số chu kỳ khác có tần suất thấp hơn (như trường hợp của đói hoặc khát).

1 trong những chu kỳ quan trọng nhất – được trải nghiệm bởi tất cả những sinh thể sống, bao gồm cây, những con vịt và virut – là dòng năng lượng. Dòng năng lượng chỉ về năng lượng lên và xuống trong chúng ta. Hãy xem xét điều này: hầu hết mọi điều chúng ta làm (và tất cả những sinh vật sống khác) hoặc là nâng cao mức độ năng lượng hoặc làm giảm chúng. Ví dụ, tiêu thụ thức ăn và ngủ nâng cao những mức độ năng lượng của chúng ta, trong khi khám phá môi trường (“chơi”) hoặc theo đuổi các mục tiêu (“làm việc”) làm giảm năng lượng.

Tại sao hiểu chu kỳ nhịp điệu của năng lượng bên trong chúng ta lại quan trọng?
Nó quan trọng vì nằm bên dưới nó là 1 bí mật quan trọng để duy trì cảm xúc tích cực. Hiểu được dòng năng lượng là quan trọng để nâng cao hạnh phúc.
Hãy tưởng tượng bạn đã có 1 giấc ngủ ngon tối qua và trước khi ngủ bạn đã có 1 bữa ăn đủ chất. Khi bạn thức dậy, bạn có nhiều khả năng có những mức độ năng lượng tinh thần và thể chất cao. Trong 1 trạng thái như vậy, bạn sẽ muốn tiêu năng lượng “dư thừa” thông qua hoạt động. Thường thì hoạt động mà hầu hết người trưởng thành tiêu dùng năng lượng được gọi là “nghề nghiệp đam mê”(called work). Nếu công việc của chúng ta là thú vị (đó là công việc vui vẻ), chúng ta trải nghiệm niềm vui - những trạng thái cảm xúc tích cực được nảy sinh bởi việc tiêu dùng năng lượng.

Những động vật cấp thấp tiêu dùng năng lượng thừa thông qua vui đùa. Những em bé tiêu dùng năng lượng thừa bằng cách học hỏi về môi trường của chúng và chúng có được niềm vui lớn khi làm vậy.

Nếu tiêu dùng năng lượng thừa đem lại những cảm xúc tích cực “cao” như vui vẻ và phấn khích , thì những hoạt động giúp bổ sung năng lượng đem lại những cảm xúc tích cực “thấp” như yên tĩnh và bình an. Hãy tưởng tượng là sau khi dành 1 phần của ngày của bạn đắm mình hoàn toàn trong công việc tinh thần thú vị và ý nghĩa, những hoạt động đó đặt bạn vào 1 trạng thái năng lượng thể chất và tinh thần thấp. Những hoạt động giúp bổ sung năng lượng thể chất (1 bữa ăn ngon lành) và hoạt động giúp bổ sung mức độ năng lượng tinh thần (ví dụ, 1 giấc ngủ ngon) sẽ đem lại những trạng thái của sự bình an trong bạn.

Nhận ra những mối liên hệ giữa dòng năng lượng và những trạng thái cảm xúc là hữu ích vì nhiều lý do.

Nó giúp có được sự hiểu biết tốt hơn về làm thế nào để duy trì được cảm xúc tích cực hoặc hạnh phúc. Điều thứ nhất cần nhận ra là bạn không thể liên tục ở trong 1 trạng thái tích cực cao, đó là bạn không thể liên tục vui vẻ hoặc phấn khích. Tuy nhiên, bạn có thể xen kẽ giữa những trạng thái tích cực cao và thấp. Đó là, nếu bạn tìm thấy những cách để nạp lại năng lượng và tiêu dùng năng lượng khi bạn cần, 1 người có thể dao động giữa những trạng thái vui/phấn khích và yên lặng/bình an mà không rơi vào trạng thái tiêu cực. Để điều này xảy ra, bạn sẽ phải có đủ may mắn để tìm thấy những nguồn năng lượng bổ sung (thức ăn, nơi để ngủ...) và những nơi để tiêu dùng năng lượng (những hoạt động đầy ý nghĩa, cả về tinh thần và thể chất) 1 cách chính xác khi mức độ năng lượng của bạn cao và thấp, đối với riêng từng người. Tuy nhiên, ngay cả nếu những hoàn cảnh không hợp tác, kiến thức về hạnh phúc có quan hệ tới mức độ to lớn với dòng năng lượng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn những hoạt động và thời gian của bạn để giúp tối ưu hóa những chu kỳ năng lượng của bạn. Ví dụ, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc không hy sinh giấc ngủ vì nó là 1 phương tiện quan trọng để phục hồi mức độ năng lượng của bạn. Tương tự như vậy, bạn sẽ nhận ra liên tục bổ sung năng lượng (ăn và ngủ mà không có bất kỳ hoạt động thể chất hoặc tinh thần) không tạo ra hạnh phúc lâu dài; thật vậy, 1 cuộc sống lười biếng là 1 cuộc sống buồn chán.

Nó giúp bạn hiểu rằng bạn có thể có năng lượng tinh thần thấp nhưng năng lượng thể chất cao và ngược lại, và điều đó có nghĩa là bạn cần cẩn thận để không nhầm giữa 2 cái này/ cụ thể, bạn cần hiểu khi nào bạn có năng lượng tinh thần thấp (ví dụ, sau 1 ngày làm việc trí óc), bạn có khả năng nhầm lẫn giữa mức độ năng lượng tinh thần thấp với năng lượng thể chất thấp và do đó, cảm thấy không muốn tham gia vào những hoạt động sẽ mang đến cho bạn hạnh phúc: tập thể dục. Tương tự, khi bạn đi du lịch và bạn đã tiêu dùng năng lượng thể chất nhưng không dùng năng lượng tinh thần, hạnh phúc của bạn sẽ phụ thuộc vào việc tìm thấy những cơ hội để tiêu dùng năng lượng tinh thần dư thừa (ví dụ, học 1 ngoại ngữ mới hoặc học về lịch sử và văn hóa của nơi bạn tham quan).

Hiểu được mối liên hệ giữa dòng năng lượng và cảm xúc giúp bạn hiểu được loài người và tất cả những sinh thể sống, không được thiết kế để trở thành những người lười, tối thiều hóa việc tiêu dùng năng lượng. Lý do hầu hết chúng ta ghét tiêu dùng năng lượng là vì chúng ta ghét những cách chúng ta tiêu dùng năng lượng, đó là chúng ta ghét những việc chúng ta làm để kiếm sống. Chúng ta không thích công việc của chúng ta. Điều này thật không may vì quá trình tiêu dùng năng lượng nên đem lại niềm vui. Những người trong chúng ta đủ may mắn để tìm thấy công việc đam mê của chúng ta và do đó tiêu dùng năng lượng theo những cách đầy ý nghĩa – trải nghiệm niềm vui thường xuyên hơn– theo Mihalyi Cziksentmihalyi. Ngay cả nếu những người chưa tìm thấy công việc đam mê của họ cũng có thể có được niềm vui từ quá trình tiêu dùng năng lượng nếu họ có thể đánh lừa bản thân tin rằng những việc họ đang làm là có ý nghĩa (như đã thảo luận trong bài “Nhu cầu trở nên bận rộn.”)

Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top